Friday, December 20 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Hải Đăng tôi đưa bài này đễ nhớ tới những anh bạn của Đăng tôi đã rời đơn vị vì được thuyên chuyễn đến

Quân Đoàn Viễn Thám.

A/TQLC Viết để thương để nhớ, và như một lời tri ân sâu xa nhất đến sự hy sinh của người lính Viễn Thám TQLC đã một thời đồng hành xông pha đêm ngày và chịu muôn vàn nguy biến trong công tác xâm nhập vào lòng địch.Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách Cùng tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, hòa lẫn tiếng kinh cầu nguyện của Mẹ Việt Nam,

thì chí làm trai, nợ tang bồng cùng hào khí dâng trào với lời kinh nguyện: “một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực”, thế là hàng hàng lớp lớp thanh niên hiên ngang bước vào đời lính với hành trang khiêm tốn ở độ tuổi mà trong xã hội:Văn nhân gọi là tuổi còn ưa xí muội, ô mai Khoa học gia cho là tuổi dậy thì Các nhà làm luật ghi chép đó là tuổi vị thành niên Thầy cô ở học đường và ngay cả bậc cha mẹ dễ tính nói là tuổi ương ngạnh.Mê và thích lính quá đành tạm mượn giấy khai sinh của ai đó để được tòng quân (Phan Văn Thọ, em ruột thứ 7 của tác giả). Các anh không cần nghĩ suy, không thích hơn thiệt, chọn Lực Lượng Tổng Trừ Bị TQLC làm binh nghiệp,tình nguyện phục đơn vị ViễnThám/TQLC để thỏa lòng sống hùng,sống mạnh,sống dai,nào ai dám mơ đến?

Những người lính ấy, ở tận đáy sâu của tâm hồn, họ dễ dàng chấp nhận sự thiệt thòi cùng mất mát một cách vô điều kiện. Với họ đã, sẽ làm quen và thích thú đời chinh chiến trước hòn đạn mũi tên để cho vơi, cho phôi pha những tháng ngày trống vắng của tình yêu đôi lứa như ở kinh thành hoa lệ vốn dĩ an bình!

Cho đến một ngày tiếng nhạc xập xình, đèn mờ ảo tiếng hát liêu trai lúc không giờ! Anh hai mươi (20) vào quân ngũ Em mười sáu (16) đến vũ trường Vâng! Người lính Viễn Thám ấy họ cũng

hát, cũng du dương, rồi cũng làm bạn với lưu linh ở vũ trường, trong các bar, hay quán cóc ven đường trong những ngày phép quá ư là ít và rất hiếm hoi rồi trở lại chiến trường. Đây mới thật sự là những giây phút thần tiên nhất, huy hoàng nhất trên bước đường chinh chiến trong thời ly loạn, để rồi họ lại tiếp nối hành

trình gian khổ trên từng tấc đất và cùng khắp trên một đất nước Việt Nam thân yêu.

Người lính Viễn Thám lại lặn hụp, bôn ba triền miên suốt hai mùa nắng cháy mưa dầm, mà gia sản chỉ gói trọn trong một ba lô, nào

lương khô, vật dụng sinh hoạt cá nhân, võngponcho,tấm nỉ đấp để ước mong có một giấc ngủ chập chờn,không yên lắng trong

lòng địch. Mà võng, poncho ấy họ không có dịp căng thẳng làm lều, họ chỉ bó gối, trùm poncho trong lùm gai, bụi rậm, hay ém mình nơi hóc rãnh âm u cô tịch mà cửa sinh tử như treo mành cốt chỉ để mong ước đem lại an bình ở hậu phương, sự phồn vinh chốn đô thị, đó chính là động lực cho người lính Viễn Thám

xả thân cùng các đồng đội trong đại gia đình TQLC Việt Nam

Trên chiến tuyến người lình Viễn Thám lấy đêm làm ngày, lấy những nơi có địa hình địa vật hiểm trở và khó khăn nhất làm sinh

lộ, đồng thời lấy những dấu vết, màu sắc, âm thanh, mùi vị bất bình thường làm mục tiêu. Họ đi sưu tầm tin tức có giá trị chiến thuật, ngoại lệ nếu có thể được, họ bắt cóc địch quân để các cơ quan chuyên môn truy cứu.

