Tuesday, April 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
  • Ben King & Dearbail Jordan
  • Phóng viên Kinh doanh, BBC News
Russia

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Lần đầu tiên kể từ 1998, Liên bang Nga lỡ hạn thanh toán quan trọng.

Nga có tiền để trả khoản nợ 100 triệu USD, mà đã đến hạn vào Chủ nhật 26/06 nhưng các lệnh trừng phạt đã khiến cho những khoản tiền này không thể chuyển được cho các chủ nợ quốc tế.

Điện Kremlin đã quyết tâm tránh để vỡ nợ, vì nó sẽ là một đòn giáng mạnh vào uy tín của quốc gia.

Bộ trưởng Tài chính Nga gọi tình huống này là “một trò hề” và nó không được cho là sẽ có tác động ngắn hạn.

Theo Chris Weafer, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Macro Advisory có trụ sở tại Moscow, điều này là do Nga không cần huy động tiền quốc tế vì nước này đang đạt được doanh thu từ các mặt hàng giá cao như dầu mỏ.

Nhưng ông cho rằng nó sẽ tạo ra vấn đề về “di sản” nếu tình hình với Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế được cải thiện.

“Đây là loại hành động sẽ làm trì trệ nền kinh tế và khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn nhiều khi chúng ta đến giai đoạn đó,” ông nói.

Việc trả lãi 100 triệu USD đến hạn vào ngày 27/5. Nga cho biết số tiền này đã được gửi đến Euroclear, một ngân hàng phụ trách phân phối khoản thanh toán cho các nhà đầu tư.

Nhưng khoản tiền trả nợ này đã bị mắc kẹt ở đó, theo Bloomberg News, và các chủ nợ chưa nhận được.

Trong khi đó, một số người Đài Loan nắm giữ trái phiếu Nga mệnh giá bằng đồng euro vẫn chưa nhận được tiền trả lãi suất, theo hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin.

Tiền đã không được chuyển đến trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến hạn, tức là vào tối Chủ nhật (26/6), và do đó bị xem là vỡ nợ.

Euroclear sẽ không cho biết liệu khoản thanh toán có bị chặn hay không, nhưng nói rằng họ tuân thủ tất cả các lệnh trừng phạt, được đưa ra sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Nga phản bác việc họ bị vỡ nợ. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết họ đã thanh toán các khoản nợ đến hạn vào tháng 5, và việc nó bị Euroclear chặn do các lệnh trừng phạt “không phải là vấn đề của chúng tôi.”

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thừa nhận các nhà đầu tư nước ngoài sẽ “không thể nhận” các khoản thanh toán, theo nguồn tin từ RIA Novosti.

Vì Nga muốn thanh toán và có nhiều tiền để làm điều đó, ông phủ nhận rằng đây là vỡ nợ thật, thường xảy ra khi các chính phủ từ chối thanh toán, hoặc nền kinh tế của họ yếu đến mức họ không thể có tiền để trả.

“Mọi người trong cuộc đều hiểu rằng đây hoàn toàn không phải là một sự vỡ nợ. Toàn bộ vụ việc này giống như một trò hề.”

Các quốc gia vỡ nợ thường không thể vay thêm tiền nữa, nhưng Nga đã bị cấm vay ở các thị trường phương Tây do các lệnh trừng phạt.

Ngoài ra, Nga được cho là kiếm được khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, và Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết hồi tháng 4 rằng nước này không có kế hoạch vay thêm.

Kích hoạt trả nợ

Theo ông Weafer, việc vỡ nợ sẽ kích hoạt các khoản thanh toán đối với phần lớn nợ của Nga.

Khoảng 40 tỷ USD tiền nợ của Nga được tình bằng đô la Mỹ hoặc euro, với khoảng một nửa được giữ ở nước ngoài.

