Tuesday, July 2 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Chân dung Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ

Đại lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo 19 tháng 5 âm lịch lần thứ 85

Fprt Worth- Như thường lệ hàng năm, đại lễ khai sáng nền đạo Phật Gió hòa Hảo đã được tổ chức long trọng tại hội quán Phật Giáo Hòa Hảo Alington Fort Worth(PGHHAF), thành phố Fort Worth vào trưa ngày Chủ Nhật 19 tháng 6 năm 2024.

Hsi ảnh trên quan khách và đạo hữu tham dự

Hiện diện có ông Mai văn Liêm và Lê văn Be,Cao Đài Dallas, Bà Đoan Trang, Chủ tịch cộng đồng Tarrant County,Ông Chiêu Bùi và Đặng Phước Reng,thuộc  Liên hội Cựu Chiến sĩ VNCHFW, Tiến sĩ, Hà Mạnh Chí, Hội trưởng Hải Quân Trùng Dương DFW và cựu Hội trưởng Nguyễn văn Lạc. Mũ Đỏ Nguyễn Đình Cơ đại diện Hội Bình Định và phu nhân, Ông Phan văn Âu Món Việt Restaurant cùng một số dồng đạo Hòa Hảo đến từ các tiểu bang tại Hoa Kỳ và Việt Nam. Truyền thông báo chí có báo Người Việt Dallas, đài 1160 AM và SBTN, đài 1600AM, và Trẻ ĐẹpOnline Daily News. Chương trình do MC Huỳnh Thi điều hành,

Trưởng Ban tổ Chức, Võ Đan Lỳ chào mừng quan kháchMC Huuỳnh  Thi điều hành tổng quát buổi lễ

Sau nghi thức chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cùng một phút mặc niệm anh linh chiến sĩ quốc gia và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc, Ông Võ Dan Lỳ, chánh trị sự PHHHAF lên chào mừng mọi người tham dự và nói hàng năm cứ vào ngày 19 tháng 5 âm lịch trên toàn thế giới nơi nào có Ban trị Sự PGHH đều cử hành Đại Lễ Khai Sáng Nền Đạo PGHH do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã dày công hoằng hóa đem lại nền Phật Học một giáo pháp lưỡng toàn là Học Phật Tu Thân. Ngài nói: Ta thừa vâng sắc lệnh Thế tôn- Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp. 85 năm trước đây, giửa tình trang băng hoại, nhân tâm ly tán, thế đạo suy đồi, và nhận loại trãi qua thãm trạng chiến tranh tàn khốc, nền đạo ra đời và dìu dắt chúng sanh ra khỏi mê đồ khổ ải là nền đạo PGHH, một tôn giáo dân tộc, nhập thể và thực tiễn do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng ngày 18 tháng 5 năm 1939 tại xã Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc , từ đó, hào quang của nền đại đạo qua giáo lý huyền diệu, qua lời thuyết giảng thao thao cuốn hút qua phần huệ giác siêu phàm quán thế của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã tỏa khắp miền nam Việt Nam khiến trong một thời gian ngắn, hàng triệu chúng sanh đã giác ngộ thấm nhuần Phật pháp.

 Sau ngày xâm chiếm miền nam, bọn cộng sản vô thần chủ truong tiêu diệt tôn giáo, vá đặc biệt lo sợ trước truyền thống chống cộng cùa PGHH ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần chúng nên cs đã triệt dể cấm chỉ việc tổ chức Đại lễ 19 tháng 5 trong nhiều năm qua, Nhưng dú ở quốc nội hay hải ngoại, tín đồ PGHH vẫn một lòng kiên trì chịu đựng: “Giữ Đạo Chờ Thầy” làm sáng danh PGHH và làm tròn Tứ Đại Trọng Ân mà Tôn Sư đã dạy bảo. Trong tinh thần và ý thức căn bản đón mừng đại lễ 19 tháng 5 kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng nền đạo Hòa Hảo được long tọng khai mạc hôm nay. Kính xin ơn trên gia hộ cho toàn thể quý vị được tâm thường an lạc, đạo pháp viên dụng.

