Tuesday, April 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 20/07/2021 

Trụ sở của Microsoft tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hình chụp ngày 07/08/2020.

Trụ sở của Microsoft tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hình chụp ngày 07/08/2020. AP – Ng Han Guan

từ Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, cho đến Nhật Bản và hai khối Liên Hiệp Châu Âu và NATO đã đồng loạt chính thức cáo buộc Trung Quốc về tội xâm nhập bất hợp pháp

vào khoảng 400.000 máy chủ email Microsoft Exchange được nhiều chính phủ và công ty tư nhân trên thế giới sử dụng.

Một số nhà quan sát đã tỏ ý tiếc rằng đây chỉ là những lời tố cáo suông, vì không thấy biện pháp trừng phạt nào được công bố nhằm chống lại Bắc Kinh. Lý do khá đơn giản

vì lẽ vụ tin tặc xâm nhập vào máy chủ của Microsoft, đã được tiết lộ vào tháng Ba vừa qua, chỉ là những hành vi gián điệp hơn là một vụ tấn công dùng vũ khí tin học, nhằm

mục tiêu như làm gián đoạn việc cung cấp năng lượng hoặc các cơ sở hạ tầng khác, một hành động nghiêm trọng hơn nhiều.

Thế nhưng, phải nói là việc phương Tây hình thành được một mặt trận thống nhất để tố cáo hành vi tin tặc của Trung Quốc là một sự kiện rất hiếm thấy, do đó rất có ý nghĩa.

Trên báo Canada La Presse ngày 19/07, nhà nghiên cứu Brandon Valeriano, thuộc Đại Học Marine Corps ở bang Virginia (Hoa Kỳ) giải thích: “Khi một quốc gia riêng lẻ nói rằng

họ là nạn nhân của tin tặc, và nêu tên thủ phạm, thì khó mà biết được điều gì đã xảy ra, bởi vì đó chỉ là cái nhìn của một quốc gia duy nhất. Nhưng khi một số quốc gia kết hợp

với nhau, thì điều đó sẽ gửi đi một thông điệp hoàn toàn khác, và điều đó không thể bỏ qua.”

Đối với nhà nghiên cứu Mỹ, kể từ khi Joe Biden lên nắm quyền vào tháng Giêng, Hoa Kỳ ngày càng phối hợp hành động với đối tác nhiều hơn trên các hồ sơ lớn, và mặt trận thống

nhất chống tin tặc Trung Quốc là ví dụ mới nhất.

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, vấn đề cần đặt ra là vạch mặt chỉ tên liệu có hiệu quả đối với Trung Quốc hay không nếu không kèm theo biện pháp trừng phạt cụ thể, và nhất

là, giữa các nước trong mặt trận, cách đối phó với Bắc Kinh có thể khác nhau về mức độ.

Khác biệt này được thấy rõ qua nội dung cụ thể của các tuyên bố về tin tặc Trung Quốc vào hôm qua, với Washington, Luân Đôn và Ottawa quy kết trực tiếp chính quyền Bắc Kinh về

các vụ tấn công mạng, trong khi những nước còn lại có vẻ dè dặt hơn.

NATO chẳng hạn, chỉ nói rằng các thành viên trong khối “ghi nhận” các cáo buộc chống lại Bắc Kinh của Mỹ, Canada và Anh, còn Liên Hiệp Châu Âu thì cho biết đang thúc giục chính

quyền Trung Quốc kềm chế “các hoạt động mạng độc hại được tiến hành từ lãnh thổ Trung Quốc”, một tuyên bố có thể được hiểu là chính quyền Bắc Kinh vô can trong việc chỉ đạo

hoạt động tin tặc.

Ngược lại, Hoa Kỳ không ngần ngại tố cáo đích danh chế độ Bắc Kinh, gắn liền các vụ tấn công mạng với các tin tặc có liên hệ với bộ Công An Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ đã

cáo buộc bộ Công An Trung Quốc thuê mướn các tin tặc chuyên nghiệp, những kẻ vừa thực hiện nhiệm vụ do chính quyền đề ra, vừa tiến hành các hoạt động tội phạm để thu lợi cá nhân.

Theo Reuters, một quan chức Mỹ cao cấp xác đình rằng Washington đã nêu quan ngại với Bắc Kinh về các hoạt động tin tặc của Trung Quốc, và sẽ không loại trừ khả năng có thêm

hành động để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

 

Mỹ và đồng minh cáo buộc Trung Quốc về các vụ tấn công mạng vào phương Tây

Hình minh họa.

