Thursday, November 21 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Lễ Tưởng Niệm Cố Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 61
Garland- Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 61 do Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm tổ chức đã được cử hành long trọng tại Hội trường Hội Vamas, thành phố Garland, Texas.

bốn ảnh trên là toàn cảnh lễ kỷ niệm

Đài SBTN phỏng vân cha Bùi Phong
Tham dự có Linh Mục Bùi Phong là Cha Tuyên Úy Nhà tù Liên Bang đến từ Houston. Thượng Tọa Thích Quảng Lợi. Khóa 7 Thủ Đức, trú trì Tu viện Quy Nguyên. Nhị vị niên trưởng Phạm Phát Thành, Trần Thiện Kính và phu nhân KimTrần Hội Người Việt Missouri, Nguyễn Xuân Dục, Tổng hội Trưởng Hải quân VNCH, Mủ Đỏ Bùi Quang Thống, Phó Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam. Bà Nguyễn hữu Đoan Trang. Chủ Tịch Cộng Đồng Tarrant County. Bà Trần Thủy Tiên, hội trưởng Hội Thừa Thiên Huế & Cao niên Dallas.Hội trưởng hội Cựu Tù Nhân chính Trị DFW, Trần văn Chính. Nhị vị Chủ tịch hai Liên hội Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa DFW và Cựu Chiến sĩ VNCHDFW, Trần văn Thái và Võ Tấn Y. Cùng một số các vị Hôi Trưởng hoặc đại diện các hội đoàn quân dội như Nhảy dù, Nha Kỷ Thuât, Hải quân, Biệt Động Quân và một số cựu quân nhân các quân binh chủng và cựu ông chức. Chũ tịch Ủyy Ban Xây Dựng Tựợng Đài Đức Thánh Trần, Nguyễn văn Trung. Bà Diệu Liên, hội Cao niên AAA, Ông Hoàng Gia Đích, h\Hội trưởng Hội Cao Niên VAMAS, Nhóm Thiện Nguyện Hoàng Lan và Nhóm Học Sinh Trường Việt Ngữ Văn Lang cùng một số thầy cô. Ông Trần Nguyên Hồng, Nhân sĩ\, Dược sỉ Bảo Vinh, đại diện của VN United FC,Thái Nguyễn và Jimmy Trần là giới trẻ
Truyền thông Báo chí có, báo Người vVệt Dallas, đài 1160 AM và SBTN, đài 1600AM, và Trẻ ĐẹpOnline. Đặc biệt còn có một số sách biếu gồm có Thời đại Hồ Chí Minh Bán Nước của Nguyễn Duy Ân. Hoa Tình Yêu Vẫn Nở của Lê Quang Sinh. Tuyển tập Thánh Vương Ngô Đình Diệm của Linh Mục Bùi Phong. Chương trình do MC Phan Quan Trọng, Chủ tịch Cộng Đồng Người việt Quốc Gia Hoa Kỳ điều hành.

Các ảnh trên rước di ảnh và chào quốc kỳ và mặc niệm
Chương trình khởi đầu với Nhị vị Chủ tịch hai Liên Hội phụ trách rước di ảnh cố Tổng Thống Ngô Dình Diệm theo sau là đoàn rước gồm quý bà và quý cô mặc áo dài trắng, Khi di ảnh Cố Tổng Thống an vị trên bàn thờ thì bắt đầu lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cùng một phút mặc niệm anh hùng chiến sĩ quốc gia và đồng bào đã hy sinh vì tổ quốc.

Các vị cao niên lên thắp hương trên bàn thờ cố Tởng Thống Ngô Đình Diệm

Kế đến, ba vị cao niên mặc quốc phục lên niệm hương trước bàn thờ Cố Tổng Thống rồi lần lượt tất cả đồng hương lên niệm hương tưởng niệm vị cố Tổng Thống đã thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong tiếng hát nền bài Suy tôn Ngô Tổng Thống là bài hát quen thuộc mà tất cả học sinh sinh viên, công chức, quân nhân, cùng hầu hết toàn dân miền nam Việt Nam đều thuộc và biết hát theo trong các dịp lễ lộc.

