Saturday, November 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

[Mạng xã hội Trung Quốc gần đây ‘dậy sóng’ bởi bức thư của người đàn ông tên Cố Điển Điển đăng trên trang cá nhân khi vừa chia tay vợ được 24 giờ.]

“Hôm qua, tôi đã ly hôn vợ. Khoảnh khắc bước chân vào Cục dân chính, tôi tràn đầy niềm vui bởi từ giờ sẽ không bao giờ phải nghe người phụ nữ này cằn nhằn nữa. Tôi có thể thản nhiên hút thuốc hoặc đi nhậu với bạn bè, về nhà không còn nhìn thấy khuôn mặt cau có và già nua của cô ấy.

Mặc dù bố mẹ tôi không đồng ý việc ly hôn và nói rằng thật đáng thương cho hai đứa trẻ, nhưng tôi đã chịu đựng nhiều năm rồi và không thể tiếp tục được nữa. Đối với các con quả thật tôi có lỗi, nhưng đều đặn đóng tiền sinh hoạt hàng tháng, chúng sẽ vẫn yêu tôi và mang họ của tôi.

Sau khi ly hôn, tôi hẹn vài người bạn đi uống bia. Họ đều ghen tị khi biết tôi bây giờ rất rảnh rỗi. Một trong những người bạn nhận được cuộc gọi từ vợ khi anh ta vừa ăn được nửa bữa cơm, hỏi khi nào về nhà. Một người khác nhận được điện thoại từ đứa con, nói rằng đợi bố về để cùng giải bài tập.

Lúc chưa ly hôn, vợ cũ chắc chắn sẽ gọi điện cho tôi, hỏi vài câu ngớ ngẩn với giọng điệu tức giận. Mỗi lần như vậy tôi chỉ đáp vài câu chiếu lệ rồi dập máy. Nhưng bây giờ thì khác, tôi đã tự do, sẽ chẳng ai gọi điện làm phiền và cũng chẳng ai nhắn tin giục về.

Thật sự, có vài giây trong buổi tối đó, tôi có cảm giác người từng ở bên cạnh mình không còn nữa. Nhưng ngay sau đó, cảm xúc này bị tôi lãng quên, và dự định sẽ uống rượu với bạn bè cả đêm. Nhậu đến 1h sáng tôi bắt taxi về , trời đã tối và trong nhà không có ánh đèn, tôi vô thức gọi tên “vợ” và chợt nhận ra mình đã ly hôn. Tôi nằm trên giường, khát khô cổ và muốn uống một cốc nước nhưng chẳng ai rót nước cho. Tôi định đi tắm, nhưng không tìm thấy bộ đồ ngủ của mình.

Hôm sau tôi ngủ một giấc đến 10h sáng, mở mắt ra thấy căn phòng im ắng khủng khiếp, không ai gọi tôi dậy ăn sáng. Tôi đứng dậy và đi vào bếp, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Trong tủ lạnh có thịt bò và vịt, tất cả các món yêu thích , nhưng không ai chế biến giúp tôi bây giờ. Cuối cùng tôi chọn một gói mì ăn liền. Không còn ai ngăn cản chuyện ăn đồ nhanh không tốt cho sức khỏe nữa. Trong nhà im ắng, không một tiếng động nào.

Sau khi ăn no, tôi nằm trên ghế sofa, vô tình nhặt được bài kiểm tra của con gái thứ hai rơi ở gầm ghế. Tôi mở ra xem mới biết con mình đã học tới lớp 5, phía dưới bài kiểm tra có chữ ký của vợ cũ.

Lần đầu tiên tôi phát hiện ra vợ mình làm tất cả những việc trong gia đình này.

Mới 24 giờ kể từ khi ly hôn, tôi cảm tưởng đã trải qua một tuần. Đây rõ ràng là nhà của mình, tuy sống ở đây nhưng luôn cảm thấy mọi thứ đều xa lạ.

Tôi không thể tìm thấy bộ quần áo muốn mặc, không nhớ cái bấm móng tay ở đâu. Khăn giấy vệ sinh không còn nữa, cũng chẳng biết tìm ở đâu để thay thế. Căn bếp cũng trở nên xa lạ, đã không còn mùi thơm nữa. Sàn phòng ngủ bẩn nhưng tôi chẳng muốn động tay chân.

