Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

TẠ ƠN THƯỢNG ĐẾ

Tạ ơn Thượng Đế cứu thương con

Trách nhiệm dù cho vẫn chửa tròn!

Chiến đấu xả thân không mệt mỏi

Lưu vong chịu mạng chẳng hao mòn.

Hằng mong phục quốc rửa trong sạch

Nguyện với Cờ Vàng nguyện sắt son

Hán tặc lăm le xâm lấn cõi

Xin Thiên Chúa giữ Việt Nam còn!

Camthành Nov 21, 2018

ThaNhân

 

Người Việt Houston  · 

TẠ ƠN, MUÀ CUẢ SỰ THA THỨ

May be an image of 3 people

Tôi sinh ra trong một gia đình được xem là giàu có trong một ngôi làng nhỏ cạnh biển. Tuy sau này các anh ra đi hết, nhà có vì chuyện lo lót vượt biên mà đi xuống rất nhiều, thì khoản thời gian có của ăn của để vẫn dài hơn thời khốn khó.

Vì một mâu thuẫn nhỏ, tôi ra đi vào Sàigon, sinh sống và học tập. Lúc ấy, trong tay tôi có 4 cây vàng, một số tiền không nhỏ vào thập niên cuối 1990s.

Tôi gom góp được con số ấy là nhờ năm 12 tuổi, theo me đi lấy thuốc tây về bán, thì tôi tranh thủ bỏ báo cho nhiều người. Rồi sau, khi xong trung học, mấy Sr lại nhờ tôi dạy tiếng Anh và Pháp trong nhà dòng. Với đứa có tính tằn tiện như tôi, số tiền ấy giúp tôi sống ở đất Sài Thành 6 năm mà không rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo vì thiếu thốn.

Ở nơi phồn hoa đô hội, việc làm có khi có khi không, nhưng tôi luôn có quới nhân phù trợ. Chú Minh chủ nhà trọ luôn tạo điều kiện cho tôi kiếm tiền bằng cách dạy tiếng Anh mấy đứa con chú, rồi thức ăn thì luôn rộng rãi mời tôi khi có dịp. Cô bán cơm trong hẻm, bà cô già bán bún riêu ở kênh Nhiêu Lộc, chị hàng cơm ở trước bệnh viện Nhân Dân Gia Định, hàng cơm chay ở chân cầu Công Lý … Họ luôn nâng đỡ tôi. Bữa cơm tôi ăn luôn có thêm thịt, thêm canh, chan đầy nước sốt, rau rớn luôn đầy đĩa hơn người khác cùng ăn.

Đến Mỹ, trả xong tiền học, tôi còn 3000 đô trong túi. Tiền ăn, ở, tiêu xài ở San Diego gói gọi trong số tiền ấy trong 3 tháng. Về Houston, tôi còn 500, không đủ để đóng 1 semester học phí. Rồi người này giúp, người kia phụ, người nọ động viên. Người thầy tôi học bên Việt Nam, anh bạn Việt tôi ở Seatle, anh Tính ở Chicago … Không có họ, tôi đã về nước lâu rồi. Đâu có mà ở đây ngồi viết những dòng chữ này.

Khi phỏng vấn thẻ xanh theo diện tị nạn, gần 350 lá thư dân gởi về sở di trú từ khắp nơi trong nước Mỹ, lẫn ở trong nước. Dù cuộc phỏng vấn kéo dài 8 tiếng liên tục, chỉ có 15 phút đi tiểu, tôi đã vượt qua nó cách dễ dàng. Dù nhiều người trong số họ, khi viết thư, chỉ biết tôi qua facebook mà chưa hề gặp mặt. Nhưng những lời họ viết, thấu tận tâm can người phỏng vấn. Thậm chí bà ấy và ông luật sư người Iran còn muốn làm quen với tôi khi đọc xong các lá thư.

Qua tất cả dòng thời gian, tôi luôn mang lòng biết ơn hơn. Tạ ơn vì tất những gì mà người khác đã làm cho mình.

Tôi tạ ơn luôn cả những người hại tôi, đánh tôi, nguyền rủa tôi chỉ vì tôi là đứa nhà quê qua Mỹ. Tôi chưa hề trách ai, dù chỉ trong tâm tưởng. Có những người thầy ác ôn như thế, tôi mới học cách vượt qua cái bản tính mềm yếu và đa sầu đa thảm của một người viết sách. Có vấp ngã, đau đớn, chảy máu mắt vì những đòn của thế gian, tôi mới biết quý trọng những thành quả mà mình có hiện nay.

