Wednesday, April 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
Lương Phúc Thọ CVA65 chuyển đến
Thơ tếu MẶN : Tiếng Việt tuyệt vời
Chuyện rằng có gã người Tây,
Lấy cô vợ Việt, sang đây… ở nhờ!
Lại còn biết chén… cầy tơ,
Mắm tôm cũng khoái, lá mơ cũng nghiền!
aolang
Để cho giao tiếp đỡ phiền,
Vấn đề ngôn ngữ… ưu tiên hàng đầu.
Nhưng vì “tá túc” chưa lâu,
Cho nên đôi lúc ghép câu… “nhầm hàng”!
Một hôm trong lúc thanh nhàn,
Vợ đưa hắn đến ao làng ngồi chơi.
Hắn ta buột miệng cất lời:
CON Ao tuyệt quá vợ ơi!… đẹp hè!Cô vợ thấy hắn ngô nghê,
Mới liền giảng giải vấn đề… nâng cao:
Chồng đừng có gọi… CON ao !
CÁI ao chồng nhé, ghi vào… hiểu không!

Thế rồi thả bộ một vòng,
Hai người đi đến bờ sông quê nhà.
Hắn ta nhảy cẫng rồi la:
Để anh nói nhé, đây là… CÁI Sông!

Lắc đầu, vợ bảo: không không!
Thứ này phải gọi CON Sông… chồng à!
Chồng liền xụ mặt, thốt ra:
Tiếng Việt quê vợ đúng là… khó xơi!

Cũng đều chứa nước cả thôi,
Thứ thì là… CÁI, thứ thời là… CON!
Cô vợ khoái chí cười giòn:
Nghe em giải thích là ngon thôi mà!

Ao, Sông đều chứa nước nha,
Nhưng Sông nước chảy, Ao là nước om!
Nên Sông được gọi là… CON,
Còn ao là… CÁI, chồng còn lẫn không?

Chẳng riêng gì mỗi Ao – Sông
Còn nhiều thứ khác, anh trông biết liền
CÁI nhà, CÁI tủ… đứng yên
CON trâu nó chạy, CON thuyền nó bơi.

Rất là đơn giản vậy thôi,
Chỉ cần ghi nhớ thế… rồi là ngon!
Thứ gì chuyển động là… CON,
Đứng yên là CÁI… dễ òm… thế thôi!

Chồng nghe vỗ đét xuống đùi:
Vậy thì dễ nhớ quá rồi vợ ơi!
CÁI… là thứ đứng một nơi,
CON… là thứ chạy, thứ bơi, thứ… bò!

Hèn chi cái vụ… “hầm lò”
Của anh nó cứ thụt thò… là CON,
Của em ở đó… chịu đòn
Cho nên là… CÁI chẳng còn khó khăn!

Và rồi anh biết thêm rằng:
Sau khi hai thứ ăn nằm… “giao thoa”
Làm cho “sản phẩm”… tạo ra,
Gọi là… CON CÁI…ui za… đúng rồi!

Khuyết Danh
TẢN MẠN DĂM NỤ CƯỜI NGÔN NGỮ VIỆT NAM

BS Lê Văn Lân

Tôi còn nhớ hình như triết gia Pháp Bergson có nói câu bất hủ: Le rire est le propre de l’homme. Cười là nét cố hữu của người ta!

Đừng cãi là khỉ cũng biết cười kỳ thực khỉ chỉ biết nhăn răng thôi. Ví thử cho rằng khỉ cũng biết cười thì cái cuời của khỉ chẳng chuyên chở nhiều thứ đa dạng như người. Trong thế gian, duy nhất chỉ con người là sinh động vật thượng đẳng tối linh, có cảm xúc và tình cảnh phong phú và nhất là biết diển tả bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là những tín hiệu có hệ thống phát ra bằng cử chỉ, lời nói và văn tự. Nói ra là Ngôn, đáp lại là Ngữ.

Sách Thuyết văn giải tự giảng giải Ngôn là “Tâm Thanh Dã” (tiếng từ trong lòng phát ra từ lỗ miệng).

