ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 2/8
TT Trump huy động được tiền quyên góp cho chiến dịch tranh cử nhiều hơn bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào
Theo hồ sơ chiến dịch liên bang mới được tiết lộ vào cuối tuần này, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hiện đã huy động được khoảng 102 triệu đô-la Mỹ tiền mặt cho chiến dịch của mình, trang Daily Mail cho hay.
Theo WinRed, trang web đóng góp chính của Đảng Cộng hòa Mỹ, ông Trump đã huy động được tiền quyên góp nhiều hơn bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào khác. Ông cũng đã vượt qua từng nhóm trong số ba nhóm gây quỹ chính của đảng về số tiền quyên góp.
Ông Trump nói trong một tuyên bố hôm thứ Bảy về việc gây quỹ khổng lồ của mình: “Thay mặt cho hàng triệu người đàn ông và phụ nữ chia sẻ sự phẫn nộ của tôi và muốn tôi tiếp tục đấu tranh cho sự thật, tôi rất biết ơn sự ủng hộ của các bạn. Tôi không thể tưởng tượng một thời điểm quan trọng hơn để bầu những người Cộng hòa giỏi vào Hạ viện và Thượng viện”.
Cựu tổng thống tiếp tục. “Chúng ta phải có những người sẽ ủng hộ Chương trình nghị sự nước Mỹ trên hết, như thuế thấp hơn, ít quy định hơn, ủng hộ Tu chính án thứ hai, Biên giới mạnh mẽ, tôn vinh các bác sĩ của chúng ta và rất cứng rắn với tội phạm. Người dân Mỹ biết điều gì đang bị đe dọa”.
“Tôi sẽ không bao giờ ngừng đấu tranh cho các cuộc bầu cử Tự do và Công bằng, cũng như để bầu ra những ứng cử viên phù hợp”, ông nói.
Một ngày trước khi các con số mới được công bố, cựu Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows cho biết ông Trump đã gặp gỡ các thành viên được cho là “Nội các của ông” tại câu lạc bộ golf ở New Jersey khi ông cân nhắc một cuộc chạy đua khác vào năm 2024.
Trở lại hồi tháng 4, Trump cho biết ông đang xem xét 100%’việc tranh cử tổng thống vào năm 2024 khi ông nói trước rằng ông có thể đề cử Thống đốc Florida Ron DeSantis làm người đồng hành cùng ông lần này.
CDC Mỹ đối mặt với dự luật thanh tra từ 10 Thượng nghị sĩ Cộng hòa
Một nhóm gồm 10 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ đang ủng hộ đạo luật yêu cầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ phải thanh tra việc đưa ra quyết định và thông điệp về sức khỏe cộng đồng tại nước này.
Dự luật của Thượng viện Mỹ (pdf) có tên là Đạo luật Khôi phục Tổ chức Y tế Công cộng năm 2021 (Restore Public Health Institution Trust Act of 2021). Dự luật này yêu cầu Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ (Government Accountability Office – GAO) cần đánh giá thông điệp và việc ra quyết định về sức khỏe cộng đồng của CDC Mỹ, cũng như chuẩn bị một báo cáo về những phát hiện của GAO.
Báo cáo sẽ bao gồm việc xem xét dữ liệu mà CDC đã sử dụng để đưa ra các khuyến nghị của mình, và rằng liệu “thông điệp không nhất quán” của cơ quan có tác động đến lòng tin và sự sẵn sàng khi sử dụng vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán (COVID-19) của công chúng Mỹ hay không.
Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio (Florida) cho biết: “Những hướng dẫn này, giống như hầu hết các sắc lệnh của Chính quyền ông Biden ngày nay, không có ý nghĩa mấy và dường như không có chỉ đạo khoa học”. BÌnh luận này của ông Rubio đề cập đến việc CDC Mỹ gần đây đã đảo ngược hướng dẫn về việc đeo khẩu trang cho người đã tiêm phòng vaccine đầy đủ tại Mỹ.