Toán của Thiếu Úy Nguyễn Bá Hòe ở Khe Mèo (Tây Bắc căn cứ Sarge), toán của Thiếu Úy Nguyễn Hữu Đức ở Ba Lòng (Tây Nam căn cứ Hol-comb), cả hai toán đều tóm gọn hai cán binh VC đi tìm nguồn nước.Song song đó họ cũng đã thi hành những sứ mạng đặc biệt trong một hoàn cảnh hết sức nghiệt ngã ngoài tầm liên lạc máy vô tuyến cơ hữu hay diện địa, và hoàn toàn ngoài tầm yểm trợ hữu hiệu nhất của các tiểu đoàn tác chiến (TQLC) bạn, để rồi đêm ngày trực diện với quân thù trong cái âm thầm, bí mật để mong hoàn thành nhiệm vụ của người lính Viễn Thám.

Căn cứ theo Bảng Cấp Số với Ám Số Chuyên Nghiệp cùng Huấn Thị Điều Hành căn bản là “Thám Sát Viên”, nhưng văn hoa và thực tế thì đó là những Kinh Kha của chiến trường, xâm nhập vào vùng ngày N, giờ G được ấn định, nhưng ngày về (thu hồi toán VT) thì không có (lời nói của Thiếu Tá Đinh Xuân Lãm Ban 3

LĐ147/TQLC).Với cái vòng kim cô thám sát ấy, khi được chính thức mang vào thân (2 cánh ôm ống dòm và tam giác hình mũi tên xâm nhập Recondo) thì dĩ nhiên họ phải trài qua và hoàn tất mọi cuộc thử thách trong tất cả các chương trình huấn luyện, huấn nhục, thể chất và kỷ thuật Viễn thám. Công bình mà nói, họ là những người lính ưu tú cả thể xác lẫn tinh thần, được tuyển từ các tiểu đoàn TQLC tinh nhuệ, có tính khí hơi khác thường, dáng trông bụi đời, nặng tình đồng đội nên bất chấp bất cứ tình huống

nào. Khi chấp nhận nhiệm vụ “đầu đội trời, chân đạp đất” thì họ dễ dàng thích nghi khi hữu sự, trong vùng hoạt động

đơn lẻ xa xôi.

Do tính đơn độc ấy, trong mọi trường hợp đòi hỏi tuyệt đối ở họ sự chịu đựng, cùng khả năng cá nhân chiến đấu rất cao. Mỗi thành viên của toán có thể đảm trách mọi vị trí trong toán, nếu

có những bất trắc hay tình huống nào xảy đến, họ có thể là toán trưởng, toán phó, âm thoại viên hay tiền sát viên. Trong cuộc đổ bộ xuống Triệu Phong ngày 11 tháng 7 năm 1972, khi Thiếu Úy Sơn trưởng toán bị thương dọc theo hương lộ 560, ngay

lập tức Trung Sĩ I Nguyễn Đăng thay quyền chỉ huy và điều hành trôi chảy trong hoàn cảnh khó khăn đó.Những gì mà người đời nghe và biết đến người lính Viễn Thám TQLC,được mã hóa là

“Vịt Tiềm” trong binh chủng, hay trên các hệ thống thông tin, báo chí truyền hình, đó chỉ là dữ kiện tiêu biểu, còn sứ mạng thật sự trong các cuộc xâm nhập nào ai thấy mà biết được? Chỉ có lính Viễn Thám thi hành và cấp chỉ huy chiến trường ban lệnh! Ngay cả trực thăng đổ quân cũng kỳ lạ sơn màu xanh ô liu đậm,

không có huy hiệu, phi hành đoàn quân phục tự do, không theo mẫu mực nào. Chính nhờ sự kín đáo này đã giảm thiểu được mức nguy hại cho công tác.Đầu năm 1969, Đại Đội A Viễn Thám được thành lập theo nhu cầu của chiến trường, trực thuộc Lữ Đoàn 147/TQLC.Tham dự hành quân Cửu Long trên đất Chùa Tháp năm 1970 Hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971 Với hai cuộc hành quân này, Đại Đội A/VT chịu sự mất mát là Trung Úy Hiển Đại Đội Trưởng cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và

binh sĩ.Vào cuối tháng 3 đến tháng 4 năm 1972,

Chiến cuộc bùng cháy, các đơn vị của TQLC phải hành quân triệt thoái khỏi Mai Lộc, Ái Tử, lập tuyến tử thủ ở bờ Nam sông Mỹ Chánh, rồi từ đó mở các cuộc phản công tái chiếm lại hoàn toàn thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Đinh Công Tráng vào ngày 15 tháng 9 năm 1972. Các phóng viên chiến trường đã mô

tả về người lính VT/TQLC như sau:Trong công tác, họ là những bóng ma, chập chờn khi ẩn khi hiện, khi thấy khi không