Cười là sự biểu lộ của niềm khóai lạc và vui thích. Mà ngôn ngữ là nguyên nhân đã kích thích tạo gây ra tiếng cười. Khi cười thì đôi mắt thường hí lại nên chữ nho viết tượng hình thành đôi mắt tít lại. Cười lại thường đặc biệt là liên quan đến những điều dung tục tính phái ( sex-related), mà chuyện sex là một chuyện “ cấm ngọai thủy không ai biết được” nên chuyện sex là cấm kỵ (taboo).

Đi ăn tiệm Tàu mà hỏi bồi mang “dấm” không, thì thế nào cũng có tiếng cười khúc khích hỏi: Anh thích Dấm đù hay Dấm xủ!

Cái cười nhiều lúc là do sự kiện một ngôn ngữ có vài tiếng hiền lành nhưng phát âm ra nghe lại tục ví dụ như tên cầu Doumer (Đu Me) ngòai Hà nội, những chữ Mỹ như fund (phân), loan (lôn) mà người Việt nghe thì phát cười. Ngược lại, một người Mỹ nghe những tên văn chương của VN như Phúc, Dung thì lại cười.

Tôi còn nhớ hồi trước 75, cố vấn Hoa kỳ tháp tùng đi thăm trại lính của ta khi nghe tiếng hô chào nghiêm chỉnh đón sĩ quan cao cấp là “ Vào hàng- Phắc” thường cũng cười kín đáo.

Lại một chuyện cười khác như sau:

Dân Nam Kỳ nói “địt” là sự trung tiện hay đánh rắm, nhưng dân Bắc thì hiểu là “ ăn nằm trai gái” nên một bác sĩ người Nam mới dặn dò một bệnh nhân Bắc:

_ Hôm qua, anh mới mổ ruột dư nên bữa nay phải ráng địt, càng địt nhiều càng tốt nghe!

Rồi sáng hôm sau, khi đi thăm bệnh, bác sĩ lại hỏi bệnh nhân:

Hôm qua, địt được mấy lần?

Bệnh nhân bèn bẽn lẽn nói :

Vợ tôi hôm qua có vô thăm, nhưng thấy vết mổ ở bụng còn đau vả lại tôi không đủ sức!

Bác sĩ rầy la ngay: “ Cứ địt mạnh vào chứ!!

Sau đây là Nụ cười ngôn ngữ từng được kể lại trong văn học sữ VN về những bài thơ nói lái, nhái giọng của Hồ Xuân Hương và Trạng Quỳnh trong lịch sử. Tôi còn nhớ Trạng Quỳnh có làm bài thơ nhại tiếng hỏi thăm một bà cụ bán nước chè gốc Nghệ An như sau:

Bà quán năm nay bao nhiêu tuồi?

Mỗi ngày bán được mấy buồi?

Lủng lẳng trên treo vài lọn bánh

Chơ vơ dưới chõng một nải chuồi!

Bài thơ này chỉ khiến dân Bắc cười sặc sụa vì thấy thú vị với chữ “ buôi huyền”, chứ dân Trung và Nam Kỳ nghe xong thì tỉnh bơ vì từ ngữ này đâu có cấm kỵ như trong tiếng Bắc để chỉ cái của quí của phái nam.

Mỗi ngày bán được mấy buôi huyền “ thì thành ra bán quán có vấn đề “ bán của nợ của phái nam”! Xin quí bạn nghe câu chuyện thơ diễu cợt ngày xưa của Trạng Quỳnh đừng tưởng nó không có thể xẩy ra lại trên thực tế! Ấy mà ngày nay, mà nó đã trở thành một sự lo sợ quan ngại chính thức có chứng tích văn tự hẳn hoi:

Hãy mở computer tìm website “ Down and Out of Saigon Back in Brisbane “ Tuesday, February 14, 2004, thì bạn thấy mẩu tin từ đài BBC như sau:

Ông Thái Hữu Lý làm cho cơ sở Vietnam Internet Network Information Centre ( VINIC) nói với AFP agency là một nhà đại lý bán sỉ bưởi ở tình Hà Tĩnh từ chối không nhận tên website của họ là www.buoi.com.vnn vì sợ thiên hạ hiểu lẩm là đại lý “ bán buôi huyền”