Vị thượng nghị sĩ Cộng hòa nêu rõ: “Người Mỹ đã dành một năm rưỡi qua để hy sinh to lớn cho việc ngăn chặn sự lây lan của virus [Corona Vũ Hán], nhưng họ đang bối rối và mất lòng tin vào các tổ chức của chúng ta. Thông điệp lộn xộn hỗn tạp cũng có thể làm giảm niềm tin vào hiệu quả của các loại vaccine”.
Dự luật này cũng sẽ yêu cầu GAO xác định xem liệu các tổ chức bên ngoài, bao gồm cả công đoàn giáo viên của Mỹ, có đủ khả năng để tác động đến hướng dẫn của CDC Mỹ hay không.
Tuần trước, CDC Hoa Kỳ đã sửa đổi hướng dẫn trước đó về việc đeo khẩu trang của mình, khi yêu cầu những người được tiêm chủng vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán đầy đủ vẫn phải đeo khẩu trang ở những không gian đông đúc chung. Cơ quan này đưa ra quyết định dựa trên một nghiên cứu về một đợt bùng phát dịch bệnh ở Massachusetts cho thấy, 74% số người bị nhiễm virus Corona Vũ Hán trong đợt dịch này vốn đã được tiêm phòng đầy đủ. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng, những người được tiêm phòng đầy đủ khi bị nhiễm COVID-19 vẫn có thể lan truyền virus.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Steve Daines (Montana) cho biết: “Sự đảo ngược của CDC đối với hướng dẫn đeo khẩu trang gửi một thông điệp khó hiểu đến người dân Montana và người dân Mỹ [nói chung], và [quyết định này] chưa được chứng minh rõ ràng bằng dữ liệu. CDC cần cải thiện phương thức kết nối với công chúng của mình và ngừng phá hoại niềm tin về vaccine”.
Trong một tuyên bố, một Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác là bà Cythia Lummis (Wyoming) nêu rõ: “Trong hơn một năm rưỡi qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [Mỹ] đã ban hành hướng dẫn sức khỏe mâu thuẫn nhau, có lúc chỉ cách nhau vài tuần và có đôi lúc còn không có dẫn chứng từ dữ liệu lâm sàng. Các hành động của họ đã chia rẽ đất nước chúng ta một cách không cần thiết và thúc đẩy xung đột đảng phái. Công việc của CDC là giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật, không phải đóng vai trò chính trị. Đã đến lúc cần giám sát và cải cách” cơ quan này.
Pfizer và Moderna đồng loạt tăng giá vắc xin COVID-19
Pfizer và Moderna đã tăng giá vắc xin COVID-19 của họ trong các hợp đồng cung cấp mới nhất choLiên minh châu Âu, tờ Financial Times đưa tin hôm Chủ nhật ngày 1/8.
Pfizer và Moderna tăng giá vắc xin COVID-19
Pfizer và Moderna đã tăng giá vắc xin COVID-19 của họ trong các hợp đồng cung cấp mới nhất choLiên minh châu Âu, tờ Financial Times đưa tin hôm Chủ nhật ngày 1/8.
Giá mới cho 1 mũi tiêm Pfizer là 19,50 € so với 15,50 € trước đây, tờ báo cho biết, trích dẫn một phần của các hợp đồng đã thấy.
Theo các hợp đồng, giá vắc xin Moderna là (600.000 đồng) một mũi, tăng từ khoảng 19 euro (520.000 đồng) trong hợp đồng cung cấp đầu tiên nhưng thấp hơn mức 28,50 đô la (660.000 đồng) đã thỏa thuận trước đó vì đơn đặt hàng đã tăng lên, báo cáo cho biết, dẫn lời một quan chức biết rõ về vấn đề.
Ủy ban châu Âu cho biết hôm thứ Ba (27/7) đến cuối mùa hè, rằng EU sẽ đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 70% dân số trưởng thành.
