Wednesday, January 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Gần đây khoa học liên tục phát hiện ra rằng không chỉ chất lượng và số lượng thực phẩm bạn ăn mà thời điểm ăn rất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, nhất là bệnh tiểu đường.

 

Thêm cách phòng bệnh tiểu đường

Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Bệnh viện Đại học Columbia ở New York (Mỹ) và Đại học Catalonia – Barcelona ở Tây Ban Nha, thực hiện, bao gồm 26 người tham gia trong độ tuổi từ 50 đến 70, bị thừa cân hoặc béo phì và bị tiền tiểu đường.

Phát hiện giờ ăn giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường- Ảnh 1.

Phát hiện giờ ăn tối giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường

Ảnh: Pexels

Những người tham gia được chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm ăn tối sớm, ăn chủ yếu trước buổi tối.
  • Nhóm ăn tối muộn: Ăn rất nhiều sau 17 giờ – từ 45% lượng calo trở lên.

Cả hai nhóm tiêu thụ cùng một lượng calo và cùng một loại thực phẩm, nhưng vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Những người tham gia được đeo thiết bị để di động để ghi lại các bữa ăn của họ theo thời gian thực. Các tác giả đã so sánh mức độ dung nạp glucose của những người tham gia.

Kết quả đã phát hiện những người ăn tối muộn có khả năng dung nạp glucose kém hơn, bất kể cân nặng hay thành phần chế độ ăn uống của họ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng họ có xu hướng ăn nhiều carbohydrate và chất béo hơn vào buổi tối.

Cụ thể, tiêu thụ hơn 45% lượng calo nạp vào hằng ngày sau 17 giờ làm tăng lượng đường, gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe, bất kể cân nặng và lượng mỡ trong cơ thể, theo EurokAlert.

Phát hiện giờ ăn giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường- Ảnh 2.

Tiêu thụ hơn 45% lượng calo nạp vào hằng ngày sau 17 giờ làm tăng lượng đường, gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe

Ảnh: Freepik

Chú ý thời điểm ăn trong ngày

Tác giả chính, tiến sĩ Diana Díaz Rizzolo, thành viên của Khoa Khoa học sức khỏe, Đại học Catalonia, cho biết: Đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra những tác hại như làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ tim mạch do mức đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và làm tăng tình trạng viêm mạn tính, làm trầm trọng thêm tổn thương tim mạch và chuyển hóa.

Tầm quan trọng của nghiên cứu là nó cho thấy thời điểm ăn trong ngày có thể tác động đến quá trình chuyển hóa đường, bất kể lượng calo tiêu thụ trong ngày và cân nặng cũng như lượng mỡ trong cơ thể của mỗi người.

Tiến sĩ Rizzolo giải thích: Khả năng chuyển hóa đường của cơ thể bị hạn chế vào ban đêm, vì quá trình tiết insulin bị giảm và độ nhạy insulin cũng giảm do nhịp sinh học.

Nghiên cứu này tìm ra một yếu tố mới trong sức khỏe tim mạch chuyển hóa là thời điểm ăn. Và điều này ngày càng trở nên quan trọng, tiến sĩ Díaz Rizzolo cho biết.

Tiến sĩ Díaz Rizzolo khuyên nên tập trung ăn chủ yếu vào ban ngày và lượng calo tiêu thụ cao nhất nên là vào bữa sáng và bữa trưa.

Tiến sĩ Díaz Rizzolo cũng khuyến cáo nên tránh ăn các sản phẩm siêu chế biến, thức ăn nhanh và thực phẩm giàu carbohydrate, đặc biệt là vào ban đêm.

Share.

Leave a Reply