Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Play video, “Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự, có gì đáng chú ý?”, Thời lượng 5,18

Chụp lại video,Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự, có gì đáng chú ý?

Sáng 21/3, Quốc hội Việt Nam đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng. Bà Võ Thị Ánh Xuân làm quyền chủ tịch nước.

Kỳ họp bất thường lần thứ 6 Quốc hội khóa XV diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã xem xét miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng.

Tại Quốc hội sáng nay, sau khi nghe ông Võ Văn Thưởng phát biểu ý kiến, Quốc hội đã thảo luận tại đoàn về tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Võ Văn Thưởng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thông báo việc bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước, sẽ giữ quyền chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch nước mới thay ông Võ Văn Thưởng vừa bị miễn nhiệm.

Đây là lần thứ hai bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền chủ tịch nước trong nhiệm kỳ này. Tháng 1/2023, sau khi Quốc hội miễn nhiệm chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Xuân đã giữ quyền chủ tịch nước. Lúc đó, bà Xuân đã giữ cương vị quyền chủ tịch nước từ ngày 18/1 đến 2/3/2023.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris (trái) và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 25/8/2021

Trước đó, trong chiều 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ cuộc họp ngày 20/3 đánh giá ông Thưởng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng.

Tuy nhiên, thông cáo dẫn báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng cho thấy ông Thưởng đã “vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”.

Thông cáo cũng nêu những vi phạm, khuyết điểm ông Thưởng đã “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước” và cá nhân ông Thưởng và rằng, ông Thưởng nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân nên “đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác”.

Ông Thưởng là chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam khi nhậm chức ở tuổi 53 và cũng là chủ tịch nước tại vị ngắn nhất trong lịch sử.

Chụp lại video,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS, Singapore, đánh giá với BBC rằng việc ông Thưởng rời ghế chủ tịch nước là “cơn địa chấn về mặt chính trị”.

“Việc ông Thưởng xin từ chức diễn ra rất gần với việc chủ tịch nước nhiệm kỳ trước là ông Nguyễn Xuân Phúc cũng xin từ chức vì lý do tương tự là chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cũng như có một số vi phạm về những điều đảng viên không được làm. Nhìn vào bối cảnh đó thì sẽ thấy nó có ảnh hưởng rất lớn tới quan điểm, nhận xét, niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam.

“Thứ hai, ông Thưởng được coi là một người khá thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là con đường đi lên của ông Thưởng cũng như quan điểm, phát biểu của ông Thưởng khá là gần gũi với những nhận xét của ông Trọng về mặt ý thức hệ và về tư tưởng.

“Vì thế, nếu chúng ta nhìn vào tất cả những việc đấy, việc ra đi của ông Thưởng là một sự kiện hết sức quan trọng trong bản đồ chính trị Việt Nam, đặc biệt là từ bây giờ cho tới năm 2026,” ông Giang nói với BBC.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước vào tháng 3/2023

Điều đáng ý, ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Võ Văn Thưởng rời chính trường vì lý do khá chung chung và tương tự nhau là “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu”.

Điều này dường như là sự đặc cách mà Đảng Cộng sản dành cho những thành viên trong “Tứ Trụ” nếu có sai phạm thì có thể hạ cánh an toàn.

“Tất cả những ngôn ngữ rất mơ hồ, chung chung, không đưa ra sai phạm ở đâu, vị trí nào hay sự việc nào là để tránh việc khi đưa ra thông tin ấy thì người gắn liền với thông tin ấy không chỉ chịu xử lý về mặt Đảng mà còn về hình sự.

“Khi đấy, nó sẽ khiến cho Đảng rơi vào tình thế rất lưỡng nan: đã là lãnh đạo cấp cao, tới cấp ‘Tứ Trụ’ rồi, mà bị xử lý thì nó ảnh hưởng rất nhiều uy tín của Đảng,” ông Giang đánh giá.

BBC

Nói về “sai phạm” của ông Thưởng, những ngày qua, đã có đồn đoán về sự liên quan của ông Thưởng đối với những sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Nhất là khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, có cán bộ ở ba tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long được xác định là có liên quan.

Quảng Ngãi là nơi ông Thưởng từng làm bí thư tỉnh ủy; Vĩnh Long là quê hương của ông; còn Vĩnh Phúc có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, người từng là ủy viên Trung ương Đoàn thời ông Thưởng công tác tại cơ quan này.

Bà Lan đã bị khởi tố tội “Nhận hối lộ” liên quan đến vụ việc tại Tập đoàn Phúc Sơn và bị Trung ương Đảng kỷ luật (khai trừ đảng) trong cùng cuộc họp hôm 20/3, cuộc họp mà ông Thưởng nhận quyết định kỷ luật.

Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)

NGUỒN HÌNH ẢNH,BỘ CÔNG AN

Chụp lại hình ảnh,Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)

Cũng cần lưu ý tới một vụ việc khác, đó là vụ hai cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, gồm ông Nguyễn Công Khế và Nguyễn Quang Thông, vào giữa tháng 1/2024 bị khởi tố với cáo buộc bán đất công cho tư nhân, dẫn tới thất thoát tài sản nhà nước.

Hành vi mà hai ông bị cáo buộc được thực hiện trong giai đoạn khoảng từ năm 2008 đến các năm sau đó. Đây là giai đoạn mà ông Võ Văn Thưởng làm bí thư thường trực và sau đó là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn (2006-2011), cơ quan chủ quản của Báo Thanh Niên.

Với vị trí là thủ trưởng của cơ quan chủ quản, ông Thưởng có thể đã ký duyệt chủ trương để báo Thanh Niên bán bất động sản nói trên, hoặc ít nhất là ông có thể phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là một vụ việc dường như đã “chìm xuồng” từ lâu gần đây đột nhiên bị khơi lại.

Về vấn đề “hồi tố” này, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang bình luận rằng nó có thể tạo “tâm lý bất an” trong hệ thống bộ máy nhà nước, nhất là khi người ta không biết được quá trình hồi tố sẽ đẩy tới mức nào, ai sẽ an toàn, ai sẽ không.

“Sai phạm của ông Thưởng được cho là diễn ra vào giai đoạn ông đang làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011-2014, diễn ra khá lâu rồi, 10 năm rồi. Nó thực sự không liên quan lắm tới vị trí chủ chốt mà ông làm sau này, đặc biệt là vị trí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, sau đấy là Trưởng Ban Tuyên giáo, rồi Thường trực Ban Bí thư và sau cùng là Chủ tịch nước,” ông Giang kết luận.

 

Share.

Leave a Reply