Đột nhiên tôi cảm thấy mình đã trở thành “đồ bỏ đi”, chẳng biết làm gì ngoại trừ việc đi làm. Tôi thực sự hối hận, chỉ 24 giờ sau ly hôn, tôi bắt đầu nhớ những ngày tháng bên vợ.

Trước đây, tôi luôn nghĩ làm phụ nữ thật dễ dàng, đàn ông kiếm tiền nuôi gia đình mới khó nhưng giờ tôi mới phát hiện vợ mình không sống dễ dàng chút nào. Cô ấy phải làm việc không kém gì đàn ông với những công việc không tên.

Tôi thấy vợ mình già nhanh chóng, đôi khi chế nhạo cô ấy là “vợ béo” nhưng không biết lý do vì sao lại vậy. Đó là vì cô ấy ăn uống đạm bạc và không bao giờ mua các sản phẩm chăm sóc da đắt tiền, chăm chút cho bản thân.

Tôi từng không thích vợ mình cằn nhằn, nhưng giờ mới hiểu đó là cách làm của nhiều phụ nữ quan tâm tới chồng. Cô ấy dặn tôi không được hút thuốc, không nghe điện thoại khi lái xe và không uống quá nhiều rượu vào ban đêm. Cái nào trong số này không phải vì lợi ích của tôi?

Trên đời này thứ không mua được chính là thuốc hối hận. Có những người chỉ biết quý giá thứ gì đó khi đã mất đi. Thật nực cười, tôi phát hiện ra mình thuộc loại người này.

Tôi nhớ khi mới kết hôn, vợ cũ chỉ là một cô gái mỏng manh và dịu dàng. Sau này, khi sinh con, nghe cô ấy hét lên đau đớn trong phòng sinh, lúc đó tôi tự nhủ mình phải dành cả cuộc đời để bảo vệ và nâng niu vợ. Nhưng bao năm rồi tôi không cho cô ấy được sống một ngày thoải mái, có khi công việc không suôn sẻ, về đến nhà là tôi phải xả hơi vào vợ, dẫn đến cãi vã triền miên.

Tôi thấy trên mạng có câu: “Đàn ông bất tài thích quát mắng vợ.” Tôi từng ghét và phản đối câu nói này, bây giờ nghĩ lại, có lẽ tôi quá bất tài, không thể cho cô ấy và hai đứa con điều kiện sống tốt. Đôi khi cô ấy vu vơ nói kiếp sau sẽ không muốn trở thành phụ nữ, giờ thì tôi mới hiểu.

Chỉ một ngày sau ly hôn, tôi phát hiện ra trong gia đình có quá nhiều việc đều do cô ấy làm. Không phải ngày một ngày hai mà là hơn mười năm rồi, tôi cũng tự hỏi bản thân ngoài việc kiếm tiền cho gia đình, mình còn làm được gì nữa không?

Tôi không nấu ăn, không giặt quần áo, thậm chí không buồn vò đôi tất bẩn cũng như chưa bao giờ đi đổ rác. Tôi cũng không kèm bài tập về nhà cùng con và chưa khi nào đưa con đến trường. Ngay cả khi bố mẹ tôi bị ốm, vợ cũng là người phải chăm sóc.

Cô ấy ăn uống đạm bạc và không bao giờ chịu mua những thứ đắt tiền, nhưng lại rất hào phóng với tôi, vì sợ chồng mất mặt bên ngoài. Cô bận rộn nhất khi gần đến Tết, không chỉ dọn dẹp nhà cửa mà còn chuẩn bị những bữa cơm thịnh soạn.

Và bây giờ, tôi đã ly hôn với cô ấy.

Tôi từng nghĩ ly hôn nhất định sẽ tìm được người khác tốt hơn, trẻ trung hơn. Nhưng soi gương thấy cái bụng bia nhô cao và mái tóc thưa dần, có lẽ chẳng còn ai yêu tôi như cô ấy từng yêu.

Cuộc đời của một người phụ nữ, kể từ khi kết hôn, giống như dành những năm tháng đẹp nhất của mình cho một người đàn ông. Điều một người đàn ông cần là bảo vệ, cưng chiều và coi vợ như một công chúa nhỏ.

Giờ tôi đã hiểu chân lý này, nhưng mọi thứ đã quá muộn.

Nếu ông trời cho tôi một cơ hội, tôi sẽ không bao giờ cãi nhau với cô ấy nữa, và cũng không nói câu “ly hôn” một cách bốc đồng.

