Tuesday, April 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

17:03 28.05.2023

Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của hàng loạt doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ. Trong số này, có những cái tên lớn như Boeing, Walmart hay AES.
Cổng TTĐT Bộ Công Thương cho biết, từ ngày 25/5/2023, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại (MRT) APEC lần thứ 29 (MRT 29) diễn ra tại Detroit, Michigan, Hoa Kỳ.

Chuyến đi quan trọng của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam đến Mỹ

Tại phiên họp thứ nhất của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại (MRT) APEC lần thứ 29 (MRT 29), đại diện Việt Nam phát biểu nhấn mạnh rằng, APEC cần tiếp tục nỗ lực để thực thi các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 (MC12), hướng tới thành công của Hội nghị MC13 năm 2024.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng nhất trí các thành viên WTO cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách WTO nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này.
Trong khuôn khổ tham dự các Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC và Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp với lãnh đạo Tập đoàn Walmart để trao đổi về việc tăng cường phát triển chuỗi cung ứng của Walmart tại Việt Nam, cũng như các biện pháp hỗ trợ các nhà cung ứng Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Walmart.
Tại cuộc làm việc, Giám đốc cấp cao, phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu của Tập đoàn bán lẻ Walmart Sarah Thorn thông tin, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống của Walmart với các sản phẩm chủ lực gồm các mặt hàng dệt may, đồ gia dụng, điện tử và thực phẩm chế biến sẵn.
Walmart đề nghị Bộ Công Thương giúp hỗ trợ quá trình mở rộng và tăng cường sự ổn định chuỗi cung ứng của tập đoàn Walmart tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng ngày càng lớn do đại dịch và các cuộc xung đột thương mại, địa chính trị toàn cầu.
Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao chiến lược đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung của Tập đoàn Walmart. Ông Diên cảm ơn Walmart đã lựa chọn Việt Nam là trọng điểm phát triển chuỗi cung ứng của tập đoàn trong tương lai.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị trong thời gian tới, Walmart cần tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương trong việc đào tạo, nâng cao năng lực doanh nghiệp, tham gia đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, giúp kết nối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ có năng lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, vật liệu, chế biến nhằm xây dựng nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào “sạch và ổn định”.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng trực tiếp chuyển lời mời và đề nghị Tập đoàn Walmart cử các đoàn từ Hoa Kỳ và các văn phòng trong khu vực châu Á tới tham dự vào sự kiện Viet Nam Sourcing 2023 do Bộ Công Thương tổ chức vào tháng 9 tại TP. Hồ Chí Minh.
Cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Giám đốc cấp cao, phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu của Tập đoàn bán lẻ Walmart Sarah Thorn - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2023
Cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Giám đốc cấp cao, phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu của Tập đoàn bán lẻ Walmart Sarah Thorn

Đề nghị Boeing giúp Việt Nam phát hiện hệ sinh thái hàng không

Tại cuộc làm việc với ông Steve Biegun, Phó Chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Boeing, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao việc Tập đoàn Boeing mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác mang tính chiến lược tại thị trường Việt Nam, mong muốn hợp tác sâu hơn với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái hàng không.

“Điều này cũng sẽ góp phần giúp thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa hai nước Việt – Mỹ“, – Bộ trưởng bày tỏ.

Hiện một số nhà cung cấp tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ sản xuất một số thành phần máy bay thương mại của Boeing như một số bộ phận trong cấu trúc máy bay, linh kiện, nội thất máy bay và vật liệu tổng hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ vẫn chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các doanh nghiệp thuần Việt Nam mới chỉ sản xuất được những linh phụ kiện nhỏ, giá trị gia tăng chưa cao.
Do đó, Bộ trưởng lưu ý, việc đầu tư của Boeing vào Việt Nam trong thời gian tới cần góp phần tích cực để tạo ra tác động lan toả mạnh mẽ hơn tới việc nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bày tỏ với người đứng đầu ngành Công Thương, ông Steve Biegun cho biết Boeing đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam do tiềm năng và vị trí quan trọng của thị trường Việt Nam đối với chiến lược kinh doanh của Boeing.
Trong thời gian tới, hoạt động của Boeing tại Việt Nam sẽ tập trung vào 3 định hướng chính, gồm: làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại trong lĩnh vực hàng không với các hãng hàng không tại Việt Nam; hợp tác trong một số lĩnh vực đặc thù như máy bay trực thăng, vận tải; đầu tư phát triển chuỗi cung ứng phụ tùng, thiết bị hàng không tại Việt Nam.

Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023

Việt Nam và Mỹ có thể đối thoại, Boeing sẵn sàng bán thêm ‘hàng nóng’ cho Hà Nội

Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, kể từ năm 2020, công nghiệp hàng không vũ trụ đã được đưa vào danh mục các ngành công nghiệp công nghệ cao được Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển.
Trong ngành cơ khí chế tạo, tại Việt Nam đã hình thành những tập đoàn lớn thuần Việt có năng lực và cũng sẵn sàng đầu tư cho công tác nghiên cứu – phát triển, máy móc thiết bị để theo đuổi các mục tiêu lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ cao, hoàn toàn có thể trở thành những đối tác tiềm năng của Boeing trong tương lai.
Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp với các đối tác chiến lược như Boeing trong việc thiết kế khung khổ hợp tác thuận lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp phụ trợ hàng không tại Việt Nam.
“Bộ cũng sẵn sàng giúp các nhà cung ứng Việt Nam có thể từng bước tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu của Boeing, đồng thời giúp Boeing thực hiện được mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn của mình”, – Bộ trưởng Diên bày tỏ.
Ông đề nghị Boeing đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển các nhà cung ứng tại Việt Nam, xây dựng các dự án kết nối và hỗ trợ cụ thể. Trong đó, dành thời gian khảo sát, làm việc, tư vấn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể đáp ứng được các yêu cầu hãng đưa ra; cử chuyên gia đến để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ khi đã đáp ứng đủ điều kiện.

Thành phố Hồ Chí Minh: Chuỗi sự kiện Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2023

Đã đến lúc Trung Quốc thấy được tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng

AES tiến mạnh vào thị trường năng lượng tại Việt Nam

Gặp gỡ ông Bernerd De Santos, Phó chủ tịch thường trực kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng AES, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh và đánh giá cao sự tích cực, chủ động của AES trong việc phát triển chuỗi cung ứng của ngành năng lượng tại Việt Nam, với các nhà máy sản xuất pin tích năng và mô-đun điện mặt trời đặt tại tỉnh Bắc Giang và TP. Đà Nẵng.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn AES đầu tư sâu để tăng hàm lượng giá trị gia tăng của Việt Nam trong các sản phẩm, hướng tới sản xuất được các sản phẩm hoàn thiện Made in Vietnam có thể phục vụ cho các dự án tại Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới với quy mô lớn.
Liên quan tới Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia vừa được Chính phủ thông qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cơ hội dành cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng, bao gồm AES tại Việt Nam rất lớn lớn.
“Tập đoàn AES cần tích cực, chủ động, đầu tư có trách nhiệm và có tính lan tỏa, đảm bảo vừa đáp ứng được lợi ích nhà đầu tư, vừa hỗ trợ được sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa của Việt Nam”, – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thong tin với Bộ trưởng Diên, ông Santos cho hay, AES sẽ quyết tâm đẩy nhanh các dự án năng lượng đang được triển khai tại Việt Nam nhằm sớm cung cấp điện năng, đảm bảo đầy đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó chủ tịch thường trực kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng AES Bernerd De Santos - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2023
Cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó chủ tịch thường trực kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng AES Bernerd De Santos
Lãnh đạo Tập đoàn AES cho biết hiện AES cũng đặt ra mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050; đồng thời đang hợp tác với nhiều đối tác để tập trung phát triển chuỗi cung ứng của ngành năng lượng, thúc đẩy thương mại và xuất khẩu các sản phẩm pin tích năng và mô-đun năng lượng mặt trời sản xuất tại Việt Nam.
“AES hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam trong hơn 12 năm với nhiều dự án, đồng thời kỳ vọng vào việc Chính phủ thông qua Quy hoạch điện VIII sẽ là một cột mốc quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam”, – ông Bernerd De Santos nhấn mạnh.
AES là tập đoàn năng lượng có trụ sở tại Bang Virginia, Mỹ, nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn (500 Fortune) và là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực năng lượng.
AES hiện đã đầu tư xây dựng các nhà máy điện ở 29 quốc gia, AES có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, phân phối điện, xây dựng hạ tầng trong ngành công nghiệp khí trên thế giới.
Tập đoàn AES bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ 12 năm trước. Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Điện lực AES – TKV Mông Dương để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 với tổng công suất 1.240 MW.
Đầu năm 2023, AES được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tua bin khí chu trình hỗn hợp Sơn Mỹ 2 (CCGT).
Nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 CCGT có tổng công suất 2,2 GW và sẽ được đặt tại tỉnh Bình Thuận, với tổng giá trị đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, nhà máy sẽ có hợp đồng 20 năm với Chính phủ Việt Nam.(Spunik Vietnam)
Share.

Leave a Reply