Vào tháng 5, EU cho biết họ dự kiến sẽ nhận được hơn một tỷ liều vắc xin vào cuối tháng 9 từ bốn nhà sản xuất thuốc.
Pfizer và Moderna không đưa ra bình luận ngay lập tức cho Reuters
Những câu chuyện kỳ dị của Trung Quốc ở Thế vận hội Tokyo
Thế vận hội Tokyo đang diễn ra sôi nổi, nhưng năm nay đội tuyển quốc gia Trung Quốc có vẻ không gặp may. Đội tuyển bóng chuyền nữ không đoạt huy chương vàng, bóng bàn thua Nhật Bản và cầu lông đôi nam cũng thua Đài Loan. Tuy nhiên, chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Lưu Duệ Thiệu đã chỉ ra Thế vận hội vẫn tràn ngập cái gọi là “mục tiêu chính trị” được ĐCSTQ quảng bá xuyên suốt.
Lưu Duệ Thiệu, một nhà phê bình thời sự nổi tiếng của Hồng Kông, người đã tham gia đưa tin về Thế vận hội Seoul, Barcelona và Bắc Kinh, nói rằng người yêu thể thao hay người văn minh bình thường sẽ quan sát Thế vận hội từ ba khía cạnh: nỗ lực thi đấu, khả năng và sức mạnh, thì chính quyền Trung Quốc lại tung ra một loạt các động thái khiến Thế vận hội bị chính trị hóa đến nản lòng.
Ví dụ, ông trích dẫn một bài báo của Reuters về việc vận động viên cử tạ nữ Trung Quốc Hầu Chí Tuệ giành huy chương vàng, Trung Quốc đã chỉ trích Reuters cố tình chọn một bức ảnh nữ vận động viên có biểu cảm méo mó làm ảnh bìa, xúc phạm vận động viên Trung Quốc.
Ông Lưu nói: “Cái này thực ra có thể phản ánh văn hóa của ĐCSTQ. Ông chỉ ra rằng bản thân ĐCSTQ đã thực hiện việc lựa chọn có chủ đích rất nhiều bức ảnh nội bộ, như việc năm đó tưởng niệm Mao Trạch Đông, hình ảnh của Giang Trạch Dân đã bị sửa cho biến mất. Lúc trước bên phải là Hồ Cẩm Đào, ở giữa là Giang Trạch Dân, bên trái là Đặng Tiểu Bình, nhưng sau khi sửa ảnh xong thì Giang biến mất. Đó là khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền. Bạn có thể thấy rằng tình huống này thực sự phản ánh văn hóa của ĐCSTQ. Điều quan trọng nhất là mục tiêu chính trị, vì vậy có nhiều điều để nói”.
Ngoài ra còn có một trường hợp liên quan đến vận động viên cầu lông Hồng Kông Ngũ Gia Lãng, chỉ vì anh mặc áo thi đấu màu đen mà bị thành viên Mục Gia Tuấn và những người khác của Liên minh Dân chủ vì Sự tốt đẹp và Tiến bộ của Hồng Kông (DAB) – một đảng chính trị bảo thủ thân Bắc Kinh ở Hồng Kông chỉ trích. Nguyên nhân là bởi màu đen là màu trang phục đại diện của những người biểu tình vì dân chủ của Hồng Kông.
Đám người thân Bắc Kinh đã đặt câu hỏi: “Anh không muốn làm đại diện cho người Hồng Kông phải không, đừng có thi đấu nữa”. Một số người nói rằng không nên mặc đồ đen. Theo sau có rất nhiều người dùng ngòi bút làm vũ khí tấn công anh. Có người đã nói đề nghị không mặc đồ màu đen, lập tức người dân Hồng Kông đã đặt ra câu hỏi trên mạng rằng: “Quần áo của thẩm phán màu gì? Nó chả phải là màu đen à”. Nhà bình luận Lưu Duệ Thiệu cho rằng đây là kiểu não trạng điển hình của những người chỉ biết tới mục tiêu chính trị.
