Shailaja Neelakantan, phóng viên BenarNews tại Washington.
Một tuyên bố chung cho biết Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á vừa nhất trí sẽ không gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau một số hành vi xâm phạm gần đây của Trung Quốc đối với những vùng biển mà Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với chính quyền quân sự Myanmar rằng: Tình hình trong nước của Myanmar sẽ không ảnh hưởng tới mối quan hệ hữu nghị của Bắc Kinh với Naypyidaw – một bình luận dường như mâu thuẫn với sự ủng hộ mà Trung Quốc tuyên bố dành cho những nỗ lực giải quyết tình hình hỗn loạn sau đảo chính ở Myanmar của ASEAN.
Theo Bản tuyên bố chung do ASEAN và Trung Quốc đưa ra sau cuộc gặp cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại Trùng Khánh, hai bên đã nhất trí “tăng cường và thúc đẩy an ninh hàng hải” cũng như “thực hành tự kiềm chế trong việc tiến hành các hành động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định và theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Theo Bản tuyên bố chung do ASEAN và Trung Quốc đưa ra sau cuộc gặp cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại Trùng Khánh, hai bên đã nhất trí “tăng cường và thúc đẩy an ninh hàng hải” cũng như “thực hành tự kiềm chế trong việc tiến hành các hành động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định và theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Philippines nói rằng đã có những thảo luận “căng thẳng” giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và ASEAN tại Trung Khánh hôm thứ hai trước khi hai bên ra thông cáo chung vào cuối ngày hôm đó. Malaysia, Philippines và Việt Nam đứng về một phía chống lại Trung Quốc trong khi các quốc gia thành viên khác giữ im lặng.
Bản tuyên bố chung này cũng nói rằng bất cứ tranh cãi nào với Trung Quốc sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc của luật quốc tế được công nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
Tuyên bố chung này không đề cập tới một thực tế là UNCLOS không công nhận các tuyên bố chủ quyền lịch sử, ví dụ như các tuyên bố của Trung Quốc, trong tuyến đường hàng hải đang xảy ra tranh chấp. Bắc Kinh đã không chấp nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài quốc tế về những tuyên bố chủ quyền rộng lớn của nước này tại Biển Đông.
Một tuyên bố riêng của Trung Quốc về kết quả của cuộc gặp cho biết hai bên đã đồng ý “giải quyết và quản lý những sự khác biệt thông qua tham vấn”.
“Việc láng giềng có vấn đề với nhau là rất tự nhiên” – ông Vương Nghị nói trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Vùng biển bất ổn
Tuy nhiên những vấn đề mà ông Vương Nghị nói trên thực tế đã trở nên tồi tệ hơn trong thời gian gần đây.
Tuần trước, Malaysia nói rằng 16 máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm không phận hàng hải của nước này trên vùng biển Biển Đông gần đảo Borneo.
Phía Malaysia cho biết họ sẽ triệu tập phái viên Trung Quốc và đệ đơn phản đối ngoại giao với Bắc Kinh về “sự đe dọa của nước này đối với chủ quyền quốc gia của [Malaysia]”.
Trung Quốc nói rằng các máy bay của Trung Quốc đang thực hiện “các hoạt động bay thường lệ” và không xâm phạm vào vùng không phận của Malaysia.
Hôm thứ hai, tại Trùng Khánh, Malaysia nói với Trung QUốc rằng nước này “phản đối sự hiện diện của các khí tài quân sự nước ngoài, trái với quyền tự do hàng hải và hàng không theo quy định của luật pháp quốc tế cũng như không có sự chấp thuận trước của Chính phủ Malaysia”.
Vào tháng 4/2021, Việt Nam đã tố cáo việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên tại Biển Đông như RFA đã từng đưa tin.
Việt Nam nói rằng lệnh cấm này đã vi phạm chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, Công ước UNCLOS và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông được thỏa thuận từ năm 2003.
Cũng trong vùng biển này, Bắc Kinh và Manila đã có những bất đồng kể từ tháng 3, khi Philippines phát hiện hơn 200 tàu do lực lượng dân quân biển Trung Quốc điều khiển tập trung tại khu vực Đá Ba Đầu, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Bắc Kinh nói rằng Đá Ba Đầu là một phần của quần đảo Nam Sa của nước này. Nam Sa là tên Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa.
Kể từ đó, Trung Quốc duy trì hiện diện tại vùng biển của Philippines, khiến cho Manila hàng ngày đều đưa ra những phản đối ngoại giao đối với Bắc Kinh kể từ tháng tư cho tới ít nhất là tuần trước.
Lập trường của Trung Quốc về Myanmar
Các cuộc hội đàm giữa ASEAN và Trung Quốc tại Trùng Khánh ở mạn Tây Nam Trung Quốc luôn có sự hiện diện của ông Wunna Maung Lwin – người được Chính quyền quân sự Myanmar bổ nhiệm là Ngoại trưởng sau khi lực lượng quân sự lật đổ chính phủ dân cử của nước này và ngày 1/2/2021.
