Saturday, November 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Hôm nay, 28/06/2024 là ngày cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử cho vòng đầu bầu cử Quốc Hội Pháp 30/06, với kết quả dự báo không có gì thay đổi: đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) vẫn bỏ xa liên minh cánh tả và phe của tổng thống Emmanuel Macron.

First Secretary of the French left-wing Socialist Party (PS) and member of parliament Olivier Faure (C), French far-right Rassemblement National (RN) party President and lead MEP Jordan Bardella (L) a
Bầu cử Quốc Hội Pháp: Đại diện ba khối tranh luận trên truyền hình France 2, tối ngày 27/06/2024. Olivier Faure (G), bí thư thứ nhất đảng Xã Hội, đại diện cho Mặt Trận Bình Dân Mới, Gabriel Attal (P), thủ tướng và Jordan Bardella, chủ tịch đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc. AFP – DIMITAR DILKOFF

Theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố tối qua, đảng Tập Hợp Dân Tộc vẫn được dự báo sẽ giành chiến thắng áp đảo với 36% ý định bỏ phiếu, trong khi liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới chỉ được 29%, còn phe của tổng thống Macron vẫn đứng hạng ba với 21%.

Tuy nhiên, chủ tịch đảng cực hữu Jordan Bardella, 28 tuổi, còn phải thu hút thêm cử tri để có thể giành được đa số tuyệt đối ở Hạ Viện mới, điều kiện mà ông đặt ra để chấp nhận chiếc ghế thủ tướng.

Ngày cuối của chiến dịch tranh cử vòng một diễn ra trong lúc đang có tranh cãi gay gắt về vai trò của tổng thống Pháp, sau khi hôm qua lãnh đạo của đảng Tập Hợp Dân Tộc, bà Marine Le Pen, khẳng định vai trò tổng tư lệnh quân đội của tổng thống chỉ “mang tính hình thức”. Tuyên bố này cho thấy là trong trường hợp đảng cực hữu giành chiến thắng và lập được chính phủ, cuộc “chung sống” với tổng thống Macron sẽ rất căng thẳng.

Trong cuộc tranh luận truyền hình cuối cùng hôm qua với đại diện của phe tổng thống Macron và của liên minh cánh tả, chủ tịch đảng Tập Hợp Dân Tộc Bardella cũng đã có những tuyên bố tương tự. Thủ tướng đương nhiệm Gabriel Attal đã chỉ trích đối thủ cực hữu, vì theo ông, nếu đảng Tập Hợp Dân Tộc thắng cử, giữa lãnh đạo chính phủ và tổng thống sẽ luôn có tranh cãi xem ai là tổng tư lệnh quân đội, trong khi đây là đặc quyền của tổng thống, được ghi rõ trong Hiến Pháp. Trong cả ba lần “chung sống” trước đây ở Pháp, tổng thống vẫn giữ được thẩm quyền rộng lớn trong hai lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng.

Tại Bruxelles hôm qua, bên lề thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Macron đã lên án thái độ “kiêu căng, tự mãn” của đảng Tập Hợp Dân Tộc, “chưa gì đã chia nhau” các chức vụ trong chính phủ.(RFI) 

Share.

Leave a Reply