Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Cầm con dơi có sải cánh tới một mét tại một ngôi chùa ở Cần Thơ, Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,PETER CHARLESWORTH

Chụp lại hình ảnh,
Cầm dơi có sải cánh tới một mét tại một ngôi chùa ở Cần Thơ, Việt Nam
Nghiên cứu mới do Wildlife Conservation Society (WCS) thực hiện đã xác định khu vực dơi trú ngụ và các điểm thu nhặt phân dơi đều ở rất gần với các trang trại chăn nuôi lợn là điểm nóng có nguy cơ làm lây truyền virus ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu được chia sẻ trên số mới nhất của tạp chí Viruses được coi là mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và công tác bảo tồn động vật hoang dã.

Nghiên cứu được thực hiện tại năm địa phương ở Việt Nam gồm Quảng Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai, Sóc Trăng, và Lạng Sơn.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt về kết quả nghiên cứu, ông Stephen Sautner thuộc WCS cho biết:

“Nghiên cứu tại Việt Nam và các nghiên cứu tương tự trên thế giới khẳng định khả năng phát hiện virus ở dơi cao hơn so với các loài động vật có vú khác.

“Có khả năng là những loại virus này đã tiến hóa cùng với dơi nên chúng là một phần của hệ vi sinh vật tự nhiên của dơi.

“Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác nhận sự hiện diện của các loại virus corona và paramyxovirus khác nhau ở dơi tại Việt Nam, tại các địa điểm có sự tiếp xúc gần giữa dơi với người và gia súc.

“Bất kỳ nơi nào trên thế giới có sự tiếp xúc giữa dơi, con người và gia súc cũng như vật nuôi trong nhà, chúng ta phải hành động với sự hiểu biết rằng nguy cơ một trong những loại virus đó lây lan từ dơi sang người hoặc gia súc của họ là thực tế.

“Điều đó không có nghĩa là nó xảy ra mỗi khi tiếp xúc với dơi nhưng nguy cơ virus có thể truyền từ dơi sang người hoặc gia súc thông qua tiếp xúc gần là rất cao hoặc nghiêm trọng.”

Ông Stephen cho biết rằng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đặc biệt tìm kiếm virus từ các họ virus được biết đến với khả năng gây bệnh và dịch bệnh ở người – về cơ bản là virus có thể gây ra đại dịch nếu chúng lây sang người và thích nghi với khả năng lây truyền từ người sang người.

“Chúng tôi đã tìm kiếm virus cúm, paramyxovirus (như virus sởi), virus corona, filovirus (như virus Ebola) và flavivirus là họ virus gây sốt xuất huyết.

“Chúng tôi đã phát hiện RNA của virus corona và paramyxovirus trong phân dơi. Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật phòng thí nghiệm PCR để phát hiện vật liệu di truyền từ virus corona và paramyxovirus.

“Sau đó, chúng tôi phải giải trình tự các sản phẩm PCR mà chúng tôi đã phát hiện để xác định loại virus đó là gì bằng cách sử dụng mã di truyền của nó”.

Có virus Covid-19 trong phân dơi hay không?

Bats

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Trước câu hỏi này, ông Stephen Sautner cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus thuộc nhóm virus corona bao gồm SARS-CoV2 (COVID-19) trong phân dơi.

Trong nghiên cứu ở Việt Nam, các nhà khoa học cũng tìm thấy beta coronavirus (một trong bốn chi của virus corona) trong phân dơi và chúng cũng đã được xác định trong phân dơi ở các khu vực khác của Châu Á.

Tuy vậy, ông Sautner cho biết thêm rằng loại virus SARS-COV2 chính xác gây ra COVID-19 ở người chưa được tìm thấy trong phân dơi nhưng họ hàng gần của virus đó đã được phát hiện ở loài dơi.

Làm gì để tránh lây nhiễm

Theo ông Stephen Sautner, mặc dù nông dân có thể không có đủ nguồn lực để mua và mặc các loại đồ bảo hộ mà chúng ta thường thấy trong bệnh viện nhưng họ có thể sử dụng khẩu trang vải để che mũi và miệng, rửa tay sau khi tiếp xúc với phân chim và cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với dơi.

“Đó là tất cả những cách mà mọi người có thể tự bảo vệ mình trong những môi trường này.

“Nếu họ bị ốm và bị sốt, họ nên liên hệ với trung tâm y tế địa phương.

“Họ nên nói cho nhân viên trung tâm y tế biết rằng họ đã tiếp xúc với dơi để bác sĩ của họ biết rằng họ có thể có nguy cơ cao tiếp xúc với virus lưu hành ở dơi.”

Vì sao nghiên cứu này quan trọng?

Theo WCS, nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực thú y, sức khỏe cộng đồng và môi trường đã thu thập hơn 1,600 mẫu sinh phẩm từ động vật và từ người tại khu vực thu nhặt phân dơi, điểm trú ngụ tự nhiên của dơi và trang trại chăn nuôi lợn để tiến hành xét nghiệm sàng lọc với nhiều loại virus khác nhau, bao gồm virus corona, virus cúm, virus filo và một số họ virus khác.

Nghiên cứu đã tìm thấy nhiều chủng virus có trên dơi tại các khu vực có sự tiếp xúc giữa người và động vật, trong đó có virus corona. Loại virus này có mối liên hệ mật thiết về mặt di truyền với nguồn gốc của mầm bệnh gây bệnh trên lợn, có khả năng lây truyền virus giữa các trang trại chăn nuôi lợn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa xác định được chính xác khả năng lây lan dịch bệnh giữa các loài động vật bởi vẫn chưa đánh giá được đầy đủ các đặc tính và khả năng “vượt rào” của các loại virus này để có thể lây truyền giữa các loài khác nhau.

Các mẫu sinh phẩm thu thập trên người cũng được tiến hành xét nghiệm để tìm kháng thể với 8 nhóm virus. Với số lượng mẫu nhỏ nên các xét nghiệm chưa phát hiện được bất cứ virus nào từ dơi đang lưu hành trong cộng đồng người dân sống gần hang dơi và nơi thu nhặt phân dơi.

Nhưng khi tiến hành một số các xét nghiệm khác, kết quả xét nghiệm lại cho thấy có thể một số người dân sống tại các khu vực kể trên đã từng tiếp xúc với virus Marburg, virus sốt xuất huyết Crimean-Congo và một số virus khác.

Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức WCS – Chương trình Việt Nam, đồng tác giả của bài nghiên cứu cho biết:

“Nghiên cứu này cho thấy những nguy cơ của hoạt động thu nhặt phân dơi tới sức khỏe cộng đồng, và nguy cơ lây lan virus từ động vật hoang dã sang động vật nuôi thông thường và cuối cùng là sang con người.

“Việc tiến hành giám sát và phát hiện sớm các điểm nóng lây truyền virus là chìa khóa để ngăn chặn các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai.”

Nghiên cứu này là một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm triển khai giám sát Một Sức Khỏe tại Việt Nam – quốc gia nằm trong khu vực được coi là một trong những điểm nóng toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Việt Nam còn bao nhiêu con hổ hoang dã(BBC)
Share.

Leave a Reply