Wednesday, January 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Đội ngũ do nhà thám hiểm nổi tiếng Jimmy Chin dẫn đầu đã phát hiện một chiếc vớ có thêu dòng chữ "A.C. Irvine" trong chiếc ủng tại sông băng Rongbuk trung tâm, bên dưới mặt phía bắc của đỉnh Everest

Nguồn hình ảnh,Jimmy Chin

Chụp lại hình ảnh,Đội ngũ do nhà thám hiểm nổi tiếng Jimmy Chin dẫn đầu đã phát hiện một chiếc tất có thêu dòng chữ “A.C. Irvine”, cùng với một chiếc ủng, trên sông băng Central Rongbuk Glacier, dưới sườn phía Bắc của đỉnh Everest

  • Tác giả,Tessa Wong và Flora Drury
  • Vai trò,BBC News

Gia đình của một nhà leo núi trẻ tuổi người Anh mất tích trên đỉnh Everest cách đây 100 năm, đã nhận được một cuộc điện thoại, khi hy vọng của họ dường như đã lụi tàn.

Vào tháng Chín, một nhóm các nhà leo núi, trên hành trình quay phim tài liệu cho kênh National Geographic đã vô tình phát hiện một chiếc ủng được bao phủ trong băng tuyết và lộ ra khi sông băng tan chảy.

Chiếc ủng này được cho là của Andrew Comyn “Sandy” Irvine, người đã mất tích trong hành trình chinh phục đỉnh Everest vào tháng 6/1924 cùng với người bạn đồng hành George Mallory.

Quan trọng hơn, sự phát hiện này có khả năng giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử leo núi: liệu bộ đôi này có phải là những người đầu tiên lên đến đỉnh Everest hay không, tức 29 năm trước khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay đặt chân lên đỉnh.

Nhà thám hiểm nổi tiếng Jimmy Chin, người dẫn đầu nhóm của National Geographic, đã gọi chuyện phát hiện chiếc ủng, với một bàn chân bên trong, là “một khoảnh khắc phi thường và đầy cảm xúc”.

Nhưng đối với cháu cố của ông Irvine, cô Julie Summers, thì phát hiện này đơn giản là “phi thường”.

“Tôi lặng người…. Chúng tôi đã từ bỏ mọi hy vọng tìm thấy được bất kỳ dấu vết nào của ông”, cô nói với BBC.

Đã có người tìm kiếm thi thể của ông Irvine trong nhiều năm qua, một phần vì chàng trai 22 tuổi khi ấy được cho là đã mang theo một chiếc máy ảnh có phim chưa được tráng, có thể chứa bức ảnh của hai người tại đỉnh núi Everest.

Liệu chuyện phát hiện chiếc ủng có phải là bước đầu tiên để phát hiện thi thể của ông ấy và chiếc máy ảnh không?

Gia đình đã cung cấp mẫu ADN để giúp xác nhận đó có phải thật sự là bàn chân của ông Irvine hay không, nhưng nhóm làm phim khá chắc chắn rằng nó thuộc về nhà leo núi này.

Chiếc vớ được tìm thấy bên trong chiếc ủng có một thẻ tên được thêu với dòng chữ “A.C. Irvine”.

“Ý tôi là, này… có một nhãn tên trên đó”, Jimmy Chin, người nổi tiếng với bộ phim tài liệu về leo núi đoạt giải Oscar Free Solo cùng với vợ mình, được trích lời trong một bài viết trên National Geographic.

Một chiếc vớ thêu dòng chữ "A.C. Irvine"

Nguồn hình ảnh,Jimmy Chin

Chụp lại hình ảnh,Một chiếc vớ thêu dòng chữ “A.C. Irvine”

Nhóm làm phim của National Geographic đã phát hiện chiếc ủng và bàn chân khi họ đi xuống sông băng Central Rongbuk Glacier gần sườn phía bắc của Everest hồi tháng Chín.

Trên đường đi, họ thấy một bình oxy có ghi năm 1933. Một đoàn thám hiểm Everest vào năm đó đã tìm thấy một vật phẩm của Irvine.

Được thôi thúc bởi khả năng có thể tìm thấy thi thể của Irvine ở gần đó, nhóm làm phim đã tìm kiếm trên sông băng trong nhiều ngày, trước khi một người trong số họ nhìn thấy chiếc ủng nhô ra từ lớp băng tan.

Đó là một phát hiện bất ngờ – họ ước tính rằng lớp băng chỉ tan một tuần trước.