(Vietnamese regulators have rejected the website name http://www.buoi.com.vnThe BBC explainsA website hoping to promote grapefruit in Vietnam has been banned from using the fruit’s name because of official fears of a mix-up with a penis.
The Vietnamese for grapefruit, buoi, sounds different from a slang word for penis, but without special accents it looks the same. Vietnamese regulations say website names cannot include “sensitive” words. The site, set up to market a grapefruit wholesaler in Ha Tinh province, was told to find another name. “We have to refuse the website name of 
http://www.buoi.com.vn because the word for grapefruit, buoi, without a proper tone marking can be misunderstood,” Thai Huu Ly, of the Vietnam Internet Network Information Centre, told the AFP agency.)

Tiếng Việt Nam là ngôn ngữ đơn âm tiết ( monosyllabic tongue) nhưng lại có nhiều dấu giọng (như sắc huyền hỏi ngã nặng) nên phải phát âm cho đúng, kẻo hiểu lẫn lộn.

Một linh mục người Pháp rành tiếng Việt nhưng phát âm không sõi đã bị một con chiên cười rũ rượi khi được mời ở lại ăn cơm: “ Bữa nay, trời mưa gió, con phải ‘ăn’ cứt khô” !

Tiếng Trung Hoa ngữ cũng đơn âm tiết và đa thinh vận như vậy nên nói phát âm không đúng thì hiểu sai. Ví dụ anh nói “chuẩn” ( tức là đúng đắn, tiêu chuẩn) lắm, nói phát không quen có thể nghe hiểu là “xuẩn” ( ngu xuẩn).Tuy nhiên, chữ Tầu viết ra trên giấy thì không lẫn lộn, chữ nào ra chữ ấy. Còn chữ Quốc ngữ Việt Nam mà viết không có dấu như kiểu đánh email thì rất dễ hiểu lầm. Như nói “Bà ấy đảm đang” có thể đọc là” dâm đãng”. Một cái tên người như Vũ Đình Tường, Vũ đình Mẫm thì ai cấm người ta đọc là “vú dính tương”,“vú dính mắm” nhĩ.

Một chuyện tương truyền có thực xẩy vào cuối trào Ngô Đình Diệm: Một ông đại biểu được cử đi để kêu gọi người dân đừng nên phân biệt tôn giáo nhưng diễn văn lại do một người tùy viên dùng máy chữ đánh máy thời đó nhưng quá vội vàng nên không kịp thì giờ bỏ dấu. Nên câu mở đầu đánh máy là DAO PHAT CUNG NHU DAO CAO DAI, HAI DAO CUNG LA DAO CA với nguyên ý là :Đạo Phật cũng như Đạo Cao Đài, hai đạo cùng là đạo cả! Thế mà ông đại biểu cũng cẩu thả vội vàng không mở giấy ra đọc trước bèn buột miệng đọc một lèo là “Dao phát cũng như dao cạo dài, hai dao cùng là dao cả” ( Tôi nghĩ câu chuyện bị bịa đặt ra để có cớ đàm tiếu thôi)

Nụ cuời ngôn ngữ lại có thể xảy ra với một khía cạnh khác:

Một thày lang dốt được gọi cho thuốc một người bị đau bụng, bèn xớn xác coi sách thuốc có ghi ở cuối trang là : Phúc thống phục nhân sâm. ( Đau bụng uống nhân sâm) nên Thày đắc ý vào đúng như vậy. Ai ngờ bệnh nhân mạng vong và thầy bị kiện lên quan. Thày bèn dẫn trang sách thuốc cho quan coi, nhưng quan bèn nói:

Hãy dỡ qua trang sau mà coi đi. Câu trọn vẹn trong sách ghi là Phúc thống phục nhân sâm tắc tử! Đau bụng uống nhân sâm thì chết! Chữ “tắc tử” rành rành ,thế mà cũng đòi làm thuốc!

