Thursday, April 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy
Tổng thống Joe Biden và các đối thủ của ông trong Đảng Cộng hòa tuyên bố họ đã đồng ý về nguyên tắc trong việc nâng trần nợ của Hoa Kỳ và ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.

Tổng thống Joe Biden mô tả thỏa thuận này là một “sự thỏa hiệp”, trong khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng điều này “đáng giá đối với người dân Mỹ”.

Thỏa thuận, sau nhiều tuần đàm phán gay gắt, vẫn cần được Quốc hội vốn đang chia rẽ thông qua.

Bộ Ngân khố cảnh báo Hoa Kỳ sẽ hết tiền vào ngày 5/06 nếu như không có thỏa thuận nào được đưa ra.

Hoa Kỳ phải vay tiền để cấp ngân khoản cho chính phủ, vì chính phủ đã chi tiêu nhiều hơn mức thu được từ các khoản thuế.

Đảng Cộng hòa đang tìm cách cắt giảm chi tiêu trong các lĩnh vực giáo dục và các chương trình xã hội khác để đổi lấy việc nâng hạn mức nợ lên 31,4 nghìn tỷ đô la.

Chi tiết về thỏa thuận dự kiến chưa được chính thức công bố – nhưng CBS, đối tác của BBC tại Mỹ, tường thuật rằng chi tiêu cho các khoản không liên quan đến quốc phòng của chính phủ sẽ được giữ nguyên trong hai năm tới, và sau đó tăng 1% vào năm 2025.

Hiện chưa rõ chính xác chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ việc mua thực phẩm cho những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập sẽ thay đổi như thế nào.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden mô tả thỏa thuận này là một thỏa hiệp tốt cho đất nước, “bởi nó ngăn chặn điều có thể trở thành một vụ vỡ nợ thảm khốc, sự kiện có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, các quỹ hưu trí bị tàn phá và hàng triệu việc làm bị mất”.

Về phần mình, ông McCarthy đã đề cập đến “việc cắt giảm chi tiêu mang tính lịch sử, những cải tổ từ việc cắt giảm đó sẽ giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo và gia nhập lực lượng lao động”.

“Không có thuế mới, không có chương trình mới của chính phủ,” ông nói.

Ông McCarthy nói thêm rằng ông dự định viết xong dự luật vào Chủ Nhật, trước khi đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội vào hôm thứ Tư.

Một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ sẽ gây tác hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ và phá vỡ thị trường toàn cầu.

Ở Mỹ, tác động tức thời từ việc vỡ nợ là việc chính phủ sẽ nhanh chóng không còn tiền để chi trả cho các phúc lợi xã hội và các chương trình hỗ trợ khác.

Trong một thời gian dài, cuộc khủng hoảng sẽ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái – và điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Một cuộc suy thoái của Hoa Kỳ sẽ có tác động dây chuyền to lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, những nước có Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng – họ sẽ không thể bán hàng cho Mỹ nhiều như trước.

Và bởi đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới, nên việc vỡ nợ sẽ gây ra sự hoảng loạn trên toàn thế giới, cuối cùng dẫn đến giá cả của nhiều loại hàng hóa tăng cao.

 

Share.

Leave a Reply