Ngoài ra, xạ thủ Trung Quốc Vương Lộ Dao đã không thể lọt vào trận chung kết nội dung bắn súng 10 mét, sau đó cô tự thừa nhận trên báo rằng bản thân thật “yếu đuối vô năng”, kết quả là cư dân mạng Trung Quốc đã liên tiếp tấn công cô, nói rằng tinh thần mềm yếu như vậy sao có thể chiến thắng, chưa gì đã sụp đổ thừa nhận mình kém. Ông Lưu cho rằng đây chính là người Trung Quốc tự gây áp lực, tự vùi dập nhau.
Không như Vương Lộ Dao, vì không có huy chương nên bị mắng, tới cả vận động viên đã có được huy chương vàng danh giá cũng bị dân Trung Quốc mắng mỏ.
Ví dụ, sau khi vận động viên bắn súng 21 tuổi Dương Sanh giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên, cư dân mạng đã lật lại bức ảnh chụp đôi giày Nike của cô vào tháng 12. Năm ngoái, Nike đã bị dân Trung Quốc tảy chay khi nhắc tới việc dừng sử dụng vải bông được sản xuất ở Tân Cương. Hóa ra nữ vận động viên không “yêu nước’ theo kiểu vậy, và cô ấy đã bị mắng là “hãy cút ra khỏi Trung Quốc”. Sự việc tương tự cũng xảy ra với đội bóng chuyền nữ Trung Quốc khi mặc áo đấu do Adidas tài trợ thay vì nhãn hiệu thể thao Trung Quốc Li Ning hay Anta.
Lưu Duệ Thiệu nói: “Ở Trung Quốc, hơi một tí là dư luận liền làm căng lên, đem mọi vấn đề chính trị hóa nó, kỳ thực nó chính là văn hóa đấu tranh của ĐCSTQ. Trong thực tế, điều này phản ánh ý thức đấu tranh mà văn hóa chính trị Trung Quốc đã thâm nhập vào trong nhân dân. Mà cái văn hóa đấu tranh này thật ra chính là ý thức phòng thủ quá trớn, rồi dẫn đến nhiều việc tự hủy hoại bản thân mình”.
Bỉ cảnh báo nguy cơ gián điệp trên điện thoại thông minh Trung Quốc
Theo một báo cáo của các phương tiện truyền thông Bỉ “L’Echo” và “De Tijd” vào thứ Bảy (31 tháng 7), cơ quan tình báo Bỉ đã đưa ra cảnh báo nguy cơ gián điệp ở 3 thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc là Xiaomi, Oppo và OnePlus, trang Epoch Times cho hay.
Các điện thoại thông minh được sản xuất bởi các hãng này đang rất phổ biến trong người tiêu dùng Bỉ. Tuy nhiên, người phát ngôn của Cơ quan An ninh Quốc gia Bỉ Ingrid Van Daele cảnh báo rằng có các mối đe dọa gián điệp có thể tồn tại trên điện thoại di động, ngay cả khi cơ quan tình báo chưa xác định được trường hợp cụ thể.
“Vì vậy, chúng tôi khuyên họ nên cảnh giác”, bà Van Dale nói.
Hai tờ báo L’Echo và De Tijd cũng trích dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bỉ Vincent Van Quickenborne khi được hỏi, “các công ty này có hệ thống xâm nhập điện thoại để hỗ trợ chính phủ Trung Quốc hay không?”.
Bà Van Dale nói rằng ngoài mối quan hệ khó hiểu giữa các công ty này và chính quyền Trung Quốc, các quốc gia khác (như Hà Lan và Hoa Kỳ) đã đưa ra quan ngại về các công ty viễn thông Trung Quốc và rủi ro của họ đối với đời sống riêng tư và an ninh quốc gia.
