Thursday, April 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
John Lee

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Ông John Lee được nêu danh là tân lãnh đạo Hong Kong sau một kỳ tranh cử mà ông là ứng viên duy nhất, không có đối thủ cạnh tranh
Ông John Lee vừa được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo mới của Hong Kong, sau một quá trình bỏ phiếu kín mà ông là ứng viên duy nhất.

Việc bổ nhiệm ông đang được nhiều người coi là bước đi của chính phủ Trung Quốc nhằm kiểm soát chặt chẽ thành phố.

Được biết đến là một người trung thành với Bắc Kinh, ông Lee đã chỉ đạo, giám sát các cuộc trấn áp đôi khi bạo lực đối với người biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2019.

Ông Lee thay thế vị trí của Trưởng đặc khu hành chính sắp mãn giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm, bà Carrie Lam, người giữ chức này từ năm 2017.

Các nhà lãnh đạo của Hong Kong được lựa chọn bởi một ủy ban khép kín với khoảng 1.500 thành viên, gần như đều là những người trung thành với Bắc Kinh – mặc dù lần này họ chỉ có một ứng viên để bầu.

Ông Lee, người từng là Tổng Thư ký hành chính và là quan chức cấp cao thứ hai của thành phố, luôn được cho sẽ là lựa chọn lên thay thế bà Lam, người trước đó đã tuyên bố bà sẽ không định làm tiếp nhiệm kỳ hai.

Tuy nhiên, dù có được sự hậu thuẫn của Bắc Kinh nhưng ông Lee lại không được lòng dân vì vai trò của ông trong việc trấn áp người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi hồi năm 2019.

Ông Lee tiếp tục ủng hộ dự luật bất chấp tình hình bất ổn, và ông đã bị chỉ trích gay gắt quanh chuyện để cảnh sát sử dụng vòi rồng, đạn cao su, hơi cay và đôi khi là đạn thật để giải tán người biểu tình.

Vào năm 2020, ông cũng ủng hộ việc áp luật an ninh quốc gia gây tranh cãi, theo đó hình sự hóa hầu hết các hình thức phản đối chính trị và bất đồng chính kiến, đồng thời làm giảm quyền tự trị của thành phố.

Ông Lee khẳng định rằng luật sẽ giúp khôi phục “sự ổn định từ sự hỗn loạn”.

Các nhà phân tích cho rằng việc ông được nâng lên hàng lãnh đạo vào năm ngoái là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh có ý định tập trung vào vấn đề an ninh ở Hong Kong.

Vai trò của ông trong việc thực thi luật đã dẫn đến việc Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt đối với ông và hàng chục quan chức khác, và việc YouTube chặn chiến dịch vận động bầu cử năm 2022 của ông.

The League of Social Deomcrats

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Liên đoàn Dân chủ Xã hội tiến hành một cuộc biểu tình phản đối nhỏ
Liên đoàn Dân chủ Xã hội – một trong những nhóm ủng hộ dân chủ duy nhất còn lại – đã tổ chức một cuộc biểu tình gồm ba người trước khi việc bầu chọn bắt đầu, hô to “quyền lực thuộc về nhân dân, hãy tiến hành phổ thông đầu phiếu ngay bây giờ”.

“Chương mới dưới sự lãnh đạo của John Lee trông sẽ thế này đây, quyền tự do dân sự của chúng ta bị thu hẹp lại,” người biểu tình Vanessa Chan nói trong lúc các nhân viên cảnh sát đứng theo dõi.

“Chúng tôi biết hành động này sẽ không ảnh hưởng gì, nhưng chúng tôi không muốn Hong Kong hoàn toàn im lặng,” cô nói thêm.

Hong Kong được Anh trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với thỏa thuận rằng các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận sẽ được đảm bảo.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng những quyền đó ngày càng bị xói mòn, do chính quyền Hong Kong đàn áp bất đồng chính kiến ​​trong thành phố. Sự ủng hộ trung thành của ông Lee đối với các chính sách của Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại rằng việc ông lên nắm quyền sẽ mở ra một kỷ nguyên trong đó Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với khu vực bán tự trị này.(BBC)

Share.

Leave a Reply