(Phóng viên Nguyễn Sự nhật báo Tiền Tuyến)Các anh Hoàng Đại Long, Phạm Văn Bình, Chu Vi Sơn thuộc khối Chiến Tranh Chính Trị của Sư Đoàn TQLC sau lần đến thăm Đại Đội

A/VT tại Điền Môn đã diễn tả Viễn thám các anh như là đàn muỗi trong đêm, như đàn dơi đi ăn sương, như đàn quạ đi rỉa mồi.

Bên cạnh đó là một hình hí họa một người lính TQLC mang đủ thứ trên người, nhìn vào là biết ngay…Những hình ảnh “Bóng Ma, Muỗi, Dơi,Quạ” quả tình nó chẳng gây ra sự chết chóc

nào cả, nhưng thực tế ít nhất nó cũng làm cho người ta ngứa ngáy khó chịu, vì thế với cộng quân cũng không ngoại lệ, buộc chúng phải chùn bước, khó mà làm mưa làm gió được.

Chỉ với mô tả đơn giản, chỉ ghi lại trong ký ức, trong con tim, trong tình thương nỗi nhớ đã ấp ủ mãi trong lòng về tình đồng đội, tình chiến hữu. Cộng Sản miền Bắc đã lộ rõ bộ mặt xâm

lược, chúng ngụy tạo từ du kích, dần dần mở rộng chiến tranh, thiết lập các trạm hậu cần trên lãnh thổ 2 nước trung lập là Lào và Cao Miên, đưa các đơn vị chính quy của quân đội CSBV từ cấp trung đoàn, sư đoàn, công trường xâm nhập lãnh thổ VNCH đánh phá. Năm 1972 đồng loạt các sư đoàn CSBV hùng hổ vượt qua vùng phi quân sự đánh vào Quảng Trị, chiến trận ác liệt của chiến tranh qui ước làm người lính Viễn Thám tăng thêm sự gian khổ và hiểm nguy. Họ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng, luôn

thách thức với định mệnh và hầu như là giỡn mặt với tử thần. Sống, chết, rủi may được tính từng giây từng phút đang chực chờ và đến với họ một cách dễ dàng. Sau chuyến công tác (xâm nhập) “Đi bình yên, về vô sự” chỉ là lẽ tự nhiên và bình thường

thôi, nhưng hãy nhìn kỹ họ, ắt sẽ nhận ra một thân xác hốc hát, áo sờn vai, quần rách gối, điều đó nói lên được tính cách, cường độ căng thẳng ở trong vùng, nếu tình huống dẫn đến

thê thảm, danh từ nhà binh thường dùng là “

Từ cưa đến băng bột”, còn viễn thám thì dí dỏm:“Phủi chân leo lên bàn thờ,Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.Bởi thế họ phải vận dụng chiêu thức cá nhân chiến đấu, khốc liệt nhất, mạnh mẽ nhất, nhanh chóng và khôn ngoan nhất, hòa cùng kỷ thuật VT “thoát hiểm đào tẩu” để tìm sinh lộ..May lắm! Hiếm lắm! Một ít lần lượt dẫn xác về thì ôi thôi! Nói gì đây cho thỏa?