Không ai là một vị thánh. Cũng không ai là một con quỷ cho đến khi tất cả chúng ta cùng ra toà án và bị phán quyết sau khi chết. Nên tôi không phán xét một ai, không hờn giận chuyện gì, không thù ghét bất kể ai làm tôi tan nát trái tim. Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả, vì nhờ họ, tôi mới học được bao nhiêu điều và tránh lập lại những chuyện xấu ấy với bất cứ ai.

Chúng ta đang trong mùa lễ tạ ơn. Mùa của cảm tạ những gì đất nước này đã mang lại cho di dân. Xin cũng vì những ân tình ấy mà đừng lên án đất nước này, dù về nhiều mặt, nó cũng mang trong mình những thói xấu: trộm cắp, cướp giật, thuế cao, chính quyền lũng đoạn.

Thay vì thế, hãy cầu nguyện cho đất nước nơi chúng ta đang sinh sống. Hãy góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống hàng ngày bằng những hành động nhỏ. Sống văn minh, sống sạch sẽ, sống có ý thức tôn trọng pháp luật, và mở lòng ra với anh em thiếu thốn hơn mình.

Tôi tin đó sẽ là những hành động thiết thực hơn những bữa tiệc với gà tây, rượu đắt tiền, hay mua sắm vượt quá khả năng mình.

Cuộc đời quá ngắn để chúng ta mang lòng thù hận ai.

Hãy sống như ngày hôm nay là ngày cuối cùng chúng ta còn được thở trên quả đất này.

Hãy cảm tạ nước Mỹ và cùng nhau bước vào một mùa lễ với thật nhiều niềm vui, sự tử tế và có văn hoá.

Mong lắm thay

 

TÔI… BUỒN CƯỜI!

May be an image of 1 person and text that says '_Ca sĩ Thanh Lam_ "Tôi không hiểu tại sao miền Nam có nhiều ca sĩ chẳng học hành tới đâu mà vẫn nổi tiếng được, đúng thật là hài hước''

Thú thật, tôi buồn thì ít, mà cười thì nhiều, khi thấy hình ca sĩ TL và những lời phát biểu của cô ca sĩ này.

Cũng thú thật rằng, mấy mươi năm trước đây tôi đã từng mê tiếng hát TL qua các nhạc phẩm của nhạc sĩ Thanh Tùng. Và thời ấy, tôi nghĩ đây là tiếng hát và những ca khúc của nhạc sĩ Thanh Tùng làm thay đổi diện mạo âm nhạc đây!

Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948 tại Nha Trang, và qua đời năm 2016 tại Hanoi.

Như vậy, anh chết có thể nói là còn quá trẻ so với nhiều nhạc sĩ khác. Sáu mươi tám tuổi, đây là tuổi sung sức của phần đông các nhạc sĩ Việt Nam.

Và thời gian gần đây, nếu những nhạc phẩm Thanh Tùng được hát tiếp, thì tôi e rằng khó có ca sĩ nào qua được TL trong “Giọt nắng bên thềm”, “Lối cũ ta về”?…

Nhưng những năm sau đó, tôi không biết vì lý do gì mà TL chuyển Ton, tạo hình tượng đồng bóng trên sân khấu, và tiếng hát như niệm “thần chú”… làm tôi tiếc ơi là tiếc cho thần tượng của tôi đã… sụp đổ! Và sự sụp đổ ấy do chính đương sự làm nên?

Tôi viết bài này vì, ca sĩ TL tuyên bố:

– “TÔI KHÔNG HIỂU TẠI SAO MIỀN NAM CÓ NHIỀU CA SĨ CHẲNG HỌC HÀNH TỚI ĐÂU MÀ VẪN NỔI TIẾNG ĐƯỢC, ĐÚNG THẬT LÀ HÀI HƯỚC”.

Nghe câu này, tôi chưng hửng, ngạc nhiên… Buồn cười quá, buồn thì ít mà cười thì nhiều!

Tại sao bà biết “nhiều ca sĩ miền Nam chẳng học hành tới đâu?”. Bà “lên đồng” để biết, hoặc “bấm độn”, hoặc là nhà “ngoại cảm” cho nên bà mới biết hả?!

Có thật “nhiều ca sĩ miền Nam học hành chẳng tới đâu” không?

Xin thưa:

– Xin bà làm ơn chỉ đích danh một vài ca sĩ miền Nam không học hành tới đâu mà nổi tiếng?

– Tiếc cho bà dám nói mà không dám chỉ ra.

– Xin thưa rằng: Không phải ai tốt nghiệp trường nhạc (khoa sáng tác), (khoa thanh nhạc) cũng sáng tác hay và hát hay đâu!