Chuyện xưa thì lầm lổi của tên thầy lang chết có một người, nhưng câu chuyện thời sự ngày nay, lổi lầm một cơ quan truyền thông loan tin sót chỉ một chữ thì lại gây hại cho cả nước.

Đó là một chuyện mới xảy ở Việt Nam liên quan đến một thông tin đăng tải trên nhiều báo của Đảng và Nhà nước là bài“ Bưởi gây ra ung thư vú”. Bài này làm cho dân chúng hoang mang nên không ai còn dám mua bưởi đến nỗi Nhật Bản không còn dám mua bưởi Việt Nam. Hậu quả là sự xuất khẩu bưởi ra ngọai quốc lỗ lã nặng nề .

Sau đây là nguyên văn nội dung thông tin đăng trên báo Khuyến học và Dân trí mà tôi lấy từ trang Ngẫm và Nghĩ của Nguyễn Sinh ngày Chúa Nhật 16 tháng September 2007 dưới nhan đề : Bưởi và Ung Thư Vú

Bưởi liên quan với bệnh ung thư vú
Ăn quá nhiều bưởi có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Nam California và Hawaii với 50.000 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh tham gia cho thấy: Ăn bưởi mỗi ngày có thể kích thích các khối u vú ác tính phát triển lên thêm 30% so với những phụ nữ không ăn bưởi thường xuyên. Loại quả bổ dưỡng này rất tốt cho trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên nhưng lại làm tăng mức oestrogen – hormon làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mãn kinh. Đặc biệt, nếu ở tuổi này mà ăn mỗi ngày ¼ trái bưởi thì oestrogen luôn ở mức cao trong máu. Đây là một nghiên cứu rất thú vị, là nghiên cứu đầu tiên cho thấy 1 thực phẩm cụ thể có thể tác động tới nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh nhưng nó chỉ có ý nghĩa như một gợi ý giúp bạn điều chỉnh để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt nhất cho sức khỏe. Các nghiên cứu trước đó cho thấy phân tử cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) có liên quan với sự chuyển hóa hormon oestrogen. Và bưởi sẽ làm tăng mức oestrogen trong máu bằng cách ức chế phân tử CYP3A4 này.

Tôi không sao chép ra đây tòan bộ nguyên văn khá dài của đài BBC nhưng tôi thấy bản luợc dịch VN cũng tạm gọi là lột cái ý tiêu biểu của nguyên văn . Vậy đâu là nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm tai hại?

2) Vì nghĩ là “luợc dịch” nên người dịch không lưu ý dịch một câu quan trọng có tính cách cảnh báo là phải nên thận trọng chứ không nói một cách khẳng định. Nguyên văn của câu này như sau:

( Nhưng các nhà khảo cứu nhấn mạnh rằng những điều phát hiện chỉ là sơ khởi và cần phải điều tra thêm trước khi người ta có thể đưa ra những lời khuyên là những phụ nữ nên ăn bao nhiêu là bưởi chùm.

Khác biệt giữa Pomelo ( Bưởi Thanh Trà ) và Grapefruit ( Bưởi Chùm hay Bưởi Đắng) ở đâu?

Burm. f.), hay Citrus grandis (L.), , thường lớn hơn Bưởi Chùm hay Bưởi Đắng ở Mỹ, đường kính có thể là 30 cm, có trái nặng 10 kilô. Vỏ xanh lục nhạt, cùi dầy, xốp và múi có thể tách dễ dàng và tép bưởi ít nước nhưng ngọt hơn Bưởi Chùm. Ở Việt Nam, buởi thanh trà ngon nổi tiếng như bưởi Phúc trạch (Hà Tĩnh), bưởi Nguyệt Biều, Thanh Lương (Thừa Thiên) Bưởi Năm roi (Biên Hòa).

Sự xử lý về sự lầm lẫn giữa bưởi thanh trà và bưởi chùm (hay bưởi đắng ) ra sao?

Câu chuyện dịch thông tin xớn xác gây ra sự ngộ nhận trên nói tóm lại có thể ghi nhận thành một mẩu chuyện đàm tiếu trong Kho tàng chuyện cuời Ngôn ngữ Việt Nam.

BS Lê Văn Lân

Share.

Leave a Reply