Đồng đội tao phùng, họ ôm chầm lấy nhau, cùng rít hơi

chung điếu Bastos Quân Tiếp Vụ,xé bao kẹo, khui hộp cá Tuna, bò 3 lát rồi cùng nhâm nhi, có khi đấm hay thụi nhau, để xác

nhận hình hài này có thật. Đó là cái nghĩa tình, cái đạo lý của

những người cùng sống với nhau mà đơn giản gọi là “Tình Lính”

Trong chiến tranh! Dĩ nhiên có sự mất mát và cũng có giây phút huy hoàng.Khi thi hành công tác, mà họ trở về được, dù kết quả ra làm sao, trong thâm tâm họ hiểu rằng đã chu toàn được nhiệm vụ với nét son thầm kín. Họ không bao giờ có diễm phúc dũng mãnh xông pha chiếm mục tiêu, hăng hái thu dọn chiến trường, tịch thu chiến lợi phẩm hay đếm xác quân thù, dĩ nhiên chuyện ca khúc khải hoàn, khao quân không bao giờ có trong đời binh nghiệp của họ. Có chăng là âm thầm và kín đáo trong hồ sơ quân bạ, dù hiếm hoi lắm, nhưng dẫu gì đó cũng là hạnh phúc lắm rồi.

Thắm thoát đã gần nửa thế kỷ, thời gian như một cơn gió thoảng, một giấc mộng đời, mà trong lòng vẫn lưu mãi hình ảnh của những anh em Viễn Thám A ngày trước như các Trung Úy Thiều, Dự,Danh,các Thiếu Úy Phát, Sơn, Tình, Hòe, Trọng. Trung Sĩ I Đăng, Minh, Trung Sĩ Vân, Thành, Mão, Tâm, Hạ Sĩ

I Trung, Tâm (cao), Hạ Sĩ Ánh, Chính, Binh I Rở, Ràng.Với cuộc sống còn sót lại, nay “Đời đã xanh rêu”, mắt mờ, răng rụng, lãng tai, sương trắng nhuộm gần hết mái đầu, mà nợ nước non “Bảo

Quốc An Dân” ngày xưa còn đó, đã làm buốt lòng người lính, vì họ phải giã từ chiến địa với bao khắc khoải và tê tái trong tâm hồn. Người sống tiếc nhớ người đã mất Người mỉa mai thay! Được gọi là may mắn, nhớ về người không may mắn Người trốn chạy tìm tự do thì đầm đìa nước mắt, kẻ ở lại tủi nhục chịu cảnh tù đày khốn khổ điêu linh.Trong lòng họ lúc nào cũng còn dư âm, hào khí ngày nào, người lính với ám số chuyên nghiệp “Thám Sát Viên” đã một thời chiến đấu âm thầm, đơn lẻ trong lòng địch. Họ luôn luôn nhớ ơn bóng đêm, bụi rậm, rừng sâu núi thẳm,

đã bao phủ che chắn như bạn chí thân, chí tình cùng đồng lõa giúp họ vượt thoát trong đường tơ kẽ tóc để đem mạng sống về với gia đình, với đơn vị. Bây giờ ba lô lép xẹp, trống không, chỉ còn giấy nợ (bills) phải trả hàng tháng, những viên

thuốc mua theo toa cùng giấy hẹn của bác sĩ.

Chỉ tội và thê thảm cho những huynh đệ còn kẹt ở quê nhà, họ làm đủ mọi nghề để đấp đổi qua ngày, thông dụng là “Thợ Đụng” tức là đụng đâu làm đó, thơm nhất vẫn là nghề “Dân Biểu” tức là đạp xích lô, lái xe ôm, người dân biểu đi đâu, phải còng lưng chạy đến đó (Long, Nê, Sắt, Tâm). Bên lề đường với tấm bảng mà kích thước thật khiêm tốn, nét chữ không nắn nót, “Bơm Ga, Vá Ép, Sửa Đồng Hồ” (Hiếu, Tỉnh, Tranh, Bốn). Những anh em

thân xác không toàn vẹn phải mời mọc khách hàng từng tấm vé số, hay đối đế phải hành hiệp Cái Bang (Nghiệp, Quí, Chính).

Rồi có khi lính nhớ nhau, rủ rê thù tạc bên rượu đế “Gò Đen” pha thuốc rầy cho nhiều, hay bia hơi lên cơn (vỏ trái thơm dập ướp cho lên men), một chun rượu đầy, một điếu thuốc mồi đỏ mời đồng đội vắn số, họ lai rai khề khà nhớ lại những tháng ngày bên nhau trong công tác.Hồi tháng 5 năm 2011, sự kiện lịch sử vang

lừng khắp nơi, Lực Lượng Biệt Hải của Hải Quân Hoa Kỳ chớp nhoáng đột kích vào hang ổ và tiêu diệt tên trùm khủng bố