Bà nói rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty này và các cơ quan tình báo và an ninh của chính quyền Trung Quốc đã được đưa vào luật pháp quốc gia của Trung Quốc. Ví dụ, Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc quy định rằng tất cả các công ty Trung Quốc phải hợp tác với các cơ quan tình báo.
Trong những năm gần đây, Bỉ liên tục đưa tin về gián điệp Trung Quốc. Cơ quan An ninh Quốc gia Bỉ đã công bố báo cáo thường niên năm 2019, cảnh báo các sinh viên từ các cơ sở nghiên cứu quân sự của ĐCSTQ hoạt động như gián điệp ở các nước phương Tây như Bỉ, đang tìm cách thu được những kiến thức quan trọng giúp phát triển quân sự của ĐCSTQ. Báo cáo nêu tên Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời cho biết hàng chục sinh viên quân sự như vậy đang hoạt động tại Bỉ.
Cũng trong năm ngoái, các phương tiện truyền thông Bỉ và Pháp đã loan tin rằng ĐCSTQ đã tài trợ cho việc tân trang lại Đại sứ quán Malta tại Bỉ và lắp đặt một thiết bị gián điệp trong tòa nhà để theo dõi các cơ quan của EU nằm ở phía đối diện. Tình báo Anh nói rằng bộ phận tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia vào việc cải tạo Đại sứ quán Malta.
Cơ quan An ninh Nội bộ thuộc Bộ Ngoại giao Liên minh châu Âu (EEAS) đã đưa ra cảnh báo nội bộ vào năm 2019 rằng một số lượng lớn gián điệp Trung Quốc và Nga đang hoạt động tại Brussels, trụ sở của Liên minh châu Âu và các hoạt động gián điệp của họ ngày càng tích cực. Các nhà ngoại giao EU đã được cảnh báo tránh vào một số nhà hàng và quán cà phê gần tòa nhà trụ sở EU.
Bắc Kinh thiết lập ‘Vạn lý trường thành dưới nước’ ở Biển Đông?
Trung Quốc đang xây dựng hệ thống phòng thủ ở Biển Đông để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào vào vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền…..
Phó Giám đốc Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương tại Chatham House, ông Bill Hayton nói với Express.co.uk rằng: “Trung Quốc muốn nhấn mạnh, rằng các bãi đá và rặng san hô bên trong “đường chín đoạn” – cái mà họ đơn phương đặt ra, đều thuộc về họ”.
“Nghiên cứu lịch sử của riêng tôi đã chỉ ra rằng điều đó thật hoang đường. Bởi trước thế chiến thứ 2, Trung Quốc đã không tuyên bố chủ quyền đối với các bãi đá và rạn san hô ở phần phía nam này. Ý kiến cho rằng đây là một tuyên bố có yếu tố lịch sử là sai. Tôi nghĩ họ đang tìm cách khai thác dầu khí cũng như thu hoạch tất cả cá ở Biển Đông”.
Ông Bill Hayton nhận định: “Tôi cũng nghĩ rằng họ muốn giấu các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của mình ở vùng nước sâu ở giữa Biển Đông, như là một biện pháp phòng thủ chiến lược để trả đũa hạt nhân. Đồng thời cũng có thể có một số lý do đằng sau hành động của Trung Quốc”.
Trước đây, Trung Quốc đã bị lên án vì đã xây dựng “Vạn lý trường thành dưới nước” ở vùng biển quốc tế ở Biển Đông để do thám các nước xung quanh.
Nhiều radar trôi nổi trong vùng nước Trung Quốc nhưng một số lại ở vùng biển quốc tế. Dịch vụ hình ảnh vệ tinh Orion đã lập bản đồ thiết bị giám sát mà họ cho rằng “điều đó có thể củng cố lợi thế chiến lược của Trung Quốc so với các nước khác trong khu vực và có thể được sử dụng để theo dõi các hoạt động của Hải quân Mỹ”.
Nghiên cứu của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (CSIS) cho thấy các nền tảng giám sát là một phần của “Mạng Thông tin Đại dương Xanh” của Trung Quốc.