Vy Trang (Theo sina)

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ HẮC ÁM

May be an image of scorpion grass

Tác giả Trang Sài Gòn.

Tôi không có cảm tình vớI người đàn bà đó.

Ngày đầu tiên nhận việc, khi được sếp dắt một vòng giớI thiệu vớI các nhân viên của công ty, tôi đã có ác cảm vớI bà ta mặc dù bà ta chẳng làm gì hạI tôi. Mãi đến bây giờ nghĩ lạI, tôi vẫn không thể nào lý giảI được tại sao tôi lạI có thành kiến vớI bà ta đến như thế. Có lẽ ánh mắt bà ta lạnh lẽo quá, hay màu son bà ta dùng chói chang và diêm dúa quá không phù hợp vớI cách trang điểm của một nhân viên văn phòng, nhất là vớI cái nước da xám xịt lấm tấm đồI mồI của bà ta, hoặc cũng có thể tôi không thiện cảm vớI cách bà ta nhếch mép cườI lấy lệ, giả tạo một cách lộ liễu không cần che dấu.

Khổ nỗI, chỉ là nhân viên thử việc, xấu số làm sao, tôi lạI trực tiếp nằm dướI quyền điều động của bà ta. Tôi ghét ngườI đàn bà đó. Ðúng vậy. Bây giờ thì tôi có thể khẳng định mườI mươi rằng tôi thật sự ghét bà ta. Dường như lúc nào bà ta cũng làm cho tôi có cảm tưởng mình là một con bé ngơ ngáo và tốI dạ. Bà ta như một tảng băng sừng sững khổng lồ và lạnh cóng dập tắt không chút thương tiếc ngọn lửa nhiệt tình làm việc của tôi, một cử nhân vừa tốt nghiệp loạI giỏI, một con ngườI ôm nhiều hoài bão và ý chí quyết tâm phấn đấu không ngừng.

Có một lần, sau khi tôi đã mất hơn hai tiếng đồng hồ tập trung cao độ để cố tình đánh máy cho xong xấp hồ sơ có viết rõ một chữ “Khẩn” màu đỏ to tướng bên ngoài theo điều động của bà ta, ngược vớI những gì tôi mong đợI, bà ta liếc nhìn thành quả của tôi không một lờI khen, lạI còn chau mày càm ràm trong cuống họng:

-Nhiều lỗI chính tả quá, làm ơn đánh lại.

Sinh nhật tôi, tôi bỏ hẳn cả buổI hẹn ăn chiều vớI bạn trai để tính cho xong bảng lương nhân viên theo yêu cầu của bà ta. Vậy mà bà ta không nói thêm câu nào làm mát lòng tôi ngoài hai tiếng “cảm ơn” khách sáo, mặc dù tôi biết chắc bà ta đã nghe được tôi đau khổ từ chốI bạn trai mình như thế nào vì bà ta ngồI rất gần bàn làm việc của tôi. Thậm chí lúc đó bà ta còn “nhắc khéo”:

-Nhớ làm xong việc rồi hẵng trò chuyện đấy!

Trước đây, mấy đứa bạn ra trường và đi làm trước tôi vẫn thường than vãn và hù dọa tôi “Cái thân làm thuê khổ lắm, chẳng qua chỉ vì đồng lương thôi” khi thấy tôi hăm hở chờ mong đến ngày được nhận việc. Lúc đó tôi cho rằng mọI ngườI chỉ được tài phóng đạI sự việc vì tôi nghĩ rất đơn giản, đi làm thì chỉ cần chăm chỉ và có kỷ luật, ai dám nói động đến mình. Nhưng cho đến bây giờ, tôi mớI thấm thía hết cái từ “khổ” mà tụI nó vẫn nói. Hóa ra sự đờI không đơn giản như tôi vẫn nghĩ! Tôi căm thù ngườI đàn bà đó! Sau một năm làm việc, điều làm tôi vui mừng nhất là được sếp tăng lương. Nhưng niềm vui của tôi không được trọn vẹn vì song song vớI nó, bà ta vẫn là một cái bóng đen hắc ám luôn lởn vởn bên tôi. Như đổ thêm dầu vào lửa, làm tăng thêm ác cảm của tôi đốI vớI bà ta, thật không may một buổI sáng kia đồng hồ báo thức nhà tôi hết pin đột ngột. Lẽ ra tôi phảI thức dậy lúc bảy giờ sáng thì hôm đó nó lạI không thèm reo, khiến tôi đến gần tám giờ mớI giật mình thức giấc. Biết mình có lỗI, tôi đã rón rén bước vào văn phòng định mở lờI phân trần thì bà ta đã dộI cho tôi một gáo nước lạnh:

-Lần sau vui lòng chỉnh đồng hồ sớm hơn một tiếng.

