Monday, October 7 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

RFA

2024.05.14
Giáo dân xứ Thanh Hải phản đối chính quyền xây trường trên đất mượn của nhà thờGiáo dân Thanh Hải phản đối kế hoạch chiếm đất của nhà thờ trong ngày 08/5/2024
 Youtube Năm Chiếc Bánh

Sáng sớm ngày 08/5, hàng trăm giáo dân thuộc phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết kéo đến sân nhà thờ để phản đối việc Ủy ban Nhân dân phường cử người đến đo đạc phần đất của trường tiểu học và trường mẫu giáo Thanh Hải đang toạ lạc trong khuôn viên nhà thờ.

Một thành viên của Hội đồng mục vụ giáo xứ, người không muốn công khai danh tính vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 14/5:

Giáo dân đã yêu cu dng vic đo đạc phn đất ca hai cơ sở giáo dc vn là Trường Trung Tiu hc Tư thc Công giáo Thanh Hi ca giáo x. Hi đồng mc vụ cũng cử đại din yêu cu chính quyn phường không đưa người đến hành động trong khu đất ca nhà thờ mà không báo cho chúng tôi biết.”

Đại diện chính quyền địa phương tiếp nhận phản ánh của giáo xứ và báo cáo lên cấp trên, từ đó đến nay nhà chức trách địa phương chưa có hành động gì mới.

Phóng viên gọi điện cho Uỷ ban Nhân dân phường Thanh Hải để hỏi thêm thông tin về sự việc. Một nữ cán bộ đề nghị phóng viên trực tiếp đến gặp lãnh đạo phường để được cung cấp thông tin.

Trong buổi làm việc ngày 01/3/2023, nhà chức trách thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận đồng ý trả lại một mảnh đất cho giáo xứ và giữ lại mảnh kia để xây dựng mới trường học với quy mô 10 phòng học và một số phòng chức năng.

Tuy nhiên, Bình Thuận tránh dùng từ “trả lại đất” mà lại nói là đáp ứng đề nghị cấp đất mở rộng giáo xứ.

Theo người trong Hội đồng mục vụ, dường như Toà Giám mục Phan Thiết và linh mục Chánh xứ Thanh Hải đồng ý với đề nghị của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, giáo dân không đồng ý vì họ muốn lấy lại toàn bộ đất đai mà cha ông họ đã khai khẩn từ gần 70 năm trước.

Ngày 16/2/2024, sau khi có tin Toà Giám mục công bố sơ đồ quy hoạch trường học mới của chính quyền Phan Thiết trên đất của giáo xứ Thanh Hải, giáo dân ở đây đã kéo đến Toà Giám mục để phản đối việc các tăng lữ đồng ý với kế hoạch của chính quyền địa phương.

Theo một video clip quay lại sự kiện này, một phụ nữ tên Toàn đã phát biểu: “Không ai có quyn, từ nhà nước chính quyn cho đến các cha, không có quyn ly đất ca chúng tôi. Cha mẹ chúng tôi từ khi di cư vào Nam đến giờ gây dng được, bỏ công bỏ sc mồ hôi …”

Phóng viên không thể liên lạc với Chánh xứ Thanh Hải hiện nay là linh mục Dương Nguyên Kha để hỏi về các sự việc liên quan. Chúng tôi cũng gửi email tới Toà Giám mục Phan Thiết nhưng chưa nhận được phản hồi.

Chính quyền mượn tài sản của giáo xứ mãi chưa trả

Giáo xứ Thanh Hải (phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được thành lập từ năm 1955 và giáo dân là những người di cư từ Thanh Hoá, Hải Phòng và Quảng Bình vào sau Hiệp định Geneva.

Hiện giáo xứ này thuộc Giáo phận Phan Thiết, và có hơn 8.000 giáo dân, chiếm khoảng 75% nhân khẩu của phường, theo thống kê năm 2015.

Trước năm 1975, trong khuôn viên nhà thờ có trường trung tiểu học Công giáo Thanh Hải để giảng dạy cho con em giáo dân địa phương, dưới sự quản lý của giáo xứ. Tuy nhiên, sau năm 1975, chính quyền mới trưng dụng cơ sở giáo dục này và vẫn sử dụng cho việc đào tạo cho học sinh địa phương với hai cơ sở là trường tiểu học và trường mẫu giáo Thanh Hải.

Do số giáo dân tăng và sinh hoạt chật chội, giáo xứ cần nơi giữ xe ngày thường và các ngày lễ lớn, xây nhà mục vụ, không gian sinh hoạt tôn giáo cho thanh thiếu nhi… nên từ năm 2014, giáo xứ đã đề nghị chính quyền địa phương trả lại hai ngôi trường.

Theo bản sao chụp một văn bản mang tên Tờ khai sử dụng đất năm 1996 mà người trong Hội đồng mục vụ cung cấp cho RFA, Giáo xứ Thanh Hải mà đại diện là linh mục Vũ Ngọc Đăng có cho địa phương mượn khu trường học nói trên gồm hai mảnh đất với tổng diện tích là 6.136,8 mét vuông từ năm 1975. Văn bản này có dấu và chữ ký của chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thanh Hải.

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Bình Thuận nói rằng các cấp của tỉnh qua các thời kỳ không mượn đất của giáo xứ để thành lập hai trường học, như trong một văn bản đăng tải trên website của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

Theo văn bản này, việc thành lập hai cơ sở giáo dục được các cấp chính quyền của tỉnh thực hiện theo Thông tư số 409 của Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung Bộ quyết định “Bắt đầu từ năm học 1975-1976, chuyển thành trường công tất cả các loại trường tư (do tư nhân, các tổ chức tôn giáo hay các tổ chức xã hội mở),” do vậy, việc chính quyền địa phương quản lý và sử dụng để dạy học cho con em địa phương, trong đó phần lớn là con em của giáo dân Giáo xứ Thanh Hải là đúng quy định pháp luật.

Theo văn bản không có chữ ký mà giáo dân coi là “tuyên truyền” của tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh đã tiến hành khảo sát thực địa trong năm 2014, lập biên bản hiện trạng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Giáo xứ Thanh Hải, thì không có hạng mục là hai ngôi trường.

Năm 2016, UBND thành phố Phan Thiết lập dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học Thanh Hải và trường mẫu giáo Thanh Hải đạt chuẩn quốc gia ở vị trí hiện tại nhưng vấp phải sự phản đối của linh mục Chánh xứ Nguyễn Văn Chữ và Hội đồng mục vụ giáo xứ.

Việc chính quyền địa phương mượn tài sản là tu viện hoặc trường học của nhà thờ Công giáo và không trả lại xảy ra ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam, điển hình là tu viện của Nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) hiện đang được làm Bệnh viện Đống Đa. Gần đây, chính quyền địa phương có kế hoạch xây thêm một toà nhà khám chữa bệnh nhiều tầng trong khu đất vốn thuộc Giáo xứ Thái Hà cho dù nhà thờ liên tục đòi trả lại tu viện.

Share.

Leave a Reply