“Trung Quốc sẽ luôn ủng hộ Myanmar trong việc lựa chọn con đường phát triển phù hợp nhất với điều kiện quốc gia của mình” – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đã gặp ông Wunna Maung Lwin vào thứ ba và nói rằng “Trung Quốc sẽ luôn ủng hộ Myanmar trong việc lựa chọn con đường phát triển phù hợp nhất với điều kiện quốc gia của mình” – Mạng CGTN của nhà nước Trung Quốc cho hay.
CGTN cũng cho biết ông Nghị nói với ông Wunna Maung Lwin rằng “chính sách hữu nghị của Bắc Kinh đối với Myanmar không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tình hình đối nội và đối ngoại của Myanmar”.
Trong cuộc họp hôm thứ hai, Singapore, Malaysia và Indonesia cho biết họ rất thất vọng vì sự thiếu tiến triển trong việc thực hiện “đồng thuận 5 điểm” của ASEAN về Myanmar.
Đồng thuận này có được sự nhất trí của ông Min Aung Hlaing – Thống tướng chính quyền quân sự Myanmar tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta diễn ra vào cuối tháng 4/2021. Đồng thuận này bao gồm việc chấm dứt ngay bạo lực, đối thoại giữa các bên liên quan trong nước của Myanmar và bổ nhiệm một đặc phái viên của khối ASEAN tại Myanmar. Lực lương quân sự Myanmar kể từ đó đã phớt lờ đồng thuận này.
Qua báo chí nhà nước Myanmar, đại diện nước này phản bác lại bình luận của các thành viên ASEAN rằng chính quyền quân sự Myanmar cam kết ủng hộ một kế hoạch năm điểm – ngoại trừ kế hoạch đó không phải của ASEAN – là “chương trình tương lai 5 điểm” của lực lượng quân đội được tuyên bố vào tháng Hai sau đảo chính.
Ông Wunna Maung Lwin được tờ The Global New Light – một ấn phẩm của nhà nước Myanmar – trích lời nói rằng, chương trình đó là “cách duy nhất để đảm bảo hệ thống dân chủ có kỷ luật và chân chính” và sẽ “xem xét các hành vi gian lận bầu cử”.
Quân đội Myanmar tuyên bố rằng cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào tháng 11/2020, mà đảng của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vang dội, đã có gian lận.
Bình luận của ông Vương Nghị được đưa ra một ngày sau khi Indonesia nói rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc là rất quan trọng trong việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar.
Bắc Kinh ủng hộ ASEAN “đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc xử lý đúng đắn các vấn đề trong nước của Myanmar” – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói
Ngoại trưởng Trung Quốc hôm thứ ba cho biết, Bắc Kinh ủng hộ ASEAN “đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc xử lý đúng đắn các vấn đề trong nước của Myanmar”.
Ông cũng cho biết Trung Quốc ủng hộ việc “từng bước thực hiện Đồng thuận 5 điểm” và kêu gọi tất cả các nước “tránh các biện pháp trừng phạt đơn phương và can thiệp quá mức” vào Myanmar.
Những chỉ trích từ NUG
Trong chuyến thăm Naypyidaw vào cuối tuần trước, các quan chức ASEAN đã gặp gỡ Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing, nhưng không gặp các thành viên của chính phủ dân sự được bầu ra trước đây.
Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) dân sự của Myanmar (NUG) đã chỉ trích Trung Quốc và ASEAN vì đã phớt lờ các đại diện của họ tại cuộc họp ở Trùng Khánh.
“Cả Trung Quốc và ASEAN đều đã không mời NUG tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc-ASEAN và Cuộc họp kỷ niệm 30 năm” – Bộ trưởng Ngoại giao NUG Zin Mar Aung phát biểu hôm thứ hai trong một bức thư ngỏ đăng trên Facebook.
“Bộ Ngoại giao của NUG và các bộ khác hy vọng sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận tích cực song phương hoặc đa phương.”
Các nhà phân tích chính trị cho rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò trong việc khôi phục hòa bình và dân chủ ở Myanmar.
Nhà phân tích Thein Tun Oo từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Thayningha cho rằng các áp lực quốc tế trong thời gian hậu đảo chính đối với chính quyền quân sự là chưa đủ.
“Chúng ta hiện thấy mong muốn cùng hợp tác vì một giải pháp chính trị. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta sẽ có được những kết quả tích cực và mang tính xây dựng cho Myanmar từ hội nghị Trung Quốc – ASEAN ở Trùng Khánh này ” – nhà phân tích này nói trong một cuộc trao đổi với phóng viên RFA.
Một nhà phân tích khác, Than Soe Naing, cho rằng Trung Quốc dường như không sẵn lòng giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.
Trung Quốc “đã tránh tiếp nhận vấn đề và chuyển gánh nặng sang ASEAN – Nhà phân tích Than Soe Naing nói
Than Soe Naing nói với RFA rằng Trung Quốc “đã tránh tiếp nhận vấn đề và chuyển gánh nặng sang ASEAN.
“Thay vì tìm ra giải pháp cho vấn đề, những gì chúng ta đang thấy bây giờ là cả hai bên dường như đang khuyến khích cuộc đảo chính và sẵn sàng công nhận chính thức đối với hội đồng quân sự để bước tiếp.”
Leave a Reply