Hình minh họa. AFP – NICOLAS ASFOURI

Trong một động thái phối hợp hiếm hoi, hôm qua, 19/07/2021 Hoa Kỳ cùng các đồng minh chủ chốt, từ Liên Hiệp Châu Âu, Anh Quốc, cho đến Canada, Úc, New Zealand

và Nhật Bản đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng đe dọa an ninh của các nước phương Tây. Đây là lần đầu tiên các hoạt động tin tặc

của Bắc Kinh bị cả một nhóm nước cùng lên án.

Trong một bản tuyên bố, bộ Ngoại Giao Mỹ nói rõ là các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc đã khiến các công ty và chính phủ là nạn nhân bị thiệt hại hàng tỷ đô la.

Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các phần tử tin tặc “tư nhân” để thực hiện các hoạt động tội phạm của mình trên khắp thế giới.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình:

“Washington đã tố cáo những hành vi “vô trách nhiệm, gây rối loạn và tạo nên tình trạng bất ổn” của Trung Quốc, đồng thời gọi các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc là

“mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế và an ninh”.

Thế nhưng Mỹ vẫn chưa công bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết là Hoa Kỳ vẫn đang xác minh các sự kiện và cuộc điều

tra vẫn chưa kết thúc.

Cho đến nay, các tin tặc Nga rất thường bị cáo buộc là thủ phạm của các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, nhưng Washington chưa bao giờ cáo buộc chính quyền

Matxcơva đứng sau các vụ tin tặc.

Đối với Trung Quốc lần này, lời tố cáo nêu trực tiếp trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ tuyên bố nguyên văn như sau:

“Cũng như Nga, chính phủ Trung Quốc không phải là thủ phạm các vụ tấn công mạng. Thế nhưng họ – tức là chính quyền Bắc Kinh – đã bảo vệ các tin tặc. Cái khác so

với Nga là phía Trung Quốc bị tình nghi là đã cung cấp phương tiện hành động cho tin tặc”.

Vào hôm qua, thứ Hai, tư pháp Mỹ đã loan báo quyết định truy tố bốn tin tặc Trung Quốc, trong đó có ba đặc vụ thuộc Bộ An Ninh Trung Quốc. Những kẻ này bị cáo buộc

là đã đột nhập vào hệ thống của các tổ chức tư nhân và chính quyền Mỹ từ năm 2011 đến 2018 và đánh cắp các dữ liệu.”

Liên Hiệp Châu Âu và NATO cũng tố cáo Trung Quốc

Gần như đồng thời với Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu vào hôm qua cũng vạch trần các hành vi tin tặc của Trung Quốc.

Lãnh đạo đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu, ông Josep Borrell, đã công bố bản tuyên bố chung của Liên Âu, yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải có các biện pháp nhằm

chống lại các hành vi “có ác ý tiến hành qua mạng”, được thực hiện từ lãnh thổ Trung Quốc nhắm vào châu Âu.

Đối với Bruxelles, những vụ như các cuộc tấn công vào máy chủ hệ thống Microsoft Exchange, là những “hành vi vô trách nhiệm và có hại”, đã dẫn đến những thiệt hại kinh

tế đáng kể và lâu dài, đồng thời đe dọa an ninh của Châu Âu.

Về phần mình, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO cũng lên án mọi hành vi tin tặc nói chung nhằm mục tiêu “gây mất ổn định và phá hoại an ninh khu vục Châu Âu-Đại Tây Dương”.

 

Na Uy triệu tập đại diện Trung Quốc sau vụ tấn công tin học vào Quốc Hội

Ảnh tư liệu : Trong chuyến công du Na Uy, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) đã được đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide đón tiếp, Oslo, ngày 27/08/2020.

Ảnh tư liệu : Trong chuyến công du Na Uy, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) đã được đồng nhiệm Na Uy Ine Eriksen Soreide đón tiếp, Oslo, ngày 27/08/2020. AP – Heiko Junge

Na Uy hôm 19/07/2021 đã triệu tập một quan chức có trách nhiệm của đại sứ quán Trung Quốc ở Oslo, để phản đối việc tấn công tin học « không thể chấp nhận được »

từ Hoa lục nhắm vào Quốc Hội Na Uy.

Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Søreide trong cuộc họp báo cho biết như trên và nói thêm : « Chúng tôi cảnh báo thẳng thừng với họ là kiểu tấn công đó không thể chấp nhận đượ».

AFP ghi nhận, bảy tháng sau vụ tấn công đầu tiên được cho là từ tin tặc Nga, Quốc Hội Na Uy vào tháng Ba lại là nạn nhân của một vụ xâm nhập mới nhắm vào dịch vụ thư điện tử Exchange của Microsoft.

