Friday, November 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

USS Harry S.Truman (foreground) with F/A-18E Super Hornet, Grumman E-2 Hawkeye and Sikorsky CH-53E Super Stallion on deck, HMS Prince of Wales (Background)

Nguồn hình ảnh,BỘ QUỐC PHÒNG ANH

  • Tác giả,Jonathan Beale
  • Vai trò,Phóng viên Quốc phòng

Một nhóm tàu tác chiến sân bay của Mỹ – một hạm đội tàu chiến lớn – là biểu tượng quan trọng cho sức mạnh quân sự Mỹ và một tín hiệu rằng Mỹ sẵn sàng bảo vệ các đồng minh và ngăn chặn kẻ thù.

Vì vậy, sự hiện diện của lực lượng này ở Biển Bắc trong vòng vài tuần qua là nhằm trấn an các đồng minh châu Âu, bất chất những bất ổn chính trị trong nước.

Sức mạnh quân sự Mỹ đã giúp bảo vệ châu Âu trong 75 năm qua – nhưng cuộc bầu cử Mỹ đang làm dấy lên câu hỏi: Sự bảo vệ này sẽ kéo dài bao lâu?

Các chỉ huy quân sự cố gắng hết sức để tránh các câu hỏi chính trị.

Nhưng trong một nhóm các phóng viên được mời lên tàu sân bay USS Harry S Truman, cuộc đua vào Nhà Trắng là chủ đề được quan tâm hàng đầu.

Câu hỏi là: Liệu Mỹ có tiếp tục bảo vệ châu Âu?

Chuẩn Đô đốc Sean Bailey nói: “Điều tôi có thể nói với các bạn là chúng tôi cam kết vững chắc với các đồng minh của mình, cam kết vững chắc với Nato.”

Republican presidential nominee and former U.S. President Donald Trump walks as he arrives at Albuquerque International Sunport, in Albuquerque, New Mexico

Nguồn hình ảnh,Reuters

Nhưng ông không phải là người sẽ quyết định chính sách ngoại giao Mỹ, và các câu trả lời của ông cũng khó có thể làm giảm bớt các nghi ngờ.

Bộ trưởng quốc phòng Đức, Boris Pistorius, biết rằng sự thay đổi đang xảy ra.

Được hỏi về khả năng ảnh hưởng của cuộc bầu cử Mỹ lên châu Âu vào tuần trước, ông nói rằng câu hỏi ở đây là Mỹ sẽ “làm ít hơn rất nhiều, hay ít hơn chút ít.”

Ông không đề cập những cái tên, nhưng Donald Trump chính là người có thể sẽ làm rất ít.

USS Harry S Truman tự hào mang tên tổng thống Mỹ đã giúp thiết lập Nato 75 năm trước.

Nhưng nhiệm kỳ thứ hai của Trump một lần nữa lại làm liên minh này lung lay tận gốc rễ.

Học thuyết Truman về hỗ trợ quân sự, kinh tế và chính trị cho các quốc gia dân chủ đang bị đe doạ rất khác so với chính sách Nước Mỹ Trên Hết của Trump.

Mới đây ông nói rằng Nga có thể “làm bất cứ điều gì họ muốn” với các đồng minh không chi tiêu đủ cho quốc phòng”.

HMS Prince of Wales (foreground) with F-35B Lightning jets on deck, and USS Harry S. Truman (Background)

Nguồn hình ảnh,MOD

Bất cứ sự rút lui nào của Mỹ khỏi châu Âu sẽ để lại lỗ hổng rất lớn.

Tàu sân bay USS Harry S Truman là minh chứng của cái mà Mỹ mang đến về quy mô và số lượng – với 5.000 thủy thủ và hơn 60 máy bay.

Tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia, HMS Prince of Wales, di chuyển gần đó, là lời nhắc nhờ về sự phòng thủ khiêm tốn hơn của châu Âu.

Tàu sân bay của Anh với một phi đội gồm chỉ vài trực thăng và tám máy bay chiến đấu F-35 – một hình ảnh nhạt nhòa so với sức mạnh quân sự của Mỹ.

Hiện tại, Mỹ có hơn 100.000 quân nhân đang được triển khai ở châu Âu.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước, Trump đã đe dọa rút một phần lực lượng này.

Nếu tái đắc cử, ông có thể làm điều tương tự.

Nhiều thành viên Đảng Cộng hòa tin rằng châu Âu nên tự lo liệu cho mình. Đây chắc chắn cũng là quan điểm của Elbridge Colby, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Trump mới đây.

Ông nói rằng Mỹ nên ‘rút’ quân khỏi châu Âu để tập trung vào mối đe doạ do Trung Quốc đặt ra.

Cuộc bầu cử cũng sẽ tác động tới hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine – Mỹ cho tới nay là nước hỗ trợ quân sự lớn nhất cho Kyiv.

Nhưng một quan chức cấp cao của Nato, người không muốn nêu danh tính, gần đây nói với BBC rằng “bất kể ai thắng cử, đóng góp của Mỹ cho Ukraine có lẽ sẽ giảm đáng kể.”

Châu Âu, ông nói, không thể kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ “quy mô lớn” như vậy.

Thực tế là trọng tâm quân sự của Mỹ đã chuyển hướng về phương đông, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc coi Trung Quốc là thách thức an ninh nguy hiểm nhất.

Trung Quốc hiện là có lực lượng hải quân lớn hơn của Mỹ.

Nước này đang xây dựng một hạm đội có quy mô bằng toàn bộ Hải quân Hoàng gia chỉ trong hai năm.

Thủy thủ và phi công trên tàu sân bay này cũng thừa nhận về một sự xoay trục về phương đông.

Chỉ huy trưởng Bernie Lutz đã dành phần lớn sự nghiệp hải quân của ông để lái máy bay chiến đấu F-18 cất cánh từ một tàu sân bay Mỹ tại Thái Bình Dương và Trung Đông.

Ông hiểu lý do họ có các chuyến đi trong vùng biển của châu Âu. “Có rất nhiều điều đang xảy ra tại đó,” ông nói.

Và thêm rằng, “Tôi tin sân khấu Thái Bình Dương là một mục tiêu lớn hơn và dài hạn hơn.”

Giống như phần còn lại của thủy thủ đoàn 500 người trên tàu sân bay này, ông chưa được cho biết về điểm đến tiếp theo – nhưng đã có thông tin lan truyền rằng USS Harry S Truman sẽ sớm di chuyển tới Trung Đông.

Khu vực này, cũng sẽ là một thách thức đối với bất cứ ai đắc cử tổng thống Mỹ tới đây.

Đại tá Dave Snowden nói rằng ông sẵn sàng gánh vác trách nhiệm giảm leo thang hay răn đe, hoặc thậm chí đi vào vùng nguy hiểm – bất cứ nơi đâu tàu sân bay được điều đến.

Nhưng sự thiếu vắng một cuộc tranh luận nghiêm túc về chính sách đối ngoại trong cuộc bầu cử phản ánh sự ngại ngần can dự trực tiếp vào các cuộc chiến mới.

Mỹ sẽ vẫn là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Câu hỏi là tân tổng thống Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh đó như thế nào.

 

Share.

Leave a Reply