Thursday, April 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
 29/01/2023

Aboluowang.

Lưỡng hội của chính quyền Trung Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 3 tới và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chính thức bước vào nhiệm kỳ thứ ba. Theo phân tích của chuyên gia, một cuộc đấu đá nội bộ mới ở Trung Nam Hải đang bắt đầu, chủ yếu liên quan đến bốn phe và năm nhóm.

Gần đây, ông Ngô Quốc Quang, cố vấn của cố lãnh đạo Trung Quốc, Triệu Tử Dương, đã đăng một bài viết có tựa đề “Giám sát người lãnh đạo Trung Quốc”, trong đó chỉ ra rằng, rất nhiều phe phái mới sẽ xuất hiện trong số những người đi theo và trung thành với ông Tập Cận Bình. Một kỷ nguyên mới của chính trị bè phái đang mở ra ở Trung Quốc”.

Ông Ngô Quốc Quang, người hiện đang làm việc tại Đại học Stanford và tổ chức tư vấn Hiệp hội Châu Á ở Hoa Kỳ, cho biết: “Địa vị và quyền lực của ông Tập Cận Bình với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao khó có khả năng gặp phải bất kỳ thách thức nào từ bên trong các cán bộ cấp cao của chính quyền Trung Quốc, nhưng sự kình địch bè phái đã bắt đầu phát sinh giữa những người đi theo ông Tập Cận Bình”.

Theo phân tích của ông Ngô, có bốn phe chủ chốt trong đội ngũ tay chân của ông Tập đang tranh giành sự tín nhiệm của ông ấy, bao gồm các quan chức từng làm việc chung với ông ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, và Thiểm Tây, những nơi có quan hệ sâu sắc với gia đình ông Tập.

Ngoài ra còn có năm nhóm khác, bao gồm các quan chức trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp, các quan chức có quan hệ với trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, các thành viên có quan hệ với Trường Đảng Trung ương, một số quan chức có quan hệ thân thiết với vợ của ông Tập là bà Bành Lệ Viện, và một nhóm đến từ lực lượng an ninh.

“Trong những năm tới, đấu đá nội bộ bè phái sẽ là điều không thể tránh khỏi… những thay đổi giữa các thế hệ theo chu kỳ và sự kế thừa quyền lực cũng sẽ thúc đẩy các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái hiện đang hình thành dưới thời Tập Cận Bình”, ông Ngô Quốc Quang nói.

Ông cho rằng cuộc đấu đá nội bộ và chia rẽ trong đội ngũ tay chân của ông Tập là điều mà ông Tập muốn thấy, bởi vì ông ấy cần kiểm tra và cân bằng nội bộ.

Lấy quốc vụ viện sau này làm ví dụ, Lý Cường đến từ Chiết Giang, Hà Lập Phong đến từ Phúc Kiến và Đinh Tiết Tường đến từ Thượng Hải, mỗi người trong số ba người đều có mối liên hệ riêng với ông Tập, và mỗi người họ đều có đội ngũ tay chân và nhân sự riêng.

Kỳ họp Lưỡng hội sắp tới vào tháng 3 sẽ xác nhận việc bổ nhiệm một số quan chức chủ chốt của chính quyền Trung Quốc. Nếu không có gì bất trắc, ông Lý Cường sẽ đảm nhận chức vụ Thủ tướng Quốc vụ viện; Hà Lập Phong sẽ kế nhiệm Lưu Hạc làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện và trở thành “Sa hoàng kinh tế mới” của Trung Quốc; Thái Kỳ sẽ là người đứng đầu bộ phận tuyên truyền tư tưởng của chính quyền Trung Quốc và Vương Tiểu Hồng sẽ tiếp quản Bộ công an.

Ông Ngô nói rằng ông Tập Cận Bình muốn duy trì vị trí trọng tài tối cao, để những người đi theo ông giám sát lẫn nhau và báo cáo với ông.

“Financial Times” đưa tin rằng Joseph Torigian, một chuyên gia về chính trị ở Trung Quốc và Liên Xô tại Washington, nói rằng nếu các phe phái khác hình thành trong giới lãnh đạo cao nhất của chính quyền Trung Quốc, điều đó có thể khiến ông Tập Cận Bình nổi giận. Trong quá khứ, ông Tập đã đàn áp phe đối lập chính trị và các mối đe dọa đối với sự cai trị của ông.

Share.

Leave a Reply