Tin tặc khai thác các lỗ hổng của Microsoft Exchange để đánh cắp hàng loạt dữ liệu, mà tầm mức vẫn chưa được biết rõ.

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Na Uy cho biết sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, đã xác định được vụ tấn công tin học này « hết sức nghiêm trọng » vì nhắm vào

« định chế dân chủ quan trọng nhất » của Na Uy, được tiến hành « từ Trung Quốc ». Tuy nhiên Oslo không tố cáo trực tiếp chính quyền Bắc Kinh.

Cũng vào ngày hôm qua, trong một chiến dịch thống nhất, Washington và các đồng minh đồng loạt lên tiếng tố cáo các hoạt động « thù địch » của tin tặc Trung Quốc,

nhằm tống tiền và đe dọa an ninh của các doanh nghiệp. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Anh quốc đồng thời ra thông cáo lên án Trung Quốc vì các vụ tấn công tin học ồ

ạt vào Microsoft Exchange hồi tháng Ba.

Về phía đại sứ quán Trung Quốc nói rằng không được Na Uy tham vấn trước, và cho là về an ninh mạng thì nên « hợp tác » hơn là dùng « thủ đoạn chính trị », đòi hỏi

phải đưa ra « những sự kiện và bằng chứng để tạo điều kiện cho nỗ lực tìm ra sự thật ». Đồng thời « cực lực phản đối các cáo buộc và vu khống vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc ».

Hồi năm 2010, việc nhà ly khai đang bị giam cầm Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được trao giải Nobel Hòa Bình đã khiến Bắc Kinh giận dữ, và quan hệ đôi bên đã bị đóng băng

cho đến nay, dù ủy ban Nobel hoàn toàn độc lập với chính quyền Na Uy.

 

Tấn công mạng : Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ

Màn hình hiện thị các mã máy tính và cờ Trung Quốc ở phía trên.. Ảnh minh họa chụp ngày 12/07/2017.

Màn hình hiện thị các mã máy tính và cờ Trung Quốc ở phía trên.. Ảnh minh họa chụp ngày 12/07/2017. REUTERS – Thomas White

Bị Nhà Trắng cáo buộc tấn công mạng nhắm vào phương Tây, hôm nay 20/07/2021, chính quyền Trung Quốc đã có phản ứng, cho rằng đó là những cáo buộc « vô căn cứ »,

đồng thời tố cáo ngược lại là chính Mỹ mới là « nhà vô địch thế giới » về tấn công mạng.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde, gửi về bài tường trình :

« Bộ Ngoại Giao Mỹ nêu rõ chính từ hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, nơi tràn ngập du khách cả mùa hè cũng như mùa đông, mà các tin tặc Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tấn

công mạng. Còn theo bộ Tư Pháp Mỹ, 4 công dân Trung Quốc bị buộc tội là những người quản lý một mạng lưới tin tặc hoạt động thông qua các công ty bình phong. Hiện đã

giải thể, một trong số các công ty đó dường như đã hợp tác với cơ quan an ninh của tỉnh Hải Nam, miền đông nam Trung Quốc.

Đó là cách để đưa hoạt động gián điệp mạng xa khỏi chính quyền trung ương Bắc Kinh và nhằm giảm bớt mối nghi ngờ liên quan đến việc đánh cắp bí mật công nghiệp và thông

tin thương mại đã cho phép Trung Quốc chinh phục các thị trường. Từ năm 2013 và từ khi phát hiện ra “đơn vị 61398” với các tin tặc Trung Quốc hoạt động từ một căn cứ của

Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Thượng Hải, Mỹ và các đồng minh thường xuyên tố cáo chế độ Trung Quốc bảo vệ, thậm chí là đỡ đầu cho tin tặc, với những vụ tấn công trực

tiếp ngày càng tinh vi nhắm vào các doanh nghiệp và cả các nhà nước, tổ chức phi chính phủ.

Cũng giống như sau mỗi lần bị « các cơ quan tình báo Mỹ » tố cáo, đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ hôm qua đáp lại : “Chính phủ Trung Quốc không bao giờ tham gia vào các

hoạt động tấn công mạng hoặc đánh cắp trên mạng”. »

TQ nói cáo buộc của phương Tây về vụ tấn công Microsoft là ‘vô căn cứ’

20 tháng 7 2021
Microsoft logo seen displayed on a smartphone

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Vụ tấn công vào các server của Microsoft gây ảnh hưởng tới ít nhất 30.000 tổ chức trên toàn cầu

Trung Quốc nói việc cáo buộc nước này đã tiến hành vụ tấn công mạng lớn nhắm vào hãng công nghệ khổng lồ Microsoft là “vô căn cứ”.

