Thursday, December 26 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 11/10/2024

Tomoyuki Mimaki, chủ tịch và đại diện của nhóm Nihon Hidankyo, tại cuộc họp báo ở Hiroshima sau khi nhóm được trao giải Nobel Hòa bình 2024, 11/10/2024 (Photo by JIJI PRESS / AFP).
Tomoyuki Mimaki, chủ tịch và đại diện của nhóm Nihon Hidankyo, tại cuộc họp báo ở Hiroshima sau khi nhóm được trao giải Nobel Hòa bình 2024, 11/10/2024 (Photo by JIJI PRESS / AFP).

Tổ chức Nhật Bản Nihon Hidankyo, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, được trao giải Nobel Hòa bình hôm thứ Sáu 11/10, đồng thời gửi lời cảnh báo tới các quốc gia có vũ khí hạt nhân chớ có sử dụng chúng.

 

Đến nay, chỉ có 2 quả bom hạt nhân từng được sử dụng trong chiến tranh. Nhiều người sống sót sau vụ ném bom hạt nhân được người Nhật gọi là “hibakusha”. Họ đã cống hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

 

Lời văn trong giải thưởng của Ủy ban Nobel Na Uy viết rằng nhóm Nihon Hidankyo được trao Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực của họ nhằm đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân và chứng minh bằng lời kể của nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân nhất định không bao giờ được phép đem ra sử dụng nữa.

 

“Những hibakusha giúp chúng ta mô tả những điều không tả xiết, nghĩ đến những điều không thể tưởng tượng nổi và ở một mức độ nào đó hiểu được nỗi đau và sự khổ sở quá sức hình dung do vũ khí hạt nhân gây ra”, vẫn lời văn của ủy ban trao giải.

 

“Tôi không thể tin rằng điều đó là sự thật”, đồng chủ tịch Nihon Hidankyo Toshiyuki Mimaki phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hiroshima, địa điểm bị ném bom nguyên tử vào ngày 6/8/1945 khi Thế chiến II sắp kết thúc. Ông cố kìm dòng nước mắt khi phát biểu.

 

Bản thân là một người sống sót, Mimaki nói rằng giải thưởng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ những nỗ lực của nhóm nhằm chứng minh rằng việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân là điều khả thi.

 

“Việc được trao giải sẽ là một động lực to lớn để kêu gọi thế giới rằng việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân và hòa bình muôn đời là điều có thể đạt được”, ông nói. “Cần phải loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân”, vẫn lời ông.

 

Ở Nhật Bản, các hibakusha – nhiều người trong số họ mang những vết thương hiển hiện do bị bỏng phóng xạ hoặc mắc các bệnh liên quan đến phóng xạ như bệnh bạch cầu – thường bị ép phải sống tách biệt với xã hội và phải đối mặt với sự phân biệt đối xử khi tìm việc làm hoặc kết hôn trong những năm sau chiến tranh.

 

Tính đến tháng 3 năm nay, dữ liệu từ bộ y tế của Nhật cho thấy có 106.825 người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử, với độ tuổi trung bình là 85,6.

 

Không nêu tên các quốc gia cụ thể, Joergen Watne Frydnes, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, cảnh báo rằng các quốc gia có năng lực hạt nhân chớ tính đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử.

 

“Trong một thế giới đầy rẫy xung đột, và vũ khí hạt nhân chắc chắn là một phần của thế giới đó, chúng tôi muốn nêu bật tầm quan trọng của việc phải tăng cường xem hạt nhân là điều cấm kỵ, phải củng cố chuẩn mực quốc tế, chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân”, Frydnes nói với Reuters.

 

“Chúng tôi thấy rất đáng báo động là điều cấm kỵ về hạt nhân đang bị giảm đi vì có những lời đe dọa, không những thế, còn do tình hình trên thế giới, trong đó, các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ”, vẫn lời ông.

 

Frydnes nói rằng thế giới nên lắng nghe “những câu chuyện đau thương và bi thảm của các hibakusha”.

 

“Những vũ khí này không bao giờ được phép sử dụng trở lại ở bất kỳ nơi nào trên thế giới… Chiến tranh hạt nhân có thể đồng nghĩa với sự kết thúc của nhân loại, kết thúc nền văn minh của chúng ta”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

Share.

Leave a Reply