Bin Laden. Với nhiệm vụ tựa như là “Mission Impossible”

đã làm bùng cháy sống lại “Điệp Khúc Mùa Thu” ngày nào của Đại Đội A/VT vào năm 1972.Ngày N giờ G của đầu tháng 7 năm 1972, ĐĐA/VT sẵn sàng tại bãi bốc (LZ) khu vực

nhà thờ hai nóc Điền Môn, để thi hành một nhiệm vụ đặc biệt: Xâm nhập quận Triệu Phong. Nhìn tin tức từ phóng đồ phối trí quân tại P2 trong khu tứ giác, CSBV bố trí quân dầy đặc gồm SĐ 324B, SĐ325 tăng cường, cùng Trung Đoàn Triệu Hải cơ động với đại bác 130 ly, 122 ly và 75 ly bắn trực xạ, chiến xa T54,

T34 và PT76. Nhìn lại đại đội chưa tròn 100 tay súng chỉ thuần túy cá nhân chiến đấu, trang bị gọn nhẹ, một chút an toàn theo nguyên tắc xâm nhập viễn thám cũng không có.Sau khi được bốc từ LĐ147/TQLC cùng với LĐT và Trưởng Ban 3 về Trung Tâm Hành Quân (TOC) của SĐTQLC tại Hương Điền, tại đây trực tiếp nhận tất cả những khẩu lệnh “Mật/Khẩn Cấp” cùng những phương tiện yểm trợ cần thiết rồi trở về lại đơn vị

– Tại LZ đoàn trực thăng khởi động, 3 chiếc bay lên vùng gồm 1 Lodge chỉ huy, 2 Cobra gunship yểm trợ tiếp cận, 18 chiếc UH-1B sẽ đổ quân một lượt cho ĐĐA/VT tăng cường 1 Trung Đội ĐPQ Triệu Phong tình nguyện.Nhưng chỉ 5 phút sau, lệnh đổ quân được hủy bỏ do tình hình chiến thuật, 3 chiếc trực thăng lên vùng trước đều bị trúng đạn phòng không, 1 chiếc Cobra rớt ở Đông Bắc cầu Ba Bến, khoảng cách 100 thước.Hơi thở phì

phò nặng nề vừa thoát ra khỏi lồng ngực, tay cầm điếu thuốc Quân Tiếp Vụ của Thiếu Úy Thiều vừa đưa, tôi chưa kịp rít

một hơi cho đã thì nhận lệnh kế tiếp:_ xâm nhập bằng đường bộ.

Theo kế hoạch là lợi dụng màn đêm vượt sông Vĩnh Định tại cầu Ba Bến để lần mò đến hương lộ 560 và chợ Sãi, đây là con đường duy nhất, huyết mạch mà CSBV dùng cho việc tải thương, tiếp tế từ Cửa Việt vào Cổ Thành Quảng Trị. Đại Đội A/VT được bốc liền ngay sau đó, và đổ quân trên gò cát thuộc quận Hải

Lăng vùng trách nhiệm của LĐ258/TQLC.Sau khi trình diện LĐ258/TQLC với Thiếu Tá Đổ Đình Vượng (LĐP kiêm TMT/LĐ) và qua hệ thống vô tuyến AN/PRC 25 với Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán (TĐT/TĐ8/TQLC), một toán nhỏ của cánh B TĐ8/TQLC đón và hướng dẫn vào vùng hết sức gay go. Đến Tri Bưu

chưa kịp nhận lệnh từ Thiếu Tá Lê Văn Huyền (TĐP chỉ huy cánh B TĐ8/TQLC) thì được dàn chào bằng trận mưa pháo trùm phủ, sau đó thiết giáp PT76, chiến xa T54 có bộ binh tùng thiết tấn công áp đảo dành ưu thế.Nhưng chúng đã lầm với đoàn hùng binh TQLC quyết sinh tử để dễ dàng tạo điều kiện cho chúng

