Friday, April 19 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Trước chuyến công du Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tháng 8 năm 2021, Mạng lưới Nhân quyền và Người Bảo vệ Nhân quyền đã công bố thư ngỏ chung đề nghị Phó Tổng thống nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền trong cuộc gặp với các quan chức Chính phủ Việt Nam. Diễm Thi phỏng vấn ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam về vấn đề này.
Các tổ chức nhân quyền đề nghị PTT Mỹ đề cập vi phạm nhân quyền trong chuyến thăm Việt NamPhó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris

 AFP

Ông Nguyễn Bá Tùng: Hồ sơ nhân quyền từ lâu là một vấn đề khúc mắc trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Kể từ ngày Hoa Kỳ bình thường hóa bang giao với Việt Nam vào năm 1995 đến nay vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam đã được nêu lên trong các kỳ đối thoại nhân quyên Việt-Mỹ, và cho đến nay là kỳ thứ 24 rồi mà chẳng có tiến bộ nào.

Tuy nhiên, với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, hy vọng vấn đề nhân quyền sẽ có cơ hội tiến triển hơn khi chính quyền ông nói sẽ đặt nhân quyền trong trọng tâm của chính sách đối ngoại.

Ngại trưởng Blinken đã tuyên bố: “chính quyền Biden-Harris sẽ chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra, bất kể thủ phạm là đối thủ hay đối tác”.

Ông Marc Knapper, người được đề cử làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cam kết mối quan hệ Hoa Kỳ với Việt Nam chỉ có thể tiến triển tốt hơn khi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Tuy nhiên cho đến nay, sau nửa năm chính quyền của Tổng thống Biden tại chức chúng ta chưa thấy một hành động nào cụ thể, ngoài bản báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại Giao, trong đó có nói đến những vi phạm nhân quyền của Cộng sản Việt Nam mà Hà Nội bác bỏ, cho rằng thiếu trung thực và khách quan.

Tôi hy vọng rằng với chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Phó tổng thống Harris, vấn đề nhân quyền sẽ được đặt ra trong một viễn ảnh tích cực hơn.

marcknapperkorea.jpeg
Hình minh hoạ: Ông Marc Knapper, người được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Hình: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Diễm Thi: Thưa ông, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam hy vong gì từ chuyến viếng thăm của Phó tổng thống Harris đến Việt Nam?   

Ông Nguyễn Bá Tùng: Theo nhiều người, chính quyền của Tổng thống Biden coi chuyến công du của Phó tổng thống có một tầm quan trọng đặc biệt và họ đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm nầy với một số động thái tích cực như rút Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia lũng đoạn tiền tệ, viện trợ thêm hải thuyền, viện trợ thêm ba triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19, nâng tổng số lên năm triệu liều, và gần nhất đã cử Bộ Trưởng Quốc phòng đến Việt Nam, mà nhiều người cho là để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Phó tổng thống Harris.

Theo bà Sanders, phát ngôn viên của Phó tổng thống Harris, thì chuyến công du lần nầy của Phó tổng thống nhằm giải quyết những vấn đề mà cả hai chính quyền cùng quan tâm; trong đó có hai vấn đề chính là tăng cường an ninh khu vực và tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông. Tuy không nói ra nhưng ai cũng nhận ra đó là vấn đề Trung quốc hung hăng xâm lấn Biển Đông. Vấn đề thứ hai là phát triển liên hệ khinh tế-mậu dịch giữa hai nước.

Ngoài ra bà Sanders cũng có nói đến hai mục tiêu phụ khác là hợp tác trong vấn đề biến đổi khí hậu và chống lại dịch COVID-19.

Không thấy vấn đề nhân quyền được bà Sanders nhắc đến. Cách đây mấy hôm, ông Phil Gordon, phụ tá cố vấn về an ninh quốc gia của Phó tổng thống có nói thêm một mục tiêu khác, đó là triển dương những giá trị của Hoa Kỳ. Có thể ông ám chỉ giá trị tự do, dân chủ, và nhân quyền.

Về phía đối tác của các cuộc thảo luận thì bà Sanders nói phái đoàn Phó tổng thống sẽ làm việc với chính quyền Việt Nam, giới doanh gia Việt Nam, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự. Chúng tôi không biết các tổ chức xã hội dân sự được nhắc đến là tổ chức nào. Bởi vì ở Việt Nam chính quyền chỉ công nhận những tổ chức xã hội dân sự do hạ lập ra như là Hội Nông dân, Hội những Nạn nhân Chất độc Da cam…

Tóm lại, với những tin tức có được cho đến hôm nay, chúng tôi thấy vấn đề nhân quyền không được đề cập, hoặc không rõ ràng trong lịch trình chuyến công du của Phó tổng thống Harris. Vì thế, cùng với Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã phổ biến thư ngỏ gởi Phó tổng thống với ba yêu cầu:

– Kêu gọi Phó tổng thống khuyến nghị Việt Nam cải thiên vấn đề nhân quyền trong luật pháp cũng như trong hành động.

– Kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng ngay việc bắt bớ và giam giữ tùy tiện những người biểu đạt bất đồng chính kiến một cách ôn hòa, và thả ngay vô điều kiện những tù nhân chính trị và tôn giáo.

Chúng tôi cũng yêu cầu Phó tổng thống gặp gỡ nhưng gia đình các tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến để  bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của Bà cho nhân quyền và lòng trắc ẩn đối với những người đã can đảm hy sinh vì chính nghĩa.

Diễm Thi: Theo ông, chính quyền Hoa Kỳ cần làm gì để Việt Nam cải thiện nhân quyền?

Ông Nguyễn Bá Tùng: Cho đến nay đã có 24 lần đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; tuy nhiên chẳng có tiến bộ nào.

Muốn có kết quả trong đối thoại hai bên phải tin tưởng nhau và cả hai phải có thiện ý.

Cho đến nay, Cộng sản Việt Nam luôn nghi ngờ đòi hỏi nhân quyền như là một âm mưu của các thế lực thù địch nhằm lật đổ chính quyền qua hình thức mà họ gọi là diễn biến hòa bình.

Còn về thiện ý, lịch sử cho thấy cộng sản nói chung và đặc biệt là Cộng sản Việt Nam nói riêng luôn đặt quyền lợi của đảng cộng sản lên trên quyền lợi quốc gia..

Vì thế, theo chúng tôi, khó có thể nói chuyện cải thiện nhân quyền với chính quyền Cộng sản Việt Nam nếu không có kèm theo những chế tài.

Hiện nay Cộng sản Việt Nam rất cần duy trì bang giao kinh tế-thương mãi với Hoa Kỳ để tồn tại và phát triển. Hoa Kỳ cần sử dụng đòn bẩy kinh tế nầy trong việc buộc Việt Nam cải thiện nhân quyền.

Trong năm 2019, Tổng thống Trump đã dọa tăng thuế quan đối với hành nhập cảng từ VN để đáp trả điều mà ông cho là Việt Nam đã lũng đoạn tiền tệ và lợi dụng tình trạng căng thẳng trong tương quan thương mại Mỹ-Trung để trục lợi bất chính. Lời đe dọa của Tổng thống Trump được nhiều người cho là đã gây áp lực nặng nề đối với chính quyền Việt Nam.

Cũng như vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng khi ông viết thư khuyến nghị Quốc hội Liên Âu không thông qua hiệp ước  mậu dịch Liên Âu-Việt Nam chừng nào Việt Nam không cải thiện tình trạng nhân quyền.

Tóm lại, theo chúng tôi, không chỉ thuyết phục, Hoa Kỳ cần xử dụng đòn bẩy thương mại-kinh tế trong thương thảo nhân quyền với Việt Nam.

 

Diễm Thi: Thưa ông, vì sao Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền lại dùng hình thức thư ngỏ (open letter) thay vì thỉnh nguyện thư để đề nghị Phó Tổng Thống nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Bá Tùng: Thỉnh nguyện thư và thư ngỏ thường có cùng nội dung, nhưng để có được sự hỗ trợ của công luận người ta dùng thư ngỏ. Đây là trường hợp của thư ngỏ chúng tôi vừa công bố.

Trong quá khứ, Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam đã gởi thỉnh nguyện thư đến các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ, lập pháp cũng như hành pháp, với mục đích vận động nhân quyền cho Việt Nam. Một số được trả lời; nhưng cũng có một số bị lờ đi, nhất là khi thỉnh nguyện thư đưa ra một số nhận xét không vừa lòng người nhận.

Một ví dụ điển hình là vào năm 2014, sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thời Bộ trưởng Kerry, công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2013, trong đó có phần về Việt Nam, mà theo nhận xét của chúng tôi là thiếu sót và sai lạc, chúng tôi đã viết thư gởi Ngoại trưởng Kerry, yêu cầu cải chính. Tôi nhớ chúng tôi đã nêu ra những điểm thiếu sót và sai lạc cụ thể của bàn báo cáo. Chúng tôi cũng trích dẫn kết luận của phúc trình của TS Bielefeldt, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc năm đó về tình hình vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam lúc bấy giờ để chứng minh. Nhưng chúng tôi không nhận được hồi đáp từ phía Bộ Ngoại giao.

Vì những kinh nghiệm đó, lần nầy chúng tôi muốn công bố một cách công khai quan điểm và những yêu cầu một cách rộng rải để nhờ truyền thông chuyển đạt, và mong rằng tiếng nói sẽ được chú ý hơn.

Diễm Thi: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.

Share.

Leave a Reply