Một nhóm các nước phương Tây nói Trung Quốc đã tấn công tin tặc vào hệ thống máy chủ Microsoft Exchange, nền tảng thư điện tử phổ biến

được nhiều công ty sử dụng trên toàn cầu.

Thông cáo chung cáo buộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã làm xói mòn sự ổn định và an ninh toàn cầu.

Trung Quốc luôn khẳng định họ phản đối tất cả các hình thức tội phạm mạng.

Hôm thứ Hai, New Zealand trở thành quốc gia tiếp theo trong nhóm các nước gồm Anh, Hoa Kỳ và Australia, cáo buộc các đối tượng do nhà nước

Trung Quốc bảo trợ là đã có “hành động tấn công mạng độc hại”, trong đó có vụ tấn công Microsoft .

Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Wellington nói các cáo buộc này là “vô căn cứ và vô trách nhiệm”.

“Chính phủ Trung Quốc là người bảo vệ đáng tin cậy của an ninh mạng,” thông cáo do Tòa Đại sứ Trung Quốc trả lời câu hỏi của phóng viên.

“Ra các cáo buộc [mà không có bằng chứng] là việc làm độc địa.”

Vụ tấn công Microsoft làm ảnh hưởng tới ít nhất 30 ngàn tổ chức trên toàn cầu.

Hệ thống Exchange cung cấp dịch vụ thư điện tử cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp nhỏ và các cơ quan công trên toàn cầu.

Arty picture of Chinese hacker, using binary code to make up image.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Microsoft quy trách nhiệm cho một nhóm gián điệp trên mạng của Trung Quốc là đã khai thác một điểm dễ bị tổn thương trong Microsoft Exchange –

là điểm cho phép tin tặc tiếp cận được từ xa tới các hộp thư inbox.

Nhóm được biết với tên gọi Hafnium bị trung tâm an ninh mạng của Microsoft phát hiện, là một tổ chức được nhà nước Trung Quốc bảo trợ và hoạt

động ở phạm vi ra bên ngoài Trung Quốc.

‘Khai thác tối đa’

Các nguồn an ninh phương Tây tin rằng nhóm này đã đoạt được phần nội dung nâng cao mà Microsoft định dùng để vá hoặc sửa lỗi cho hệ thống,

và sau đó đã chia sẻ với các nhóm khác tại Trung Quốc nhằm khai thác tối đa trước khi hết cơ hội.

“Chúng tôi tin rằng những kẻ tấn công trên mạng làm việc dưới sự kiểm soát của tình báo Trung Quốc đã phát hiện được điểm dễ tổn thương của

Microsoft vào đầu tháng Giêng và đã chạy đua khai thác lỗ hổng này trước khi lỗi được xác định rộng rãi trên phạm vi công cộng (public domain),”

một nguồn tin an ninh nói với BBC.

Vụ tin tặc này cho thấy có sự chuyển dịch từ việc triển khai chiến dịch gián điệp có mục tiêu sang việc tấn công cướp phá, dẫn đến quan ngại rằng

Trung Quốc đang ngày càng leo thang trong các hoạt động trên mạng, theo các cơ quan an ninh phương Tây.

Bộ Ngoại giao Anh nói rằng chính phủ Trung Quốc đã “phớt lờ những lời kêu gọi được lặp đi lặp lại, yêu cầu họ chấm dứt chiến dịch liều lĩnh đó thay

vì cho phép các đối tượng được nhà nước hậu thuẫn tăng quy mô tấn công và hành động một cách liều lĩnh khi bị phát hiện”.

Tòa Bạch Ốc nói rằng họ bảo lưu quyền có thêm các hành động đối với Trung Quốc liên quan tới các hoạt động trên mạng của Trung Quốc.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với các phóng viên rằng chính phủ Trung Quốc có thể không tự mình thực hiện các vụ tấn công, nhưng “đang bảo

vệ những kẻ làm điều đó. Và thậm chí có thể là còn tạo điều kiện để chúng hành động được như vậy.”

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng công bố các cáo buộc tội phạm hình sự đối với bốn tin tặc thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

tin là có liên hệ tới một chiến dịch dài hạn nhằm vào các chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài thuộc các lĩnh vực then chốt ở ít nhất là 10 quốc gia.

Share.

Leave a Reply