Nghi thức  tê lễ

Tiếp theo, là phần tế lễ theo nghi thức Phật giáo của toàn thể đạo hữu PGHH với phần xướng tế của đạo hữu Ngô Tấn Nghĩa kính lậy xin Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực, và quý Sơn Thần năm non bảy núi gia hộ cho quý đạo hữu  nhiều ơn phúc và đồng bào Việt Nam sớm thoát qua nạn cộng sản bạo tàn, cho quê hương sớm được tự do dân chủ. Kế đến là cảm tưởng của một đạo hữu bà Lâm An nói về Sứ mạng cứu Đời của Đức Hùynh Giáo Chủ, trong bối cảnh nước ta bị Pháp đô hộ và Tam Giáo như Phật Giáo, Nho Giáo, Lão giáo dần dần suy yếu vì vẫn giử vững những tư tưởng triết lý tách rời xã hội thì may mắn thay. trong cơn bỉ cực đó, một ngôi sao sáng xuất hiện, một vị Giáo Chủ giáng trần xuất thế đã mang lại sự tin tưởng an bình cùng niềm ngưỡng vọng sâu xa của người dân vùng Nam bộ, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ mặc dù còn rất trẻ mới học đến bậc tiểu học nhưng đã Đại Ngộ có đươc một kiến thức Phật giáo rộng rãi và tài chửa bệnh, tiên tri, thuyết giảng đã được mọi người công nhận như là một vị siêu phàm nhập thế biến những tư tưởng tu học cao siêu sâu sắc đó thành những vần thơ giản dị, bình dân và dễ nhớ, dễ nhập tâm quần chúng. Về giáo lý cũng rất đơn giản, ngắn gọn linh động, uyển chuyển, dễ nhớ, dễ thực hành,Có thể tóm gọn theo lời Ngài dạy là hảy làm hết những điều thiện, tránh những điều ác, và hảy rữa lòng trong sạch, Bà cũng trích một đoạn Tiến sĩ Lý Khôi Việt viết cho tập san Thanh Niên Hành Động trong bài PGHH Trong Vòng Sinh Mệnh Dân Tộc có cái nhín khách quan về Đức Hùynh Giáo Chủ như sau:

-50 năm nữa, đảng cộng sản Việt Nam sẻ chẳng còn , nhưng đến 1,000 năm nữa, hình bóng của Huỳnh Phú Sổ cũng như hình bóng của Vạn Hạnh, của  Nguyễn Trãi vẫn bát ngát bao la giửa đất trời sông núi Việt Nam

-50 năm nữa, những kinh điển Mác Xít phủ đầy bụi bặm sẻ nằm chết cứng trong các viện bảo tàng chẳng ai thèm đọc. Nhưng 10 thế kỷ nữa, thơ Huỳnh Phú Sổ cũng như thơ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyếnn vẫn còn mênh mông ca hát trong lòng người Việt Nam.

Đạo hữu đào Hữu Đào Hữu Nghĩa đọcLược sử Phật Giáo Hòa Hảo

Chương tình tiếp theo, ông Đào Hữu Nghĩa lên đọc bài “Lược sử Phật Giáo Hòa Hảo”như sau: năm 1039 trong khi toàn dân nước Việt đang chìm đắm dưới ách thống trị của thực  dân Pháp, trong khi cộng sản đang tích cực lợi dụng các phong trào yêu nước để bành trướng sự hiện diện của chúng, trong khi phát Xít Đức ,Ý Nhật đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc đệ nhị thế chiến,thì đạo Phật Giáo Hòaa Hảo đã xuất hiện như một hiện tượng kỳ bí trong lịch sữ tôn giáo và lịch sử đấu tranh cho sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam .

 

Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, con Đức Ông Hùynh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Ngài được sinh ra ngày 25/11 năm 1020 tại làng Hòa Hào. Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Thuở thiếu thời, Ngài là một thanh niên thường đau yếu nên chi học đến bậc tiểu học,rồi một hôm, Ngài bị một chùm tử quang chiếu vào người làm mê man bất  tỉnh nhân sự. Lúc tinh lại thì thấy mọi bệnh tật đã biến mất như chưa hề có bệnh gì, và thần trí bổng nhiên minh mẫn lạ thường. Ngài từ rụt rè trở nên hoạt bát và từ ít học trở nên thông thái hiểu biết mọi lãnh vực, nhất là thông suốt Phật pháp và lẽ huyền cơ. Sau đó, Ngài tận dụng y phương minh để gây uy tín trong quần chúng, Cáh chữa bệnh của  Ngài không phải áp dụng theo lối thông thường nhi8 chẩn mạch, phù chú, thuốc nam. Ngàì đã dùng phương pháp huyền diệu cho việc chữa trị như cho uống nước lã, bông hoa, giấy vàng mà bệnh nào cũng khỏi. Do đó uy tín của Ngài dần tăng cao trong dân chúng . Sau khi số người ngưỡng mộ tăng cao, Ngài tuyên bố mỡ Đạo tại làng Hòa Hảo vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939, lúc đó Ngài chưa tròn 20 tuổi, Sau đó, Ngài đã lặn lội chu du nhiều tỉnh để thuyết pháp và kết nạp tìn dồ. Trong lúc này, Ngài viết kệ giảng và thi văn giao lý để khuyến tu. Đến tháng 4 năm 1040, Giặc Pháp không cho Ngái hoạt dộng trong tỉnh nửa. Ngái phải rời Châu Đốc đến Sa Đéc, Cần Thơ Bạc Liêu, Saigon, đến đâu cũng thu nạp được nhiều tín dồ và hóa giải mọi trở ngại trên đương truyền đạo. Ngài nói

Càng đi càng biết nhiều nơi

Càng đem chân lý tuyệt vời phổ thông.

