Tuesday, December 10 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Thanh Trúc

2021-09-09 RFA

Phụ nữ Việt qua Ả Rập Xê Út: lao động xuất khẩu hay nạn nhân buôn người?Các lao động Việt ở Ả Rập Xê Út kêu cứu

 Hình do nạn nhân H’thai Ayun cung cấp

Trang mạng machsongmedia.org của  tổ chức BPSOS đưa tin này cùng tối ngày 3/9, và cho biết đây là những phụ nữ Việt sang Ả Rập Xê Út làm nghề giúp việc nhà và theo cách nhìn của BPSOS thì khả năng đây là những nạn nhân buôn người.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh, các nữ lao động này được đưa đi cách ly, mỗi người phải trả 500 nghìn VND phí vận chuyển, có người trả bằng USD vì không có tiền Việt, số còn lại cho biết hoàn toàn trắng tay sau thời gian sống lây lất ở Ả Rập Xê Út.

Đường dây viễn liên RFA đã nối mạng được với chị Đinh, người dân tộc B’Nar, quê ở Bình Định, hiện đang ở một khu cách ly thuộc tỉnh Quảng Ninh:

Mừng lắm không biết nói thế nào luôn. Về cách ly thì phải đóng tiền xe nhưng mà bây giờ trong tay không có một đồng luôn. Chị rất lo, bây giờ chỉ mong được về nhà chứ không đi Ả Rập nữa đâu. Đi Ả Rập ở nhà chủ bị nó hành hạ, đánh đập, đau ốm thế này. Giờ mắt trái không nhìn thấy, tai bên trái không nghe được nữa”.

Chị Cầm, người dân tộc Thái ở Thanh Hóa, cho biết:

“Chị về đến Việt Nam rồi, đang cách ly ở quân đội Quảng Ninh. Hiện tại giấy họ thông báo là tám triệu chín trăm mấy mà chưa có tiền nên chị vẫn chưa nộp”

“Chị đi mà không được may mắn cho lắm. Chuyển chủ nhiều, chuyền bốn chủ luôn. Chủ đầu tiên con bị tàn tật, chủ thứ hai một ngày ngủ có bốn tiếng, chủ thứ ba nhàn hơn vì nhà nhỏ, chủ thứ tư thì khỏi nói, 12 giờ khuya mới được nghỉ. Được 12 tháng hỏi lương nó không trả nó còn đánh chị. Chị bảo lại thì nó đưa ra văn phòng. Được một tháng chị phải bỏ ra 28 triệu 500 ngàn, chuyển khoản cho ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc của công ty chị, ông lấy tiền đó mua vé cho chị. Không còn đồng nào luôn, may còn cái thân về đây”.

Từ đâu và dựa vào đâu mà machsongmedia.org của BPSOS có thể quả quyết con số 29 phụ nữ về từ Ả Rập Xê Út là nạn nhân buôn người.

Tiến sĩ  Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết đây là những người đi lao động hợp pháp qua chương trình xuất khẩu lao động của Nhà Nước Việt Nam. Công việc của họ là giúp việc nhà cho những gia đình người Ả Rập Xê Út với hợp đồng hai năm. Hầu hết, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, đã mãn hạn hai năm nhưng chưa thể về nước và phải tạm trú ở trung tâm Sakan tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út:

Trung tâm Sakan là nơi tạm trú cho những người lao động ngoại quốc bị cơ nhỡ. Chúng tôi được biết trường hợp này bởi cô H’thai Ayun và những người Tây Nguyên thuộc nhóm Tin Lành của cô H’thai Ayun này. Qua cô H’thái Ayun thì chúng tôi kết nối và nói chuyện được với một số người đang ở trung tâm Sakan”

BPSOS đã lập hồ sơ từng phụ nữ chạy đến trung tâm Sakan, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết tiếp:

“Khi họ đến cầu cứu trung tâm Sakan hồi tháng tư thì chỉ một chi tiết là muốn Chính phủ Việt Nam giúp hồi  hương, bởi họ đã kẹt bên Ả Rập Xê Út rất lâu rồi. Nhưng khi chúng tôi phỏng vấn và tìm hiểu tại sao họ ở trong trại đó, họ ra khỏi nhà chủ trong hoàn cảnh nào… thì chúng tôi mới nhận diện ra được khá nhiều người trong trại này là nạn nhân buôn người”

