Saturday, April 20 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 Hoàng Tuấn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ sau bữa ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn.
Nhiều thế kỷ trước, người dân vùng Địa Trung Hải thường có thói quen đi dạo sau bữa ăn và giao lưu ở quảng trường thành phố, cũng như hỏi thăm họ hàng, bạn bè hay hàng xóm.
Đi bộ trở thành một bộ phận không thể thiếu của lối sống này, và nó được xem là một phần trong chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh.

Hôm 2/9, CNN News đưa tin cho biết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư.

Đồng thời, chế độ ăn này cũng giúp làm chắc xương, cải thiện sức khỏe não bộ, ngăn ngừa chứng mất trí và trầm cảm, nó còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nói chung, đi bộ là một trong những nguyên nhân chính góp phần tạo ra hiệu quả to lớn kể trên.

Đi bộ từ 2-5 phút sau bữa ăn có thể làm giảm đường huyết
Một lý do tuyệt vời khác để bạn nên rèn luyện và hình thành thói quen đi bộ sau bữa ăn là để giảm lượng đường huyết trong cơ thể.

Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao, việc đi bộ ngắn này không cần phải chiếm nhiều thời gian của bạn, bởi đi bộ từ hai đến năm phút sau bữa ăn cũng đủ hiệu quả.

Đồng tác giả nghiên cứu Aidan Buffey, một nghiên cứu sinh tại Khoa Thể dục thể thao thuộc Đại học Limerick ở Ireland, cho biết đứng sau bữa ăn vẫn có tác dụng, nhưng không nhiều bằng đi bộ.

Ông Buffey nói với CNN qua email:

“So với việc ngồi trong một thời gian dài, đứng và nghỉ ngơi không liên tục trong ngày hoặc sau bữa ăn, có thể loại bỏ trung bình 9.51% lượng glucozơ.

Tuy nhiên, so với việc ngồi trong một thời gian dài, đi bộ ngắn không liên tục trong ngày có thể làm giảm lượng glucose trung bình 17,01%”.

Đứng cũng tốt nhưng không bằng đi bộ
Phân tích tổng hợp được công bố vào tháng Hai, đã phân tích bảy nghiên cứu so sánh tác động của việc ngồi, đứng và đi bộ lên lượng insulin cũng như lượng đường trong máu của cơ thể.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đứng hoặc đi bộ từ hai đến năm phút sau mỗi 20 đến 30 phút trong ngày.

Ông Buffy cho biết: “Trong bảy nghiên cứu đã được đánh giá, tổng thời gian hoạt động trong toàn bộ thời gian quan sát là khoảng 28 phút, thời gian đứng và đi bộ kéo dài từ hai đến năm phút”.

Phân tích cho thấy đứng tốt hơn ngồi về việc không làm tăng lượng đường huyết, nhưng nó không có tác dụng hỗ trợ giảm insulin trong máu.

Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng nếu mọi người đi bộ sau bữa ăn, lượng đường trong máu của họ tăng và giảm chậm hơn, trong khi đó, mức insulin ổn định hơn so với đứng hoặc ngồi.

Theo các chuyên gia, việc phòng ngừa tăng đột biến đường huyết rất tốt cho cơ thể, vì sự tăng và giảm nhanh chóng của lượng đường trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

Các nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu tăng đột biến trong vòng 60 đến 90 phút sau khi ăn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi bộ sau khi bữa ăn kết thúc.

Vậy tập thể dục giúp ích như thế nào? Cơ bắp cần glucose để hoạt động, do đó tập thể dục giúp đào thải đường ra khỏi máu — đó là lý do tại sao nhiều người cần carbohydrate trước khi chạy marathon hoặc chạy bộ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ) cho biết: “Những người tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn 33% so với những người không tập thể dục”.

Nói cách khác, điều này có nghĩa là nếu bạn đứng dậy và vận động 21.43 phút mỗi ngày, nguy cơ tử vong vì bất kỳ căn bệnh nào của bạn sẽ giảm đi một phần ba.

Hoàng Tuấn

Share.

Leave a Reply