Friday, November 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được tổng thống và ngoại trưởng Pháp tiếp đón, trong ảnh ông Blinken (P) đang chào đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian, ngày 25/06/2021, tại điện Elysée, Paris.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được tổng thống và ngoại trưởng Pháp tiếp đón, trong ảnh ông Blinken (P) đang chào đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian, ngày 25/06/2021, tại điện Elysée, Paris. Andrew Harnik POOL/AFP

Sau Đức, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Pháp và được đồng nhiệm Jean-Yves Le Drian tiếp đón ngày 25/06/2021. Trả lời nhật báo New York Times sau buổi làm việc cùng ngày với tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Elysée, ông Blinken cho rằng Pháp và Mỹ có chung quan điểm về những mối đe dọa của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và một nước Nga ngày càng quả quyết.

Chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông Blinken, với tư cách là ngoại trưởng Hoa Kỳ, nằm trong khuôn khổ nỗ lực hồi sinh mối quan hệ với các đồng minh châu Âu, vốn dĩ trở nên căng thẳng dưới thời tổng thống Donald Trump. Trong buổi làm việc với đồng nhiệm Pháp, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đến việc phải « phối hợp với nhau » mới có thể « mạnh hơn và hiệu quả hơn », cũng như mới « có cơ hội chứng minh rằng những nền dân chủ của chúng ta có thể tạo nên những kết quả thực sự ».

Còn trong buổi trả lời phỏng vấn nhật báo New York Times, ông Blinken khẳng định Mỹ và Pháp « có chung quan điểm » trong quyết tâm kháng lại khả năng một thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, một trật tự thế giới có thể sẽ « hoàn toàn phi tự do về bản chất ». Mục tiêu của hai nước « không phải là cản trở Trung Quốc » hay « cố kìm nén Trung Quốc », nhưng khi cần phải bảo vệ trật tự quốc tế mở và tự do thì « chúng tôi sẽ đứng lên ».

Theo ông Blinken, « tổng thống Macron có cùng cách suy nghĩ đó và tập trung vào việc cần phải có những kết quả thực tế ». Tuy nhiên, vẫn theo New York Times, việc hai bên có chung quan điểm hơi gây bất ngờ vì tổng thống Pháp Macron nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chiến lược tự chủ của châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu vẫn coi « Trung Quốc là đối thủ mang tính có hệ thống » nhưng đối sách không kịch liệt như Hoa Kỳ.

Share.

Leave a Reply