Theo Forbes, các bệ được lắp đặt các tháp pháo cảm biến điện quang/ hồng ngoại, vô tuyến tần số cao và cột sóng di động.
Với vị trí gần Hoàng Sa và Trường Sa, chúng sẽ tăng cường độ phủ sóng radar của Trung Quốc về Biển Đông.
Trung Quốc hiện giám sát các tàu với nhiều cảm biến, được triển khai ở độ sâu tới 2.000 mét dưới mực nước biển, được mệnh danh là “Vạn lý trường thành dưới nước”.
Myanmar trên bờ vực trở thành ‘quốc gia siêu lây nhiễm’
Myanmar đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến người dân nước này mà còn tác động tới khu vực.
Theo CNA, Myanamar đang trải qua làn sóng COVID-19 đáng báo động với số ca nhiễm và tử vong tăng vọt. Tổ chức Bác sĩ không biên giới gọi đây là “tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng không được kiểm soát”, do hệ thống y tế quá tải và quản lý dịch bệnh yếu kém.
Theo thống kê chính thức của chính quyền quân sự Myanmar, nước này đang ghi nhận khoảng 6.000 ca nhiễm và 300 người chết mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chưa phải là số liệu chính xác.
Với chỉ 2,8% trong số 54 triệu người Myanmar được tiêm chủng đầy đủ, hiện có nhiều lo ngại rằng nước này có thể trở thành “quốc gia siêu lây lan”. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar cho rằng điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến chủng virus mới.
Báo cáo viên lưu ý: “Điều này rất nguy hiểm vì nhiều lý do… Khu vực này dễ bị tổn thương hơn nhiều nếu Myanmar trở thành một quốc gia siêu lây nhiễm”.
Hiện hệ thống y tế ở Myanmar đã quá tải, ôxy và các thiết bị y tế khác ngày càng đắt đỏ và thiếu hụt. Ngay cả việc đưa máy tạo ôxy vào Myanmar cũng không đơn giản, mặc dù Singapore cho biết trong tuần này sẽ chuyển 200 máy tới Myanmar.
Sau chính biến ngày 1/2, quân đội đã bắt giữ nhiều nhân viên y tế tham gia biểu tình phản đối và từ chối làm việc dưới chế độ quân sự. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các bệnh viện, đặc biệt tại các phòng cấp cứu ở Myanmar.
Ít nhất 157 bác sĩ, bao gồm người đứng đầu chương trình tiêm chủng COVID-19 của Myanmar trước đây, đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc.
Theo Worldometers, Myanmar cho đến nay đã ghi nhận hơn 9.300 ca tử vong và hơn 299.000 ca nhiễm, trở thành một trong những “điểm nóng” dịch bệnh tại Đông Nam Á. Khoảng 1/4 trong tổng số ca nhiễm tại Myanmar được ghi nhận trong 2 tuần đầu tiên của tháng 7.
Tuy nhiên, các nhân viên y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ tang lễ cho biết, tổng số người chết và nhiễm bệnh tại Myanmar cao hơn nhiều so với số liệu công bố chính thức.
Các nhóm xã hội dân sự hỗ trợ hỏa táng và dịch vụ tang lễ ở Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, cho biết họ ghi nhận 1.000 ca tử vong vì virus Corona chưa được thống kê mỗi ngày tại Yangon. Theo đó, tổng số ca tử vong trên cả nước có thể lên tới vài nghìn người mỗi ngày.
Một lý do khiến việc thống kê chính xác ca nhiễm tại Myanmar gặp khó khăn là vì tỷ lệ xét nghiệm ở mức rất thấp. Chỉ có khoảng 15.000 xét nghiệm được thực hiện mỗi ngày ở quốc gia 54 triệu dân. Các kết quả xét nghiệm trả về có tỷ lệ dương tính khoảng 37%, tương đương 370 trường hợp dương tính cho 1.000 lần xét nghiệm.
Leave a Reply