“Theo đúng định nghĩa của Liên Hiệp Quốc thì (nạn nhân buôn người) bao gồm ba yếu tố. Thứ nhất họ bị bóc lột sức lao động, làm việc 18 tiếng/ngày, có người đến 20 tiếng/ngày, nhiều người làm quần quật mà không được trả lương”

“Yếu tố thứ hai, họ không tình nguyện bởi phần lớn đã hết  hợp đồng hai năm nhưng không rời được nhà chủ bởi vì phía Nhà nước Việt Nam nói rằng không có chuyến bay, công ty xuất khẩu lao động không đưa họ ra. Đưa ra thì có thể phải bồi thường, phải nuôi ăn họ nên đã ép họ ở lại nhà chủ để tiếp tục lao động. Đó là yếu tố không tình nguyện”

Và thứ ba, rõ ràng trước đây họ cắn răng chịu đựng vì cứ nghĩ làm hết hai năm rồi về nước thôi. Họ không nghĩ đến việc thoát nên hiểu cách nào đó là họ tình nguyện ở lại. Nhưng chính vì dịch bệnh thành mới lộ ra là họ không tình nguyện mà bị ép ở lại và lộ ra cái tình huống buôn người”.

“Chính chúng tôi phải làm cuộc điều tra từ nhiều nguồn và ráp thành hồ sơ cho từng trường hợp một. Sau đó chúng tôi chuyển lên bộ phận chuyên trách phòng chống buôn người của Bộ Ngoại Giao Mỹ, được họ giới thiệu đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bên Ả Rập Xê Út. Chúng tôi cũng liên lạc thẳng với Tòa Đại Sứ  Hoa Kỳ ở Việt Nam bởi vì vấn đề buôn người có sự chuyển dịch con người từ quốc gia này đến quốc gia khác. Chúng tôi lại được giới thiệu đến tổ chức quốc tế chuyên giúp hồi hương và họ đã trợ giúp những nạn nhân mà chúng tôi đã nói chuyện. Sau đó thì Hội Đồng Nhân Quyền của Ả Rập Xê Út cũng vào cuộc, họ đã huy động cảnh sát để can thiệp và giải cứu”

Nói chung nhà chủ coi mình không ra gì hết, coi như nhà nó ăn hết còn đồ thừa thì tụ mình vét ăn. Một ngày ăn một cữ chính thôi, đói quá thì rình chủ đi đâu mình chôm rồi giấu trong phòng để tối ăn. Điện thoại thì văn phòng môi giới không bắt máy, mà có bắt thì chỉ biết nạt thôi, nói người ta làm được mình làm được. – Chị Gấm – lao động Việt ở Ả Rập Xê Út

Như vậy trong số 240 người về Việt Nam hôm 3/9 thì có 29 người ở trung tâm Sakan mà BPSOS đã làm việc chặt chẽ với họ. Theo  Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, có nhiều lao động Việt, hầu hết là nữ, đang làm cho chủ thì cũng được thu xếp cho về trong chuyến này:

Khi biết được biết có chuyến chuyên cơ chở đội tuyển bóng đá Việt Nam sang đá tranh với đội tuyển Ả Rập Xê Út trong vòng loại World Cup của FIFA, chúng tôi mới nhân thể bắt đầu vận động với những đường dây mà chúng tôi vừa trình bày để yêu cầu Việt Nam đưa các chị em về”

“Thực sự ra còn cả nghìn người đang cần về nhưng rất tiếc chỉ có chỗ cho 240 người thôi. Cũng có thể có nhiều nạn nhân khác trong số 240 người đó mà chúng tôi chưa hề liên lạc và chưa hề biết đến họ”.

Để kiểm chứng, RFA gọi cho những người còn lại trong trung tâm Sakan và đã gặp chị Gấm, quê ở Long An, qua Ả Rập Xê Út từ năm 2019:

“Lúc đi thì cũng lên công ty Thành Đô ở quận Tân Bình, TPHCM, để học tiếng Ả Rập. Nói chung thầy dạy xong qua đây nói không ai hiểu hết”