“Một số phần của số nợ đó giờ sẽ tự động đến hạn thanh toán vì sẽ có điều khoản trả nợ trước hạn trong tất cả các phương thức nợ, vì vậy nếu bạn không trả nợ được một khoản, nó thường kích hoạt nhu cầu thanh toán ngay lập tức đối với các khoản nợ khác, vì vậy Nga có thể chắc chắn phải đối mặt với việc trả nợ ngay lập tức khoảng 20 tỷ USD vào giai đoạn này,” ông Weafer nói trong chương trình BBC Today.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói cái gọi là vỡ nợ là một trò hề "

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói “cái gọi là vỡ nợ là một trò hề “
Lần vỡ nợ cuối cùng của Nga dưới bất kỳ hình thức nào là vào năm 1998 khi đất nước bị rung chuyển bởi cuộc khủng hoảng đồng rouble trong thời kỳ cuối hỗn loạn của chế độ Boris Yeltsin. Tại thời điểm đó, Moscow không thể thanh toán trái phiếu trong nước và không trả được một số nợ nước ngoài.

Nga dường như không thể tránh khỏi vỡ nợ kể từ khi các lệnh trừng phạt lần đầu tiên được Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt sau cuộc xâm lược Ukraine.

Những lệnh trừng phạt này đã hạn chế quyền truy cập của nước này vào mạng lưới ngân hàng quốc tế, vốn sẽ xử lý các khoản thanh toán từ Nga cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới.

Chính phủ Nga cho biết họ muốn thực hiện tất cả các khoản thanh toán của mình đúng hạn, và cho đến nay nó đã thành công.

Việc vỡ nợ dường như không thể tránh khỏi khi Bộ Tài chính Mỹ quyết định không gia hạn quyền miễn trừ đặc biệt trong các quy tắc trừng phạt mà cho phép các nhà đầu tư nhận thanh toán lãi suất từ Nga, hết hạn vào ngày 25/5.

Điện Kremlin hiện dường như cũng đã chấp nhận điều không thể tránh khỏi này, ra sắc lệnh vào ngày 23/6 nêu rõ rằng tất cả các khoản thanh toán nợ trong tương lai sẽ được thực hiện bằng đồng rouble thông qua một ngân hàng Nga, Cơ quan Lưu ký Thanh toán Quốc gia, ngay cả khi các hợp đồng nêu rõ chúng phải được thanh toán bằng đô la Mỹ hoặc các loại tiền tệ quốc tế khác.

Trong khi đó, ông Weafer, làm việc tại Moscow, nói rằng cuộc sống ít nhiều vẫn hoạt động bình thường bất chấp các lệnh trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga.

“Thành thật mà nói, nếu bạn đang ở Moscow ngay bây giờ, nếu bạn không đọc báo, bạn sẽ thấy giá cả tăng lên, ngoài ra thì cuộc sống vẫn như trước ngày 24/2.

“Vào tháng 3 và 4, có rất nhiều lo ngại rằng các sản phẩm sẽ biến mất, rằng các nhà máy sẽ không thể có được linh kiện hoặc vật liệu để tiếp tục hoạt động và do đó chúng tôi có thể thấy tình trạng giảm việc làm nghiêm trọng hoặc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng vào mùa hè [hoặc] đầu mùa thu. Tình hình đó đã được cải thiện, “ông nói thêm.

“Chúng tôi đã thấy các tuyến đường nhập khẩu thay thế được mở qua Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ đã thúc đẩy cái mà họ gọi là kế hoạch nhập khẩu song song rất hiệu quả, rất nhiều sản phẩm bị chặn hồi tháng 3 và tháng 4 hiện đang bắt đầu xuất hiện trở lại, mặc dù với giá cao hơn.”

Trước đó, vào tháng 2/1918, lãnh tụ Lenin từ chối trả các khoản nợ thời Nga hoàng, gây sốc trên thị trường tài chính quốc tế năm đó.

Chính vì lý do này, một số báo tiếng Anh như Financial Times cho rằng “Kể từ thời Lenin tới nay, đây là lần đầu tiên Nga vỡ nợ” chứ không chọn cột mốc 1998.

Share.

Leave a Reply