Những dồn nén bấy lâu trong lòng tôi đột ngột bùng nổ. Tôi như một ngườI mất hết lý trí, lột phắt chiếc đồng hồ đeo tay ném thẳng ra ngoài cửa sổ rồI đùng đùng bước ra khỏI phòng, đóng sập cửa lại.

Không biết có phảI cay cú trước thái độ hỗn xược của tôi hay không mà sau đó bà ta “chơi” lạI một “vố”. Lẽ ra lần đó tôi có dịp đi cùng vớI chị trưởng phòng kinh doanh để gặp khách hàng và làm việc cả tuần ở Singapore. Lần đó sếp báo trước cho tôi một tháng, lòng tôi vui như mở cờ, mua sắm bao nhiêu quần áo, giày dép đẹp để qua đó tha hồ ăn diện, chụp ảnh. Vậy mà đột nhiên trước ngày đi hai hôm, bà sếp nhỏ hắc ám, lạI vẫn như một cái bóng ma không ngừng đeo bám tôi, yêu cầu sếp cho tôi ở lạI để giúp bà ta tổ chức buổI lễ kỷ niệm thành lập công ty. Vì thân phận “thấp cổ bé miệng”, tôi đành ngậm đắng nuốt cay dọn đồ từ chiếc va li mớI mua ra tủ… Tôi thật sự điên tiết! TốI hôm đó, tôi nằm mơ thấy bà ta biến thành một con chó săn khổng lồ lao vào như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Trong cơn hãi hùng, tôi leo tót lên cành cây nhưng con chó điên đó vẫn không ngừng ráo riết truy đuổi. Nó chồm lên cây, cắn rách ống quần jeans của tôi và ngoạm ngón chân cái tôi chảy máu. Tôi vừa kinh hoảng, vừa căm giận, tiện tay bẻ ngay một cành cây khô gần đó và cứ thế, tôi phang tớI tấp lên đầu nó. Tôi đánh mãi, đánh mãi đến lúc đôi tay mỏI rã rờI, nhìn lạI thì nó đã chết cứng, lông bết lạI từng chùm ướt đầm máu. Tôi sợ quá hét lên thì chợt tỉnh giấc. Mở mắt rồI, tôi vẫn còn nghe tim đập thình thịch, ngườI đầm đìa mồ hôi…

Từ hôm mơ thấy ác mộng, chẳng những sự oán giận trong lòng tôi không hề nguôi ngoai mà mỗI ngày nhìn thấy khuôn mặt thiếu hài hòa của bà ta, nghe tiếng nói lạnh tanh của bà ta, tôi càng ngán ngẩm khi liên tưởng đến hình ảnh của một con chó điên, đến nổI tôi chỉ còn có nước xin nghỉ làm. Nhưng suy cho cùng, vì một ngườI đàn bà xa lạ mà tôi phảI mất một công việc ổn định và phù hợp vớI năng lực của mình, lương bổng lạI khấm khá – Làm gì có chuyện vô lý đó. Tôi nghĩ vậy và quyết tâm tiếp tục “nghênh chiến” vớI ngườI đàn bà “dở hơi” này. Tự nghĩ mặc dù mình còn thua bà ta về kinh nghiệm và uy tín đốI vớI sếp, tôi lạI được ưu thế ở cái nhiệt tình của tuổI trẻ, ở vốn kiến thức cập nhật về công nghệ thông tin và nhất là ở ngoạI hình trẻ trung, xinh đẹp cùng cách ăn mặc, trang điểm tinh tế và hợp thờI trang. Mặc dù không “tuyên chiến” ra mặt, tôi thừa biết ngày tôi được ngồI vào chiếc ghế của bà ta và rung đùi nhìn bà ta thu dọn về hưu không còn xa mấy nữa.

