Saturday, April 20 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
  • Amy Nguyen
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hội An
Noal Clemens là người Mỹ đến Việt Nam du lịch và mắc kẹt ở đây từ tháng 3/2020.
Chụp lại hình ảnh,
Noal Clemens (bìa phải) là người Mỹ đến Việt Nam du lịch và mắc kẹt ở đây từ tháng 3/2020. Nay anh đã tìm cách ra khỏi Việt Nam.
Tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay được áp dụng, chính phủ thắt chặt chính sách thị thực là lý do khiến một số người nước ngoài ở Việt Nam quyết định thu dọn hành lý trở về nước.

Noal Clemens là người Mỹ đến Việt Nam du lịch và mắc kẹt ở đây từ tháng 3/2020.

Anh chọn Hội An và Đà Nẵng là nơi sinh sống tạm thời bằng công việc dạy tiếng Anh online.

Noah từng vô cùng hạnh phúc vì sự “mắc kẹt”này, vì mức sống ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với Mỹ, đồ ăn chay thì tuyệt vời, và anh cũng yêu mến sự hiếu khách của người Việt.

Khoảng thời gian cuối năm 2020, đầu 2021, trong khi bạn bè ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới than phiền vì bị hạn chế ra ngoài, thì Noah được tự do bơi lội trên các bãi biển ở Đà Nẵng, trượt zipline tại Đà Lạt, chơi tàu lượn siêu tốc ở Nha Trang…

Gia hạn visa hàng tháng, khó khăn, tốn kém

Cho đến tháng 5-2021, khi số lượng ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng vọt, những người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam theo dạng visa du lịch như Noah bắt buộc phải gia hạn visa hàng tháng, thay vì ba tháng một lần như trước đây.

A family have their temperatures taken in Da Nang, Vietnam

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Công tác kiểm tra sức khỏe, phòng chống Covid-19 tại một khu dân cư ở Đà Nẵng hồi 2020
Và không phải tất cả người nước ngoài với visa du lịch đều gia hạn thành công, những người được trả lại hộ chiếu với con dấu XC bắt buộc phải rời khỏi Việt Nam.

Noah may mắn không bị đóng dấu XC, nhưng mỗi tháng anh luôn sống trong tình trạng căng thẳng vì không biết hộ chiếu của mình có bị trả lại với dấu XC. Do đó, mặc dù rất muốn ở lại nhưng Noah quyết định trở về Mỹ vào cuối tháng 8/2021.

Để bay về Mỹ, Noah phải di chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội, sau đó quá cảnh tại Tokyo. Tuy nhiên, trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang áp dụng những biện pháp phòng chống dịch mạnh nhất từ trước đến nay với phương châm “ai ở đâu thì ở đó”, việc di chuyển ra Hà Nội là một điều không hề dễ dàng.

Noah tìm kiếm thông tin trên Facebook trong các nhóm người nước ngoài tại Đà Nẵng – Hội An và may mắn thuê được một chiếc taxi với giá 14 triệu đồng ra Hà Nội. Số tiền được chia đôi khi có thêm một người Mỹ với lịch trình bay tương đồng với Noah đi cùng.

Vì đã chuẩn bị đầy đủ vé máy bay, kết quả xét nghiệm nhanh nên Noah thuận lợi vượt qua các chốt kiểm soát giữa các tỉnh để tới được sân bay Nội Bài sau 17 giờ trên xe.

Thêm 15 giờ chờ đợi tại sân bay, Noah cuối cùng đã lên máy bay chính thức tạm biệt Việt Nam.

Do chuyến bay bị lùi lịch, visa của Noah bị quá hạn 9 ngày nên anh phải đóng phạt số tiền 1,25 triệu đồng.

Mặc dù vậy, Noah cho biết: “Tôi coi Việt Nam là nhà của mình, nếu có thể tôi vẫn muốn ở lại lâu hơn.”

Chia tay, để lại chú mèo yêu

Anthea và mèo
Chụp lại hình ảnh,Anthea đã về châu Âu, nhưng chú mèo cưng bị kẹt lại Việt Nam
Cũng như Noah, Anthea Zammit, quốc tịch Malta đã phải rời khỏi Việt Nam vì vấn đề visa.

Tới Việt Nam vào đầu 2019 để bắt đầu công việc hoạ sĩ vẽ concept, Anthea được cấp thẻ lưu trú dưới hình thức visa lao động. Tháng 9/2020, Anthea nghỉ việc, nhưng biên giới vẫn đóng cửa, cô chuyển sang visa du lịch để tiếp tục ở lại Việt Nam.

Tháng 5/2021 cũng là khoảng thời gian Anthea gặp khó khăn trong việc gia hạn visa, khi chủng Delta đột ngột bùng phát khiến thủ tục gia hạn visa du lịch trở nên khắt khe hơn.

Anthea cùng bạn trai người Đức quyết định cùng rời Việt Nam vào cuối tháng 6/2021.

Thời điểm đó các chuyến bay nội địa vẫn còn hoạt động, Anthea và bạn trai thuận lợi bay từ Đà Nẵng vào TP.HCM để nối chuyến về nước.

Tuy nhiên, họ phải bỏ lại hầu như toàn bộ đồ đạc, kể cả thú cưng.

“Vì thời gian gấp gáp, và rất nhiều người nước ngoài khác cũng đang vội vã bán đồ, nên chúng tôi không kịp thanh lý đồ đạc. Tôi đã liên hệ 5 công ty khác nhau để hỏi về dịch vụ vận chuyển đồ từ Việt Nam sang Malta và đều nhận được mức giá rất cao 9.000 USD, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài để lại mọi thứ,” Anthea chia sẻ.

Hiện tại, Anthea đang nhờ một người bạn tại Đà Nẵng chăm sóc chú mèo cưng và hoàn thành các thủ tục để có thể vận chuyển mèo về Malta.

Anthea cho biết cô sẽ phải chờ thêm một thời gian dài để gặp lại chú mèo cưng do thành phố Đà Nẵng vẫn đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Câu chuyện của hai người nước ngoài trên không phải là hiếm vì còn nhiều người khác đã và đang chia sẻ tình cảnh của họ trên các diễn đàn mạng bằng tiếng Anh.

"Hội An như một xưởng vẽ ngoài trời. Ánh sáng và các tường vàng tạo nên phông nền hoàn hảo cho mọi chủ đề, nó không ngừng gây cảm hứng và làm tôi ngạc nhiên." nhà nhiếp ảnh Réhahn.

NGUỒN HÌNH ẢNH,RÉHAHN

Chụp lại hình ảnh,
Hội An trong ảnh của Réhahn, chụp trước dịch Covid.
Những câu chuyện này ít đến tai người Việt hoặc nhà chức trách.

Công tác chống dịch của Việt Nam từng được coi là thành công và đất nước này thu hút người nước ngoài tới làm việc, sinh sống, nhưng vào thời điểm này, các khó khăn chồng chất đang tạo ra tình hình đáng tiếc là họ dần dần phải bỏ về quê hương bản quán.

Hiện chưa rõ lộ trình mở cửa của Việt Nam ra sao và liệu sau đó thì bao lâu những người bạn yêu quý Việt Nam có thể trở lại.

Bài thể hiện quan điểm của Amy Nguyen từ Hội An.

Share.

Leave a Reply