Monday, November 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
October 30, 2023
SAN DIEGO, California (NV) – Chàng trai trẻ người Trung Quốc trông lạc lõng và kiệt sức khi các sĩ quan Tuần Tiễu Biên Giới bỏ anh ở lại một trạm trung chuyển. Deng Guangsen, 28 tuổi, dành hai tháng qua để đi tới San Diego từ tỉnh Quảng Đông phía Nam Trung Quốc, xuyên qua bảy quốc gia bằng phi cơ, xe buýt và cuốc bộ, thậm chí là đi qua khu rừng Darién Gap nguy hiểm của Panama.

“Tôi không thấy mệt,” Deng nói tại bãi đậu xe ở San Diego, nhấn mạnh việc nói tiếng Anh bập bẹ học được từ loạt phim “Harry Potter”. “Tôi không có anh chị gì ở đây cả. Không một ai.”

Deng là một phần trong làn sóng di dân lớn từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ bằng hình thức tương đối mới và nguy hiểm, đang ngày càng trở nên phổ biến với sự trợ giúp từ mạng xã hội. Dân Trung Quốc thuộc nhóm quốc tịch cao thứ tư, sau Venezuela, Ecuador và Haiti, băng rừng Darién Gap trong chín tháng đầu năm nay, theo cơ quan quản lý di dân Panama.

 
Tại trạm trung chuyển San Diego, California, hôm 10 Tháng Mười, 2023, khá đông người từ Hoa Lục đi qua ngả Nam Mỹ vào Hoa Kỳ không giấy tờ hợp pháp (Hình: Frederic J. BROWN/AFP/Getty Images)

Dân xin tỵ nạn Trung Quốc nói chuyện với hãng tin AP, cũng như giới quan sát, nói rằng họ đang tìm cách thoát khỏi thể chế chính trị ngày càng đàn áp và nền kinh tế ảm đạm.

Làn sóng di dân cũng phản ảnh sự hiện diện rộng rãi hơn của di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico – dân Á Châu, Nam Mỹ và Phi Châu – họ đã làm cho Tháng Chín trở thành giai đoạn có số lượng vượt biên bất hợp pháp cao thứ hai và trong năm tài chánh 2023 của chính phủ Hoa Kỳ cao thứ hai trong lịch sử.

Đại dịch và các chính sách COVID-19 của Trung Quốc, gồm có các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, tạm thời ngăn chặn làn sóng di dân gia tăng đáng kể năm 2018 khi Chủ Tịch Tập Cận Bình sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước. Giờ đây, làn sóng di cư tiếp tục diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên. Liên Hiệp Quốc dự đoán Trung Quốc sẽ mất 310,000 người do di dân trong năm nay, so với 120,000 năm 2012.

Hiện tượng kể trên nổi tiếng với danh xưng “runxue,” hay nghiên cứu đào tẩu. Thuật ngữ này bắt đầu như một cách vượt qua rào cản kiểm duyệt, sử dụng một chữ Trung Quốc có cách phát âm giống như chữ “chạy” trong tiếng Anh nhưng lại có nghĩa “làm ẩm”. Hiện nay nó là một tấm hình giễu cợt trên internet.

Những người không thể xin thị thực đang tìm cách khác trốn khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới. Nhiều người đang tới biên giới Hoa Kỳ-Mexico rồi xin tỵ nạn. Lực Lượng Tuần Tiễu Biên Giới thực hiện 22,187 vụ bắt giữ người Trung Quốc vì vượt biên trái phép từ Mexico từ Tháng Giêng tới Tháng Chín, gần gấp 13 lần cùng thời kỳ năm 2022. Số vụ bắt giữ nhiều nhất là 4,010 vào Tháng Chín, tăng 70% so với Tháng Tám. Phần đông là người lớn độc thân.

Lối thoát phổ biến tới Hoa Kỳ là băng qua Ecuador, quốc gia không yêu cầu thị thực với công dân Trung Quốc. Di dân từ Trung Quốc cùng những người Mỹ Latin ở đó cuốc bộ về phía Bắc rồi đi qua Darién từng một thời bất khả xâm phạm và băng qua một số quốc gia Trung Mỹ trước khi đặt chân tới biên giới Hoa Kỳ. Chuyến hành trình này đủ nổi tiếng tới nỗi có tên riêng bằng tiếng Hoa: “zouxian.”

Số lượng di dân Trung Quốc đi qua Darién tăng dần hàng tháng, từ 913 người vào Tháng Giêng lên 2,588 người vào Tháng Chín. Trong chín tháng đầu năm nay, cơ quan quản lý di dân Panama ghi danh 15,567 công dân Trung Quốc vượt qua Darién. Để so sánh, có 2,005 người Trung Quốc cuốc bộ xuyên rừng nhiệt đới vào năm 2022 và chỉ có tổng cộng 376 người từ 2010 tới 2021.

Ứng dụng thông dịch cho phép người di dân tự tìm đường đi Trung Mỹ, ngay cả khi họ không nói được tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh. Chặng đường có thể mất hàng ngàn tới hàng chục ngàn Mỹ kim, họ trả bằng tiền tiết kiệm trong gia đình hoặc thậm chí là các khoản vay trực tuyến. Một số di dân nói chuyện với hãng tin AP cho biết họ trả từ $41,000 tới $56,000 một chuyến đi.

Các di dân hy vọng đặt chân tới Hoa Kỳ ở San Diego rồi chờ giới chức tới đón tại một khu vực nằm giữa hai bức tường biên giới hoặc ở những ngọn núi xa xôi phía Đông thành phố được bao phủ bởi những bụi cây và tảng đá lớn.

Nhiều di dân được thả tự do theo ngày ra tòa ở các thành phố gần điểm đến cuối cùng trong một hệ thống quá tải và phải mất nhiều năm để giải quyết hết. Di dân Trung Quốc có tỷ lệ cấp tỵ nạn là 33% trong năm tài chánh 2022, so với 46% các quốc tịch còn lại, theo Cơ Quan Truy Cập Hồ Sơ Giao Dịch thuộc đại học Syracuse University.

Tổ Chức Công Giáo Bác Ái San Diego dùng khách sạn làm nơi trú ẩn cho di dân, trong đó có 1,223 người từ Trung Quốc vào Tháng Chín. Thời gian lưu trú trung bình ở tất cả các quốc gia là một ngày rưỡi. Đối với du khách Trung Quốc, thì còn chưa tới một ngày.

Ở trạm trung chuyển San Diego, Deng tìm đường về Monterey Park, ngoại ô Los Angeles nơi có đông người Hoa sinh sống, được mệnh danh là “Tiểu Đài Bắc” từ thập niên 1980. Cảnh sát biên giới xếp ngày cho Deng ra hầu tòa di trú ở New York vào Tháng Hai. (TTHN)

 
 
Share.

Leave a Reply