Sau hai năm làm việc, tôi quyết định mạo hiểm bước sang ngã rẽ mớI của cuộc đờI – Tôi kết hôn. Hôm tổ chức tiệc cướI, tôi mờI hơn ba trăm khách, tất cả bạn học, toàn thể nhân viên công ty, một số khách hàng và đốI tác, cả những ngườI không thân thiết cho lắm… chỉ trừ bà ta. Chỉ tưởng tượng khuôn mặt xám xịt như đông lạnh của bà ta xuất hiện ở bàn tiệc thôi cũng đủ làm tôi mất vui trong ngày trọng đại nhất của cuộc đờI mình. Sau ngày cướI, tôi được sếp hào phóng tặng thêm hai tuần phép cho tuần trăng mật. Chúng tôi bước vào cuộc sống hôn nhân bằng một chuỗI ngày tươi đẹp mỹ mãn và suốt những ngày tháng ngụp lặn trong hạnh phúc đó, tôi gần như quên hết những chuyện vui buồn trước đây ở công ty, những khuôn mặt đồng nghiệp quen thuộc và dĩ nhiên là quên bẵng cả khuôn mặt đầy ám ảnh của bà ta.

Sau những ngày hoàn toàn thư giãn đó, tôi uể oảI trở lạI công ty. Ngày đầu tiên bắt đầu đi làm lạI, đồng nghiệp vây quanh tôi, hết ngườI này đến ngườI kia chọc ghẹo và hỏi han đủ chuyện xoay quanh vấn đề hôn nhân. RồI họ đổ xô lại xem hình cướI, hình chúng tôi đi chơi tuần trăng mật, góp ý chỗ này, khen chỗ nọ, phê bình chỗ kia… Tôi cũng tíu tít chuyện trò, đùa giỡn cho đến khi chợt phát hiện dường như văn phòng còn thiêu thiếu một cái gì đó. Hóa ra chiếc bàn cạnh tôi để trống, bà ta không đi làm, hồ sơ giấy tờ trên bàn cũng đã dọn sạch. Lúc đó tôi mớI thấy trên bàn tôi có một gói quà nhỏ – Là quà cướI bà ta tặng tôi cùng một tấm thiệp mừng vớI lờI chúc “Mừng lễ cướI của hai em – Chúc em hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và thành đạt trong sự nghiệp”. Quà tặng của bà ta là một chiếc đồng hồ đeo tay, giống hệt kiểu chiếc đồng hồ mà lúc trước trong cơn giận lôi đình tôi đã ném ra ngoài cửa sổ. Qua các đồng nghiệp, tôi lần hồI biết được bà ta bị bệnh gì đó và xin hưu sớm để về quê dưỡng bệnh.

Thật ra lúc đó tôi rất muốn tìm thăm bà ta nhưng lục hồ sơ nhân sự không thấy chi tiết nào đề cập đến quê quán của bà, hỏi đồng nghiệp thì ai cũng ngơ ngơ ngác ngác vì từ trước đến nay chẳng ai quan tâm trò chuyện hay kết bạn vớI bà. Chiều hôm đó tôi rủ ông xã cùng đến địa chỉ cũ của bà để hỏi thăm hàng xóm xem có tung tích gì không nhưng ai nấy đều lắc đầu không biết bà ta bị bệnh gì và đã đi đâu. Họ nói bà ta sống như một cái bóng, không chồng con, bạn bè, chỉ lủI thủI sáng xách túi đi làm và chiều tốI xách túi về. Bà ta cả đờI không bầu bạn cùng ai ngoài một con mèo gầy mà khi về quê bà ta đã ẵm theo rồi. …

Bây giờ tôi đã là một trưởng phòng. Ước mong được ngồI vào chỗ của bà ta đã thành sự thật nhưng tôi không vui mừng và hả hê như trước kia tôi vẫn hình dung. Không hiểu sao mỗI khi nghĩ đến bà ta, trong lòng tôi lạI ngập tràn một nỗi day dứt và ân hận. Tôi cảm thấy mình là một con ngườI vô tâm, tàn nhẫn và nông nổi. Ðược sự thành đạt hôm nay, quả thật tôi nợ bà ta rất nhiều. Nhiều năm trôi qua, chiếc đồng hồ bà ta tặng tôi đã cũ, ông xã tôi cũng đã tặng tôi một chiếc đồng hồ khác đắt tiền và hợp thờI trang hơn nhưng tôi vẫn giữ gìn và lau chùi cẩn thận chiếc đồng hồ bà ta đã tặng tôi ngày cưới… Nó nhắc tôi biết quan tâm đến ngườI khác vớI một trái tim bao dung và nhân hậu hơn.

Hết.

 

Share.

Leave a Reply