Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

2023.11.06

sharethis sharing buttonViệt Nam tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo Trường SaHình ảnh Bãi Thuyền Chài ở Trường Sa
 Planet Labs

Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Việt Nam đang gia tăng tốc độ nạo vét và lấp đất ở quần đảo Trường Sa, với mức độ gấp bốn lần chỉ trong vòng chưa đầy một năm qua.

Hoạt động này ở Bãi Thuyền Chài được bắt đầu từ cuối năm 2021 và bắt đầu gia tăng tốc độ trong năm ngoái, theo các dữ liệu vệ tinh mà RFA thu thập được.

Tính đến đầu tháng 11/2023, diện tích khu vực được nạo vét và lấp đất ở một thực thể chính và hai thực thể nhỏ hơn tại Trường Sa hiện là gần một km vuông, tương đương 247 acres. Con số này vào năm 2022 là 58 acres.

Tuy vậy, diện tích lấp đất của Việt Nam vẫn nhỏ hơn so với bất cứ việc nạo vét và mở rộng nào mà Trung Quốc đã thực hiện tại ba thực thể khác trước đó tại quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi. Đây là ba đảo nhân tạo đã được Bắc Kinh xây lấp và quân sự hoá ngoài Biển Đông.

baithuyenchai2.jpeg
Hình vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét và lấp đất ở Bãi Thuyền Chài hôm 2/11/2023. Planet Labs

Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC, Mỹ, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam đã gia tăng công tác xây lấp ở Biển Đông, đưa tổng số diện tích đất mới trong vòng 10 năm qua lên 540 acres.

Ngoài Bãi Thuyền Chài, công tác xây lấp còn được thực hiện ở nhiều thực thể khác như Nam Yết, Đá Tiên Nữ, Đá Phan Vinh, và Đảo Sơn Ca.

Mặc dù vậy, với diện tích xây lấp mới trong năm 2023, phần đất mà của Việt Nam xây lấp thêm vẫn thấp hơn con số 3.200 acres đất mà Trung Quốc đã cải tạo trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016.

Một trung tâm nghiên cứu về Biển Đông là South China Sea Probing Initiative cáo buộc Hà Nội có thể đang xây dựng đường băng thứ hai ở Bãi Thuyền Chài nhưng RFA hiện chưa thể xác định được thông tin này.

Cho đến nay Việt Nam mới chính thức có một đường băng ở Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa. Độ dài của đường băng này đã tăng gấp đôi trong vòng nhiều năm qua và có thể chứa được máy bay chiến đấu cỡ trung.

Tiềm năng lớn

Chuyên gia Greg Poling thuộc AMTI cho biết ông không biết gì về tin đồn về đường băng thứ hai và cũng không thể nhìn thấy gì từ các hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ ràng là có công trình giống như đường băng.

Tại thực thể chính ở phía đông bắc Bãi Thuyền Chài, hàng chục tàu và ít nhất hai tàu nạo vét lớn có thể nhìn thấy từ hình ảnh vệ tinh do Planet Labs cung cấp hôm 2/11.

Các video được cho là được ghi bởi các công nhân và lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các sà lan lớn đang mang cát và vật liệu xây dựng vào khu vực xây lấp.

ab895109-e33c-4e2f-8639-d8e1d751c143.jpeg
Việt Nam được cho là đang thực hiện việc lấp đất ở Bãi Thuyền Chài kể từ cuối năm 2021. Hình chụp từ video clip trên trang Facebook/Information Processing Center.

Nhiều nguồn tin quân sự của Việt Nam muốn giấu tên vì không được  phép nói với báo chí cho biết Chính phủ  Việt Nam và quân đội đang chú trọng vào việc phát triển Bãi Thuyền Chài.

“Toàn bộ bãi chỉ khoảng 50 km vuông và nó có tiềm năng lớn” – một nguồn tin nói với RFA

Chuyên gia Tom Shugart thuộc Chương trình Quốc phòng ở Trung tâm An ninh Mỹ mới nói “một căn cứ khác và đường băng sẽ gúp Việt Nam có một vi trí ở phía bên kia của ba đảo nhân tạo lớn của Trung Quốc, chặn chúng ở một mức độ nào đó.”

“Nó chắc sẽ giúp họ có được sự bao trùm và khả năng tốt hơn trong giới hạn khu vực này” – ông Shugart nói với RFA, đồng thời bổ sung rằng “rất khó để biết thêm thông tin cho đến khi chúng ta nhình thấy độ lớn của công trình cuối cùng ra sao.”

Cư dân mạng Việt Nam cũng tỏ ra quan tâm tới Bãi Thuyền Chài vốn cũng bị các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố có chủ quyền. Hiện có rất nhiều thảo luận trên các diễn đàn quốc phòng trên internet về sự cần thiết phải xây dựng một đường băng dài trên thực thể này để tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam ở vùng nước có tranh chấp.

Cư dân mạng Trung Quốc cũng thảo luận về “các cơ hội bị mất” liên quan đến bãi này mà Trung Quốc gọi là Bai Jiao và cho rằng bãi này hiện có diện tích gấp 10 lần Đá Vành Khăn ở Trường Sa.

“Tàu cá” của Việt Nam ở biển

Bãi Thuyền Chài có tên gọi như vậy vì nó có hình giống như một chiếc tàu.

Hải quân Việt Nam chiếm bãi này vào năm 1978 nhưng phải rút quân ngay sau đó do điều kiện không ổn định. Hải quân Việt Nam đã quay lại bãi này 10 năm sau đó và thiết lập ba tiền đồn trên bãi và các tiền đồn này sau đó đã trở thành các tòa nhà cố định với các cơ sở dùng cho việc đóng quân và ngư dân vào thăm, thậm chí có cả trung tâm văn  hóa.

Các tiền đồn này hiện không nằm trong khu vực được xây lấp mới.

860d7d92-e2fc-4c51-99b0-8118c31cda2d.jpeg
Một tiền đồn ở Bãi Thuyền Chài hôm 15/8/2019. Báo Long An

Giới chức Việt Nam luôn cổ động cho việc phát triển bền vững ở Biển Đông, bao gồm cả Bãi Thuyền Chài.

Một Quyết định từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết 200 mét vuông nhà xanh sẽ được xây dựng trong năm 2023 tại Bãi Thuyền Chài dành cho việc trồng rau, và người lính sẽ được đào tạo biết cách nuôi vịt ở đây.

Trong một văn bản nghị quyết được ban hành vào ngày 3/4/2023, Chính phủ Việt Nam đưa mục tiêu “xác định các khu vực có thể lấn biển, đảo nhân tạo để phát triển kinh tế – xã hội”.

Việt Nam hiện kiểm soát 72 thực thể ở Biển Đông, theo thống kê của AMTI.

Hoạt động xây lấp đang được tiến hành “cho thấy bước đi quan trọng hướng tới củng cố vị trí của họ ở Trường Sa”, theo AMTI(RFA)

Share.

Leave a Reply