Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA, hôm nay 28/09/2023, trích dẫn lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Quốc Hội nước này đã quyết định là chính sách phát triển vũ khí hạt nhân được ghi vào Hiến pháp và Bình Nhưỡng sẽ đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân nhằm chống lại mối đe dọa từ Hoa Kỳ.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân mới "Anh hùng Kim Kun Ok" tại một địa điểm không xác định ở Bắc Triều Tiên vào ngày 06/09/2023.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân mới “Anh hùng Kim Kun Ok” tại một địa điểm không xác định ở Bắc Triều Tiên vào ngày 06/09/2023. AP
 

Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, phớt lờ những cảnh báo từ Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh, Bắc Triều Tiên vẫn tiến hành số vụ thử tên lửa kỷ lục trong năm nay. Những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân đã thất bại. Việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện sau tuyên bố của ông Kim Jong-un vào năm ngoái, khẳng định Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân “không thể đảo ngược”.

Từ Seoul, thông tín viên Célio Fioretti cho biết cụ thể :

Tăng cường kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân”, đó là tuyên bố của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Với việc sửa đổi Hiến pháp nàyBắc Triều Tiên gạt bỏ ý định ngừng phát triển kho vũ khí nguyên tử. Đó là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ và Hàn Quốc, những quốc gia vẫn mong muốn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Việc sửa đổi Hiến pháp này mang tính biểu tượng, nhưng đã chính thức phê chuẩn chính sách hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng có kế hoạch triển khai kho vũ khí này với các thiết bị mới như tàu ngầm và tàu chiến. Do đó, rất có khả năng chế độ Bắc Triều Tiên sẽ tăng cường các vụ thử tên lửa trong những tháng tới.

Quyết định này làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi cả Seoul và Bình Nhưỡng đều có lập trường cứng rắn hơn. Tại Hàn Quốc, ứng viên tranh chức bộ trưởng bộ Quốc Phòng đã nhiều lần kêu gọi Seoul rút khỏi hiệp ước liên Triều năm 2018. Hiệp ước này nhằm giải giới khu vực biên giới hai miền vào lúc hai nước đang tìm cách xoa dịu quan hệ. Thời kỳ đó kể từ nay có vẻ như đã thuộc về quá khứ.(RFI)

Share.

Leave a Reply