Chỉ riêng tiểu bang Rhineland-Palatinate của Đức có ít nhất 50 người chết vì mưa lũ gây sập đường xá, đổ nhà…và rất nhiều người Đức vẫn bị cho là mất tích, tính đến 15/07/2021.
Chừng 1.300 cư dân khu Ahrweiler của bang Rhineland-Palatinate vẫn thuộc nhóm “mất tích”.
Bang Bắc Rhine-Westphalia ghi nhận 43 ca tử vong nữa, theo giới chức Đức.
Tổng số trường hợp tử vong tại Đức, tính đến sáng 16/07 là 93.
Còn tại Vương quốc Bỉ, đài BTBF đưa tin 14 người dân chết vì lụt.
Tình hình tại Hà Lan, Luxembourg và Thụy Sĩ cũng rất đáng lo ngại.
Ở Hà Lan, hôm 15/07, chính quyền khuyến cáo dân từ các thị trấn và làng mạc dọc sông Meuse, tỉnh Limburg tạm thời sơ tán cho đến hết chiều thứ Sáu 16/07 vì nước sông dâng cao.
Một số hồ nước của Thụy Sĩ có nguy cơ vỡ đập chắn vì nước dâng.
Trái Đất nóng lên gây ra thời tiết cực đoan
Theo phân tích của phóng viên môi trường cho đài BBC, ông Roger Harrabin vì “Bắc Bán cầu từ một thời gian qua chịu tác động luân phiên của các đợt nóng, hạn, và mưa lớn.
“Các nhà khoa học đã lên tiếng phê phán giới chức các nước không chuẩn bị tốt để bảo vệ công dân của nước họ trước tình trạng thời tiết biến đổi cực đoan, ở phía Bắc châu Âu và Hoa Kỳ.”
Các vùng này được giới khoa học cho là sẽ còn tiếp tục bị cơn nắng nóng hoặc mưa lũ gia tăng, vì biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Thời gian qua, Mỹ và Canada ghi nhận đợt nóng kỷ lục, gây chết người.
Hannah Cloke, Giáo sư thủy văn ĐH Reading, Anh Quốc nói: “Các ca tử vong, sự tàn phá khắp châu Âu là hệ quả của lũ lụt đã có thể tránh được.
Dự kiến vào tháng 11/2021, Hội nghị thượng đỉnh LHQ về Biến đổi Khí hậu (COP- 26), sẽ họp ở Glasgow, LH Vương quốc Anh để tái cam kết về các mục tiêu cắt giảm CO2 và ngăn Trái Đất nóng lên.
Tuy thế, có những ý kiến cảnh báo rằng có thể nhiều mục tiêu con người đặt ra đã muộn hơn so với thay đổi của bầu khí quyển, gây biến đổi bất thường về thời tiết.
Leave a Reply