– Nhạc sĩ thần đồng việt Việt Nam thời kháng chiến có qua trường lớp nào đâu mà vẫn viết những bài hát lưu danh. (Nhạc sĩ Nhị Hà, Lê Mộng Nguyên…)

– Tôi mê những giọng ca miền Nam cả Nam lẫn Nữ, dù không biết họ học hành ra sao, nhưng họ hát hay có nghề là được. Người nghe cần giọng ca hay chớ đâu cần bằng cấp và tốt nghiệp trường này trường nọ.

– Không phải ai học trường viết văn cũng viết văn hay và làm thơ hay.

Nhân đây, tôi xin một câu nói ngoài lề:

– Bà có biết, trước 1975, không phải ai đi dạy đại học cũng phải là TS, GS. Có rất nhiều thầy dạy Đại học “không có một bằng cấp lận lưng”, nhưng phải thỉnh mời họ dạy, vì không có họ là không ai dạy được!

– Xin lỗi, câu nói của bà có vẻ trịch thượng, bề trên, kẻ cả, dạy đời… khi bà chỉ là một ca sĩ cũng bình thường thôi! Nói câu trên, bà đã vô tình xúc phạm những ca sĩ miền Nam khi bà chỉ đáng là đàn em của họ kể cả tuổi tác và lời ca.

– Bà là ca sĩ diva rồi, bà còn muốn gì nữa?

– Tôi nghe câu nói này, tôi có cảm tưởng rằng bà ghen ăn tức ở với ca sĩ trước 75 chăng?

– Và biết đâu mai mốt bà lại chê nhạc sĩ miền Nam trước 75 học hành không tới đâu mà viết nhạc làm người nghe mê… thật là hài hước!

– Bà đã từng hát TCS để soán ngôi KL, nhưng bà có biết bà đã phá nát nhạc TCS không?

– Bà có hát hay bằng ca sĩ Thái Thanh trước 75 và ca sĩ Ngọc Hạ sau 75 ở hải ngoại không?

– Xin thưa rằng, bà cũng đừng tự hào, vì “đường dài mới biết ngựa hay”.

Tôi có bạn bè là ca sĩ cũ có, mới có, nhưng thấy họ không lên tiếng.

Tôi thấy tự ái thay!

Và phát biểu câu này, tôi chưa thấy ai hài hước mà hình như chỉ có bà hài hước?

Tôi… buồn cười!

ÔNG GIÀ HỪNG ĐÔNG

Sách Việt Nam tại Nhật – Macaw Shop

CÀNG TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ĐỜI CÀNG CỤT, CÀNG BÌNH THẢN ĐƯỜNG ĐỜI CÀNG THÔNG

Cuộc đời chúng ta không bao giờ là thuận buồm xuôi gió, đôi khi có khổ có mệt, có được có mất, thế mới là cuộc sống. Còn tâm con người lại giống một con đường, càng tính toán đường càng cụt, ngược lại, càng bình thản đường càng thông.

(01) Điều gì mình không muốn thì chớ làm với người khác

Trong “Luận Ngữ – Vệ Linh Công” có câu chuyện thế này: Tử Cống hỏi: “Có một chữ nào mà mình có thể trọn đời làm theo không, thưa thầy?” Khổng Tử nói: “Có lẽ là chữ THỨ! Điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác”.

Để trở thành một người ôn hòa, bạn chỉ cần làm hai việc. Đầu tiên là bình thản tha thứ: Trước những sai lầm và thiếu sót của người khác, chúng ta phải luôn duy trì sự khoan dung và bình thản, nghiêm khắc với chính mình, kiên nhẫn với người khác, đừng quá vô lý với người khác, làm cái gì cũng phải cẩn trọng, bỏ qua cho người khác cũng là bỏ qua cho chính mình.

Thứ hai là sự đồng cảm suy nghĩ: Điều gì mình không muốn thì chớ làm với người khác. Trước khi bạn làm điều gì đó, trước tiên hãy nghĩ dưới góc độ của đối phương, tìm sự cân bằng giữa lợi ích của nhau và sử dụng phương pháp phù hợp nhất để đạt được tình huống đôi bên cùng có lợi, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.

Bằng cách này, có thể tránh đặt bản thân vào tình huống khó xử, trong hầu hết các mối quan hệ, sẽ càng suôn sẻ hơn, dù trong tình huống nào, bạn cũng không sợ hãi, duy trì hình ảnh ấm áp nho nhã. Nhóm người này thường là những người được thăng chức tăng lương nhanh nhất và ổn định nhất.