TBTC, Nhà báo Thai Hóa Lộc trình bày về lễ  tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm
Tiếp theo, Nhà báo Thái Hóa Lộc, Trưởng Ban tổ chức lên chào mừng quan khách, và cảm tạ mọi trợ giúp cho buổi ở chức này thành công tốt đẹp và nói thực sự chỉ một số anh chị em cảm thấy mình phải đứng ra nhận lãnh trách nhiệm này. Trách nhiệm của một con dân Việt Nam có cội nguồn và biết đến công ơn của những anh hùng dân tộc dựng nước và giữ nước. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một trong những anh hùng dân tộc của đất nước đã sáng lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam. Chương trình Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã một thời được tổ chức trang trọng với quy mô rộng lớn tại địa phương Dallas-Fort Worth do Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Điệm tổ chức từ hình thức đến nội dung. Nhưng kể từ năm vừa qua, Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã tan biến theo thời gian và không còn một tổ chức, đoàn thể nào còn nhớ đến ngày lịch sử bi thương này, nhớ đến vị anh hùng dân tộc đã khai sáng nền Đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Biến cố lịch sử 1 tháng 11 năm 1963 khởi đầu nguyên nhân đã đưa đến sự sụp đổ toàn diện Miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 để ngày nay đất nước thân yêu của chúng ta bị lệ thuộc vào sự cai trị độc tài của Cộng Sản Miền Bắc. Sự vô tình hay cố ý quên đi ngày Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Chiến Sĩ Trận Vong đã hy sinh trong giai đoạn đau buồn của lịch sử này là có tội với tiền nhân và thiếu trách nhiệm với thế hệ hậu duệ. Đặc biệt thời gian hiện tại đánh dấu 50 năm người Việt tỵ nạn đã từ bỏ quê hương tìm tự do nơi đất nước Hoa Kỳ.
Một số anh chị em đã đến định cư tại thành phố Dallas-Fort Worth không cùng thời gian, không đoàn thể và tổ chức thuộc nhiều thế hệ luôn ghi nhớ những anh hùng vị quốc vong thân nên tự nhận trách nhiệm của mình đứng ra tổ chức ngày giỗ thứ 61 của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và buổi lễ Tưởng niệm Cố Tổng Thống đã được tổ chức tại Hội trường Hội VAMAS lúc 12 giờ sáng Chúa Nhật 03 tháng 11 năm 2024.
Mặc dù buổi tổ chức trong tinh thần tự nguyện từ người tổ chức đến người tham dự nhưng không thể quên và ghi nhớ tấm lòng các vị đại diện tôn giáo như linh mục Bùi Phong lái xe một mình từ 6 giờ sáng từ Houston, Thầy Thích Quảng Lợi thuộc Tu viện Quy Nguyên xuất thân khóa 7 Sinh viên Trừ Bị Thủ Đức đã 97 tuổi đã đến tham dự gây nên một sự xúc động cũng như thể hiện sự hòa đồng tôn giáo theo tinh thần cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đứng hầu theo l6ễ nghi quân dội bên di ảnh vị lãnh tụ dân tộc
Năm nay là năm thứ 61, chúng ta, những người Việt Quốc Gia tỵ nạn hải ngoại tại địa phương Dallas-Fort Worth và vùng phụ cận cùng về đây thắp nén hương tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm, và bào đệ của ông là cố vấn Ngô Đình Nhu cùng với các chiến sĩ trận vong đã vị quốc vong thân trong biến cố 1 tháng 11 năm 1963. Từ nhiều năm trước tại địa phương chúng ta bắt đầu Nhóm Thân Hữu Ngô Đình Diệm rồi đến Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm đứng ra tổ chức một cách trang trọng và qui mô. Người tham dự lên đến 1,000 người mà tôi nhớ không lầm là tại hội trường giáo xứ Thánh Phêrô. Và hai năm trước được tổ chức tại Chùa Đạo Quang lúc Hoà Thượng Thích Tịnh Đức còn tại thế đã mở lòng cho phép tổ chức Tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm lần thứ 59…Đã không phân biệt tôn giáo –Đó chính là tình thần Ngô Đình Diệm. Trong quá khứ chính TT Ngô Đình Diệm đã bán đất xây Chùa Vĩnh Nghiêm Saigon với giá tượng trưng 1 đồng, giúp trùng tu một số ngôi Chùa khác như Từ Đàm, Diệu Đế và Long Khánh mà tôi được nghe chính ông Nguyễn Cúc là một người quen biết tại địa phương Dallas lúc ông giữ chức Tỉnh trưởng năm 1962.
Kính thưa quý vị, mỗi năm chúng ta tổ chức và cử hành lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là chúng ta bào vệ chính nghĩa người Việt Quốc Gia không chấp nhận Cộng sản vô thần cũng như các anh hùng dân tộc khác. Khi nhắc lại lịch sử nền Cộng Hòa đệ Nhất –– mà Tổng thống Ngô Đình Diệm có công gầy dựng nên, đã là một khúc quanh lịch sử nhiều thử thách, vốn mang nhiều ưu điểm trộn lẫn với những khiếm khuyết của một dân tộc đang cố gắng chuyển mình thức dậy.
Hôm nay hơn sáu thập niên đi qua, khi nhìn lại nền Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chúng ta nên nhìn một cách khách quan và công bằng –để đánh giá từ góc độ tình tự dân tộc – hơn là đắm chìm vào những tranh cãi bất tận đầy xúc động về những tiểu tiết về lịch sử.
Việc tổ chức ngày lễ Giỗ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm hằng năm là trách nhiệm chung. Năm nay anh em chúng tôi đứng ra tổ chức thì năm tới sẽ có anh em khác thay thế. Có như thế Tinh Thần Ngô Đình Diệm mới mãi trường tồn đối với dân tộc. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào quý vị.