Mình xuất cảnh tháng 9/2019, tới sân bay Riyadh thì môi giới ra đón đưa về nhà chủ. Vào nhà chủ thì giữ em, giặt quần áo, ủi đồ, lau nhà, dọn dẹp vệ sinh, nấu nướng luôn. Nói chung nhà chủ coi mình không ra gì hết, coi như nhà nó ăn hết còn đồ thừa thì tụ mình vét ăn. Một ngày ăn một cữ chính thôi, đói quá thì rình chủ đi đâu mình chôm rồi giấu trong phòng để tối ăn. Điện thoại thì văn phòng môi giới không bắt máy, mà có bắt thì chỉ biết nạt thôi, nói người ta làm được mình làm được”

“Do chủ đầu tiên vì mình không chiều theo ý ổng nên ổng đánh mình. Mình ra công an lần đó người ta cho về nước nhưng mà do dịch sân bay đóng cửa không về được. Thế là văn phòng môi giới ở đây bán mình cho văn phòng môi giới khác. Văn phòng môi giới khác đưa mình vào nhà chủ khác, nói chung là nó bán mình qua bốn chủ rồi”

“Trong thời gian làm tạm thì văn phòng môi giới lấy tiền hết mình không biết đồng bạc nào luôn. Chủ nào cũng không tốt, cũng đánh mình bầm người, mình canh lúc họ ngủ mình chạy ra đường, vừa chạy vừa ngoắc xe. Có chiếc xe đậu lại kêu công an giùm mình, người ta đưa mình về trại Sakan này. Mình là bị lừa mua bán, mang tiếng đi nước ngoài mà giờ trong tay không có đồng bạc nào hết ráo”.

laodongvietarap3.jpeg
Cánh tay của một lao động Việt bị thương do bị chủ ở Ả Rập Xê Út đánh đập. Hình: Mạch Sống Media/ CAMSA International

Người thứ hai, chị H’thai Ayun, dân tộc Ê Đê ở Buôn Ma Thuột, bị nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Riyadh xếp vào diện ‘đặc biệt’ vì đã tung lên Facebook một video clip cầu cứu:

Em vào nhà chủ tóm lại làm từ A đến Z luôn. Ăn thì không đủ, đau ốm thì phải đưa tiền lương cho bà chủ bà mới đưa đi khám. Em gọi điện cho công ty, môi giới bảo nếu đổi chủ khác thì em phải làm lại từ đầu”

“Em cắn răng làm được hai năm thì hết hạn, bà chủ bảo em đi check Corona (test COVID) để ba ngày sau về nước. Tháng 11/2020 có một cô cảnh sát hay công an gì đó đưa em ra phi trường, chờ mãi đến tối không có máy bay. Bà chủ ra  đón em về ở thêm bảy ngày nữa, em đòi ra văn phòng”

“Ngày 29 tháng tư là lễ Ramadan thì tất cả các văn phòng chuyển người về Riyadh này hết. Vào đây họ bao ăn ngày ba bữa chờ về nước. Em thấy tất cả các chị em vào đây đều bị chủ hành hạ, đánh đập, trốn ra nhà chủ không có tiền lương, không hành  lý, không có gì hết. Chị em tập hợp làm một cái video lên mạng xã hội cầu cứu về nước. Từ đó BPSOS lấy hết thông tin của các chị em gặp khó khăn”

“Ba ngày sau, ông Nguyễn Quốc Khánh là  quản lý người lao động ngoài nước ở Đại sứ quán Việt Nam, vào đây dọa, nói cái video của em có phần chống đối Nhà Nước Việt Nam”.

Chị H’thai Ayun không thể về nước hôm 3/9 là vì không có tiền đăng ký vé máy bay. Tuy nhiên, chị cho biết:

Trước đó ba ngày thì tự nhiên văn phòng lại gọi em, bảo là bạn không cần phải bỏ tiền, Đại sứ quán mua vé cho về”.

Vì đã bị cho là ‘đặc biệt’, nay lại nhận thêm sự ‘ưu đãi đặc biệt’ nữa từ Đại sứ quán Việt Nam, chị H’thai Ayun cho hay chị cảm thấy ngần ngại sao đó nên đã xin văn phòng Kasan cho ở lại thêm một thời gian nữa.

Chỉ tính riêng trung tâm Kasan ở thủ đô Riyadh thì trước đã có 26 nữ lao động Việt qua Ả Rập Xê Út làm ô-sin mà bị chủ bạo hành, ngược đãi, lạm dụng.

Con số 26 trường hợp tăng lên dần thành 38. Trong số này, 29 người đã về Việt Nam hôm 3/9, hiện chín phụ nữ còn lại chưa biết khi nào được hồi hương.

Share.

Leave a Reply