“Sinh Bắc, Tử Nam”. Đại Đội Viễn Thám cùng 2 đại đội của TĐ8/TQLC dàn thành vòng đai thép chống trả.Mãi đến xế trưa, tình hình hơi bất lợi bởi tương quan lực lượng, Đại Đội VT có Trung Úy Chánh Trung Đội Trưởng, Thiếu Úy Sơn (Thánh) Toán Trưởng và hơn 10 hạ sĩ quan cùng binh sĩ, tất cả đều bị thương. Giữa âm thanh hỗn loạn của các loại vũ khí, bất ngờ có lệnh:_ Đại Đội Viễn Thám phải rời vùng ngay. Đây là lúc gian nan và nguy hiểm nhất cho Bạch Yến (Th/Tá Huyền), ông vừa điều quân

chiến đấu, vừa phải yểm trợ tối đa và an toàn cho Viễn Thám rời vị trí chiến đấu. Chiều tối hôm đó đơn vị hoàn toàn ra khỏi vùng và di chuyển về LĐ147/TQLC.Những tưởng qua sóng gió trên, những trầy trụa còn đó, mọi người nghĩ rằng sẽ xả hơi ít nhiều dù tại vùng hành quân, nhưng quá bất ngờ chỉ 2 ngày sau quân số được bổ sung cấp thời, tái tiếp tế cho đủ 5 ngày lương khô, lệnh

1 ngày cơm vắt, xong xuôi trước 8 giờ sáng tại LZ (bãi bốc mấy ngày trước), trình diện Thiếu Tá Nguyễn Đăng Hòa (TĐT/TĐ1/TQLC) cùng làm nhiệm vụ cắt yết hầu giặc tại quận lỵ Triệu Phong.

Cuộc đổ bộ thần tốc, bất ngờ xuống lòng địch thành công, xé nát tuyến phòng thủ, nhổ sạch chốt kiền của quân CSBV, đã góp phần cho chiến thắng tái chiếm toàn bộ thị xã Quảng

Trị và dựng lại ngọn cờ trên Cổ Thành Đinh Công Tráng sau này (15 tháng 9/1972).Người lính Viễn Thám TQLC ơi! Một lần

gót giày sô in dấu là cả một đời khó quên, mảnh đất hiền hòa với nhiều lùm dương sừng sững, hàng cây vả im bóng mát, một địa danh vang lừng trong Quân Sử VNCH: quận lỵ Triệu Phong.

Đố ai nằm võng không đong đưa Ru con không hát, đò đưa không chèo.Quá đau cho kiếp đời lưu lạc, trăn trở vì

mất quê hương, cho dù là bức tử, là oan khiên, thêm vào sự đau lòng xót dạ cho tình đời ấm lạnh! Anh hùng có thể sa cơ, gãy súng, nhưng khí hùng mãi mãi bất tử, trường tồn với dân

tộc, với sử xanh. Những ân tình của một thời vang bóng ấy, là một người lính, là đồng đội, là chiến hữu, cùng đồng hành trong các công tác xâm nhập viễn thám vào lòng đất địch, tôi

xin dâng một nén hương lòng như để vuốt mắt, để tô lại trong ký ức tên những đồng đội Viễn Thám A/TQLC đã ra đi.- Thiếu Tá Nguyễn Phát Roanh ĐĐT/ĐĐ Thám Báo tiền thân của ĐĐ Trinh Sát rồi Viễn Thám- Thiếu Úy Trần Văn Cho, Thiếu Úy Lê

Minh Tường, Thiếu Úy Dương Văn Hung Thượng Sĩ I Sanh, Trung Sĩ Quyền, Trung Sĩ Hoành, Trung Sĩ Cảnh, Trung Sĩ Hai- Hạ Sĩ I Hiệp, Hạ Sĩ I Sang, Hạ Sĩ Dũng (Nổi), Hạ Sĩ Dũng (Đen), Hạ Sĩ Nghiệp, Binh I Tuấn, Binh I Sáng và còn nhiều nữa (huynh đệ xa gần nếu còn nhớ xin bổ túc thêm. Đa Tạ).

Qua cuộc bể dâu năm 1975, chúng ta những Thám Sát Viên đã thụ huấn Khóa 17, 20 và 22 Viễn Thám phiêu bạc cùng khắp mọi nơi,xin hãy cùng tôi dạo khúc “Hổ nhớ rừng” thay vì đều bước ca vang “Đêm di hành” nơi Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Xin hãy nhớ và cùng nhau ghi khắc Thà thắp một ngọn nến dù chỉ là lung linhCòn hơn là ngồi giữa bóng đêm”

Share.

Leave a Reply