- Tessa Wong
- Phóng viên châu Á, BBC News
Trung Quốc là nước nhập khẩu hải sản lớn nhất từ Nhật, và thứ Năm nước này nói họ sẽ chặn tất cả hải sản xuất khẩu của Nhật.
Nhật tuyên bố nước thải là an toàn, và nhiều nhà khoa học cũng đồng ý. Cơ quan theo dõi hạt nhân của LHQ cũng đã tán thành kế hoạch xả nước thải của Nhật.
Nhưng các ý kiến chỉ trích cho rằng cần tiến hành thêm nghiên cứu và việc xả nước thải lẽ ra phải tạm hoãn.
Hơn một triệu tấn nước thải trữ tại nhà máy hạt nhân sẽ được xả xuống biển trong 30 năm tới.
Trung Quốc, nước phản đối mạnh mẽ nhất kể từ khi kế hoạch này được công bố hai năm trước, gọi việc xả nước là “một hành động hết sức ích kỷ và vô trách nhiệm” và nói Nhật bản đang “chuyển vết thương hở sang cho thế hệ tương lai của nhân loại”.
Ngay sau đó, cơ quan hải quan Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm nhập hải sản từ Fukushima và vài địa phương của Nhật hiện hành sẽ ngay lập tức được áp dụng cho toàn nước Nhật để “bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc”.
Động thái này được ước tính sẽ gây thiệt hại kinh tế, và Nhật đã thừa nhận rằng các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng “đáng kể”. Trung Quốc lục địa và Hong Kong nhập hải sản trị giá trên 1,1 tỷ USD từ Nhật hàng năm – chiếm gần một nửa lượng hải sản xuất khẩu của Nhật.
Nhưng các nhà phân tích nói phản ứng của Trung Quốc không chỉ là vì có lo ngại thực sự về hải sản mà còn có động cơ chính trị cao.
Quan hệ của Tokyo với Bắc Kinh đã xấu đi trong những năm gần đây khi Nhật gần gũi hơn với Mỹ và bày tỏ sự ủng hộ với Đài Loan.
“Vụ việc này là một triệu chứng hơn là nguyen nhân làm quan hệ Trung- Nhật tệ hơn”, chuyên gia về chính sách đối ngoại TQ Neil Thomas từ Viện Chính sách Xã hội Châu Á bình luận.
“Bắc Kinh có thể sẽ không làm ầm mỹ về vụ xả nước thải nếu quan hệ với Nhật tốt hơn.”
Đáp lại, Nhật nhiều khả năng sẽ “bác bỏ những chỉ trích này, nhưng sẽ không làm điều gì khiêu khích,” James DJ Brown, giáo sư chuyên về chính sách đối ngoại Nhật bản tại chi nhánh ở Nhật của Đại học Temple nói.
“Mặc dù chính phủ Nhật quan ngại sâu sắc vì cái mà họ coi là hành động hung hang của Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ hiểu rằng vì lợi ích của mình, họ cần duy trì mối quan hệ ổn định với nước láng giềng lớn hơn.”
Nhưng có lẽ họ không cần phải đợi lâu. Một số nhà quan sát tin rằng Trung Quốc có thể sẽ không duy trì lệnh cấm này lâu.
“Khó khăn kinh tế của Trung Quốc có thể có nghĩa là bất kỳ lệnh cấm nào cũng là ngắn ngủi và hạn hẹp, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên các nhà nhập khẩu và giới kinh doanh,” ông Thomas nói.
Thủ tướng Han Duck-soo nói “điều quan trọng lúc này là liệu Nhật Bản, như đã hứa với cộng đồng quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khoa học và cung cấp thông tin một cách minh bạch”.
Seoul và Tokyo trở nên gần gũi hơn mặc dù có bất đồng sâu sắc trong lịch sử. Họ chung quan điểm làm đồng minh với Mỹ và cùng chống lại đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc.
Tuy nhiên, hầu hết người Hàn Quốc phản đối việc xả nước thải, và hôm thứ Năm, người biểu tình ở Seoul tìm cách xông vào sứ quán Nhật.
Các cuộc biểu tình phản đối cũng diễn ra ở Hong Kong và Tokyo.
Trong khi đó, ông Mark Brown, chủ tịch Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương, tổ chức trước đây đã chỉ trích kế hoạch xả nước thải, cho biết giờ đây họ tin tưởng kế hoạch này “đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế”.(BBC)
Leave a Reply