Friday, November 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Các nhà khoa học nghiên cứu nguyên nhân của trận vỡ sông băng khiến hơn 200 người thiệt mạng trên dãy Himalaya, Ấn Độ cho biết, thảm họa này có thể xảy ra một lần nữa.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tập san học thuật Science (Mỹ) vào ngày 10/6, các nhà khoa học từ Đại học Zurich đã cảnh báo rằng, thảm họa vỡ sông băng kinh hoàng khiến hơn 200 người sống dọc theo thung lũng sông Dhauliganga của Ấn Độ thiệt mạng vào tháng 2 có thể xảy ra lần nữa.

Sử dụng hình ảnh vệ tinh, mô hình kỹ thuật số về địa hình, dữ liệu địa chấn và hình ảnh quay video, các nhà khoa học có thể tái tạo lại thảm họa xảy ra vào ngày 7/2, khi một trận lũ kinh hoàng tàn phá huyện Chamoli (bang Uttarakhand, Ấn Độ), quét sạch các đập, nhà cửa và giết chết người dân.

Thảm họa vỡ sông băng khiến hơn 200 người thiệt mạng trên dãy Himalaya có thể xảy ra lần nữa - Ảnh 1.

Con đập ở Tapovan, bang Uttarakhand, Ấn Độ bị hư hại sau vụ lũ lụt và vỡ sông băng. (Ảnh: Reuters)

Nghiên cứu đã cho thấy một loạt các thảm họa gây chết người, bao gồm trận lũ lụt và vỡ sông băng được tạo ra bởi một trận lở tuyết và lở đá lớn từ đỉnh núi Ronti cao 6063 m (ngọn núi thuộc dãy Garhwal Himalaya ở bang Uttarakhand của Ấn Độ – PV). Đá và băng tách ra khỏi đỉnh núi, sau đó đổ sập xuống từ độ cao khoảng 1.800 m, gây ra thảm họa chết người hàng loạt.

Phân tích cho thấy, một lượng khổng lồ gồm khoảng 27 triệu mđá và băng đã đổ xuống từ sườn núi phía Bắc. Khối đá và băng khổng lồ này đã nhanh chóng biến thành dòng nước chảy siết chứa đất đá di chuyển nhanh, phá hủy hai nhà máy thủy điện và khiến hơn 200 người thiệt mạng hoặc mất tích.

Nghiên cứu trên đã loại bỏ giả thiết trước đó cho rằng, một trận lũ lụt xuất phát từ hồ băng là nguyên nhân dẫn đến vụ vỡ sông băng. Nghiên cứu cho thấy rằng, thảm họa tương tự có thể xảy ra trên núi thuộc dãy Himalaya và kêu gọi các cơ quan hữu quan tăng cường khả năng giám sát tình trạng này. Ông Holger Frey, thuộc Khoa Địa lý của Đại học Zurich, nói rằng, thảm họa lớn tương tự sẽ xảy ra ở một khu vực nào đó trên dãy Himalaya và đây chỉ là vấn đề thời gian.

Các nhà khoa học cho biết, việc tăng cường giám sát có thể giúp giảm thời gian phân tích sau thảm họa xuống còn vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, thay vì 4 tháng.

Share.

Leave a Reply