Ngoài nơi làm việc, trong gia đình và trong cuộc sống, họ luôn có khả năng xử lý những mâu thuẫn một cách đúng đắn và thành thạo, bất cứ khi nào, cũng khiến người khác cảm giác như một cơn gió mùa xuân.

(02) Đường rộng không bằng tâm rộng, mệnh tốt không bằng tâm tốt

Trong cuộc sống, có những người luôn khiến chúng ta phải kinh ngạc: Họ thấu hiểu việc đối nhân xử thế và rất chu đáo, bình tĩnh, gặp chuyện gì cũng không vội vã hay hoảng loạn, luôn giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.Bạn đối xử với người khác như thế nào, thì người khác sẽ đối xử với bạn như vậy, đây chính là nguyên tắc vàng! Vậy nên, phải bỏ được mới thu về được, buông xuôi mới có thể dứt đi phiền muộn, quên rồi mới thanh thản, khoan dung mới có thể được nhiều hơn.

Trước đây từng xem qua một câu chuyện: Trong công ty nọ, ông chủ nổi tiếng là nghiêm khắc. Có một trợ lý mới đến trong công ty, thường vì một chuyện nhỏ nhặt mà bị ông chủ chỉ trích không thương tiếc. Mọi người đều rất e ngại ông chủ này, thậm chí còn gọi lén ông ta là “ác quỷ”.Để không chọc giận ông chủ, người trợ lý mới này làm việc gì cũng rất thận trọng. Nhưng có một lần, anh ta vô tình mắc phải một sơ suất lớn, khiến cho công ty bị thiệt hại nghiêm trọng.

Anh ta biết rõ lần này mình nhất định sẽ bị đuổi việc, sau khi đấu tranh tâm lý cả một đêm, anh ta quyết định chủ động từ chức. Nhưng lần này, ông chủ chỉ bình thản nghe anh ta nói xong, liền đưa đơn từ chức trả lại cho anh ta, chẳng trách một câu mà chỉ dặn dò “cố gắng”, thậm chí còn giao tiếp một dự án lớn cho anh ta.

Nhiều năm sau, người trở lý trở thành cánh tay đắc lực cho công ty, hai người họ bàn lại chuyện xưa, ông chủ mới giải thích: “Sở dĩ tôi nghiêm ngặt những chuyện nhỏ là bởi vì cậu sẽ thường bỏ qua nó, lỡ như nó trở thành một thói quen, không cẩn thận thì việc nhỏ sẽ gây tổn thất lớn.Nhưng trong việc lớn, mọi người đều biết bản thân mình làm sai, nhất định sẽ ghi nhớ bài học. Hơn nữa, ai cũng có gánh nặng gia đình, trên có già dưới có trẻ, chẳng ai thấy dễ dàng cả, nếu đồng cảm suy nghĩ một chút thì sẽ thấu hiểu được thôi”.

Khi chúng ta lấy bùn ném vào người khác, thứ đầu tiên bị vấy bẩn là tay của mình; khi chúng ta tặng hoa cho người khác, người đầu tiên ngửi thấy mùi hoa lại chính là chúng ta. Nếu một người có thể bình thản tha thứ, người đó sẽ có được rất nhiều sự tin tưởng, tình cảm và tài nguyên. Một người ôn hòa, không dám nói cuộc đời này thành công nhất, nhưng nhất định sẽ là người được quý mến nhất. Con người sống một đời, đường rộng không bằng tâm rộng, mệnh tốt không bằng tâm tốt.

(03) Tâm rộng một tấc, đường rộng một trượng

Có câu rằng: “Tâm rộng một tấc, đường rộng một trượng”. Nếu bạn khoan dung, có thể tha thứ rất nhiều chuyện mà vốn không thể tha thứ, như vậy trong lòng cũng tránh được những muộn phiền. Một người thực sự tu dưỡng, có thể dùng tâm từ bi và khoan dung để đi thành tựu người khác, cũng chính là đang thành tựu chính mình.

Cuộc sống của ai cũng không thể lúc nào cũng thuận lợi, vì vậy khi chúng ta không thể thay đổi thực tế, thì hãy cố gắng điều chỉnh suy nghĩ của mình.Nếu trong lòng cứ tính toán, thì nơi đâu cũng chỉ toàn là những lời oán hận; nếu trong lòng đã buông bỏ, thì lúc nào cũng thanh thản như mùa xuân. Nếu bạn đơn giản, thế giới khó mà trở nên phức tạp; nếu bạn là ánh mặt trời, người khác khó có thể bị tổn thương.

Nguồn: Annhien(Theo Theo Sound of Hope)

Share.

Leave a Reply