Saturday, April 20 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Một cuộc tập trận với tên lửa tầm xa HIMARS tại Mỹ, ở Yakima, bang Washington, ngày 04/11/2022.
Một cuộc tập trận với tên lửa tầm xa HIMARS tại Mỹ, ở Yakima, bang Washington, ngày 04/11/2022. AP – Emree Weaver

Trên kênh truyền hình Freedom của Ukraina, ông Mikhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Volodymir Zelensky tuyên bố: “Để giảm được đáng kể lượng vũ khí chủ lực của quân đội Nga – các loại đạn pháo mà họ hiện đang sử dụng ở tiền tuyến – chúng ta cần tên lửa để phá hủy các kho chứa của họ”. Theo nhân vật này, hơn 100 kho pháo hiện nằm ở vùng Crimée bị Nga chiếm đóng.

Ông Poldolyak tiết lô rằng các cuộc đàm phán với đồng minh Phương Tây đã được tiến hành và “đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng”, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Về phần mình, trong một video được công bố vào buổi tối, chính tổng thống Ukraina Zelensky đã xác định một lần nữa nhu cầu cấp thiết về tên lửa tầm xa, để ngăn chặn các cuộc tấn công tới đây của Nga vào thường dân Ukraina.

Theo hãng tin Anh Reuters, Kiev muốn được cung cấp loại tên lửa Atacms do Mỹ sản xuất với tầm bắn 297 km. Cho đến nay Washington vẫn từ chối viện trợ cho Ukraina loại vũ khí này.

Đàm phán cũng diễn ra về việc cung cấp chiến đấu cơ

Kiev đã thành công trong việc yêu cầu các đồng minh cung cấp cho mình hơn 300 chiến xa hạng nặng, và hiện đang tìm cách có được máy bay chiến đấu để đẩy lùi các cuộc tấn công của Quân Đội Nga và các lực lượng thân Nga trên lãnh thổ Ukraina.

Theo Reuters, vào hôm qua, 28/01, Không Quân Ukraina đã phủ nhận thông tin từ tờ El Pais (Tây Ban Nha) theo đó Kiev có ý định mua 24 chiến đấu cơ, chủ yếu là loại F-16 do Mỹ chế tạo – từ các đồng minh. Trên kênh truyền thông trên mạng Babel của Ukraina, phát ngôn viên Không Quân Ukraina cho biết là Kiev chỉ mới ở giai đoạn đàm phán về chiến đấu cơ, còn số lượng và loại máy bay nào chưa được xác định.

Hãng chế tạo vũ khí Đức Rheinmetall sẵn sàng tăng sản xuất

Trong bối cảnh các nước NATO ồ ạt cam kết cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraina, chủ yếu là loại chiến xa Leopard 2 của Đức, tập đoàn chế tạo vũ khí Rheinmetall sản xuất loại đại bác 120 mm dùng trên chiếc Leopard 2 cho biết sẽ tăng cường đáng kể sản lượng.

Trả lời hãng Reuters ngày 28/01/2023, ông Armin Papperger, lãnh đạo tập đoàn vũ khí Đức cho biết đã sẵn sàng tăng mạnh mức sản xuất thiết bị dùng cho xe tăng, và đạn pháo để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ ở Ukraina và cũng như tại các nước Phương Tây.

Ngoài ra, Rheinmetall cũng đang đàm phán với tập đoàn Mỹ Lockheed Martin về việc sản xuất hệ thống pháo phản lực Himars, tầm bắn dưới 70 km, vốn đang được lực lượng Ukraina sử dụng rất nhiều.(RFI)

Share.

Leave a Reply