Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Đài quan sát tia X Chandra của NASA và đài quan sát Neil Gehrels Swift đã chụp được các vòng tròn phát sáng xuất hiện xung quanh một hố đen cách Trái Đất khoảng 7.800 năm ánh sáng.

Hố đen nói trên tồn tại trong một hệ nhị phân với một ngôi sao đồng hành. Lực hấp dẫn của hố đen dần kéo lượng vật chất trong ngôi sao về hướng một đĩa hình thành xung quanh chính hố đen này.

Hố đen và hệ thống sao được gọi là V404 Cygni, cách Trái Đất khoảng 7.800 năm ánh sáng. Ngôi sao có khối lượng bằng một nửa mặt trời của chúng ta, theo CNN.

 
vong tron quanh ho den anh 1
Các vòng năng lượng được tạo ra từ hiện tượng tiếng vang ánh sáng xung quanh ngôi sao đồng hành của một hố đen vũ trụ cách Trái Đất 7.800 năm ánh sáng. Ảnh: Wonders of the Universe.

Đài quan sát Swift, bắt đầu hoạt động từ năm 2004 trên không gian, đã phát hiện một vụ nổ tia X từ hệ nhị phân nói trên vào tháng 6/2015. Vụ nổ này đã tạo ra các vòng năng lượng có thể nhìn thấy trong ảnh chụp tia X.

Các vòng năng lượng nói trên được tạo ra từ hiện tượng tiếng vang ánh sáng. Chúng được tạo ra khi chùm tia X từ hệ nhị phân phản xạ khỏi các đám mây bụi rải rác trong không gian giữa hệ thống V404 Cygni và Trái Đất.

Một hình ảnh mới do NASA công bố đã kết hợp các tia X mà Chandra ghi lại được với dữ liệu thu thập bằng ánh sáng quang học từ kính viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii.

Đường kính của các vòng năng lượng mới phát hiện cho phép các nhà nghiên cứu xác định khoảng cách của những đám mây bụi đã được sử dụng để tạo ra các vòng ánh sáng. Vòng tròn càng lớn, đám mây càng gần Trái Đất.

Share.

Leave a Reply