Bàn chân đã được đưa ra đi khỏi đỉnh Everest vì lo ngại bầy quạ quấy rối, và đã được chuyển cho các cơ quan leo núi của Trung Quốc phụ trách quản lý sườn phía bắc của Everest.

Đối với con cháu của ông Irvine, phát hiện này mang đến cho họ nhiều cảm xúc – đặc biệt khi năm nay cũng là đúng tròn 100 năm ngày ông mất tích.

Cô Summers đã lớn lên trong những câu chuyện của bà mình kể về người em trai học ở Đại học Oxford, thích phiêu lưu, người được mọi người trong nhà gọi là “Chú Sandy”.

“Bà tôi có một bức ảnh ông ấy ở cạnh giường cho đến tận ngày bà qua đời,” cô nhớ lại. “Bà tôi nói rằng ông ấy là một người đàn ông tốt hơn bất kỳ ai khác”.

Ông Sandy Irvine mất tích khi 22 tuổi (1902-1924)

Nguồn hình ảnh,Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Ông Sandy Irvine mất tích khi 22 tuổi (1902-1924)

Ông Irvine, sinh ra ở thị trấn Birkenhead của nước Anh, chỉ mới chỉ 22 tuổi khi bị mất tích.

Ông là thành viên trẻ nhất của một đoàn thám hiểm, vốn đã thu hút sự chú ý của giới leo núi trong một thế kỷ qua.

Ông và Mallory được nhìn thấy lần cuối còn sống vào ngày 8/6/1924 khi họ khởi hành chinh phục đỉnh Everest.

Chỉ đến năm 1999, thi thể của ông Mallory mới được một nhà leo núi người Mỹ tìm thấy.

Trong những thập kỷ gần đây, công cuộc tìm kiếm thi thể của những nhà leo núi đã vấp phải những tranh cãi, với ngờ vực rằng đã có khả năng các thi thể đã bị chuyển đi nơi khác.

Cô Summers luôn bác bỏ những câu chuyện và sự ngờ vực đó, cho biết cảm thấy “nhẹ nhõm” theo sau cuộc gọi của nhà thám hiểm Jimmy Chin báo tin rằng “ông của tôi vẫn ở trên núi”.

Nhưng nếu giờ đây có thể chứng minh được rằng Irvine và Mallory đã leo lên đến đỉnh, trở thành những người đầu tiên làm được điều đó – một ý cô Summers nhắc đến, liệu sự công nhận sẽ “làm đảo lộn lịch sử leo núi” hay không?

“Sẽ thật tuyệt – tất cả chúng tôi đều sẽ cảm thấy rất tự hào,” cô nói. “Nhưng gia đình tôi luôn giữ bí mật và câu chuyện hai ông đã đi được bao xa và dũng cảm như thế nào, mới thật sự là điều quan trọng”.

Và dù gì đi nữa, cô cho rằng, “cách duy nhất chúng ta có thể biết được điều đó là tìm thấy một bức ảnh trong máy ảnh mà ông tôi được ho đã mang theo bên mình”.

Bức ảnh cuối cùng của Mallory (trái) và Irvine (phải) trước khi họ rời khỏi lán trại để leo lên mặt phía bắc của Everest vào năm 1924

Nguồn hình ảnh,Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Bức ảnh cuối cùng của Mallory (trái) và Irvine (phải) trước khi họ rời khỏi lán trại để leo lên sườn phía bắc của Everest vào năm 1924

Cô Summers cho rằng công cuộc tìm kiếm chiếc máy ảnh đó sẽ tiếp tục.

“Tôi nghĩ rằng chuyện tìm kiếm chiếc máy ảnh sẽ là chuyện không thể cưỡng lại được”, cô nói.

Vẫn còn phải chờ xem liệu có phát hiện được chiếc máy ảnh hay không.

Trong khi đó, nhà thám hiểm Jimmy Chin hy vọng rằng việc phát hiện ra chiếc ủng – “một khoảnh khắc phi thường và đầy cảm xúc đối với chúng tôi và toàn bộ nhóm của chúng tôi trên mặt đất” sẽ “cuối cùng mang lại sự an lòng cho người thân của ông ấy và cả giới leo núi nói chung”.

Đối với bà Summers, đây là cơ hội để gợi nhắc với thế giới về một chàng trai trẻ “đã sống và sống hết mình”, nắm bắt mọi cơ hội và trên hết là “tận hưởng niềm vui”.

Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên là cô và những người anh em họ của mình lại biết ơn vì thế hệ ông bà của họ đã không ở đây để chứng kiến phát hiện này.

“Đối với họ, Everest chính là nấm mồ của ông,” cô nói.

 

Share.

Leave a Reply