 Rồi thế chiến thứ hai bùng nổ và cộng sản núp dưới bóng Việt Minh càng bành trướng thế lực. Ngài phản đối chánh sách độc tài cộng sản tán sát các phần tử quốc gia yêu nước. Trần văn Giàu cầm đầu Viêt Minh tại Saigon tổ chức lùng bắt Ngài, khiến Ngài phải rời bỏ Saigon đi về Bà Rịa rồi ẩn vào rừng chà là, Sau khi Trần văn Giàu rời bỏ Saigon, Ngài trở lại đây vào tháng chạp năm Ất Dậu 1945, Ngài bắt đầu hoạt động trở lại và thành lập Viêt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng( gọi tắt là Dân Xã) vào tháng 9 năm 1946 thể hiện giáo pháp Học Phật Tu Thân trong khi nguy biến, lợi dụng lúc Ngài ẩn mình, cộng sản phát dộng chiếnn dịch bài từ PGHH giết hằng loạt tín đồ tại miền tây và dẫn tới sự xô xát đẫm máu tại nhiều nơi giửa Việt Minh và Hòa Hảo. Tháng 6/1947 Ngài từ miền đông tở lại miền tây đế giàn xếp các vụ xung đột này, Ngài đến họp với bọn Trần văn Nguyên và Bửu Vinh của Việt Minh tại xã Tân Phú tức Đốc Vàng Hạ thuộc Tỉnh Kiến Phong, bị chúng tổ chức ám hại và vắng mặt từ đó đến nay, lúc Đó Ngài chỉ mới 27 tuổi.

Đạo hữu Ngô Tấn Nghĩa đoc bài Sứ Mạng Cứu Đời Của Đức Hùynh Giáo Chủ

Kế đến đồng đạo Ngô Tấn Nghĩa lên đọc bài Sứ Mạng Cứu Đời Của Đức Hùynh Giáo Chủ do chính Ngài viết tại Bac Liêu ngày 18 tháng 5 năm Nhâm Ngọ 1842 nội dung khuyên bảo quần chúng nên tu học Phật pháp, quảng đại từ bi, biết làm lành tránh dữ và thể hiện lòng yêu nước.

Bà Ngô thị Ngọc di=ễn ngâm thi văn giáo lý của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ

Chương trình tiếp theo, bà Ngô thị Ngọc lên diễn ngâm một bài thi văn giáo lý của Đức Hùynh Giáo Chủ là bài “Cho Ông Cò Tàu Hảo Saigon” trích trong trang 433-434 của Bộ Sấm Giảng Thi Văn toàn bộ dày ngót 500 trang của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Nhà áo Thái Hóa Lộc  phát biểu ý nghĩa ngày Đại Lễ 8 tháng 5

Cuối chương trình là phát biểu của nhà báo Thái Hóa Lộc về ý nghĩa ngày Đại lể 18 tháng 5, nói ông là một Kyto Hữu nhưng đã sinh hoạt rất nhiều lần với PGHH trung ương cũng như tại địa phương  Califonia và DFW, ông rất tâm đắc với câu phát biểu của Trưởng ban tổ chức Võ Đan Lỳ rất thực tế rằng “Đời không đạo, đời vô liêm sĩ

Đạo Không đời, đạo biết dạy ai”.

Đạo chính là phần tâm linh của mỗi con người ở trong đời thường, trong cuộc sống hiện tại mà vật chất lên trên hết chúng ta thường hay bỏ quên đi tâm linh của mình. Nói về tâm linh tức là nói vế điểm tựa của chúng ta,chúng ta là người Việt Nam nên lưu giử tình đồng hương thương yêu nhau hay giúp đỡ những người đang cần chúng ta. Trường hợp Sư Thích Minh Tuệ, người khác tôn giáo cũng ca ngợi ông có tinh thần dấn thân vì đạo pháp và nhắc  nhở nhũng ai đi sai chánh pháp. Không có tôn giáo nào hơn tôn giáo khác và chỉ có bình đẳng tôn giáo mới giải quyết được nhiều vấn đề nan giải. Chúng ta rồi lần lượt phải ra đi, tương lai cho việc phát triển  tôn giaqo giao lại cho giới trẻ( bất cứ chùa chiền hay nhà thờ nào của người Việt Nam thường đều có dạy Việt ngữ và giáo lý tôn giáo từ lúc đi nhà trẻ).

Ba ảnh trên dùng cơm chay thân mật

Phần cuối của ngày Đại lễ hôm nay, ban tổ chức mời mọi người hiện diện dùng cơm chay rật ngon miệng( Trẻ ĐẹpOnline)

Share.

Leave a Reply