Tiến Sĩ Phan Quan Trọng đọc tiểu sử Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Tiếp theo. Tiến sĩ Phan Quan Trọng lên đọc tiểu sử Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại làng Đại Phong Lộc (nay thuộc xã Phong Thủy) huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở tại Việt Nam. Vào thế kỷ XVII các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista).
Sau khi tốt nghiệp trường Hậu Bổ với vị trí đứng nhất lớp vào năm 1921, Ngô Đình Diệm nối bước anh cả Ngô Đình Khôi (lúc này đang làm việc trong Bộ Binh triều đình Huế) vào quan trường. Bắt đầu bằng chức quan thấp nhất, Ngô Đình Diệm từng bước được thăng chức. Nơi làm việc đầu tiên của ông là thư viện hoàng gia ở Huế. Trong cùng năm, ông làm tri huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại (1913-1997) đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại. Ngô Đình Diệm nhận lời Bảo Đại làm Thượng thư Bộ Lại (Bộ Nội vụ ngày nay) theo vận động hành lang của Nguyễn Hữu Bài. Ông là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký đứng đầu ủy ban cải cách hành chính. Ông đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo hộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884, hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì các đề xướng không được chấp nhận, ông từ chức Thượng Thư Bộ Lại ngày 12 tháng 7 năm 1933, chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Ngô Đình Diệm lên án Hoàng đế Bảo Đại “chẳng là gì mà chỉ là công cụ trong tay người Pháp”, và đã vứt bỏ các huân chương, chức tước được Bảo Đại trao. Sau đó người Pháp đã dọa bắt và lưu đày Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm nổi cơn thịnh nộ và sinh lòng bất mãn vì ông Eugène Châtel, người vừa nhậm chức khâm sứ Trung Kỳ, đã cùng với Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng, muốn bãi bỏ quyền xử án của các hàng quan lại địa phương. Ông Phan Bội Châu có bài thơ tặng Ngô Đình Diệm đăng trên báo Tiếng Dân nhân việc ông này từ quan, trong đó có những câu.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui
Ví chăng kịp lúc làm vai vế
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.
Còn dân gian thì có câu đối ca tụng: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài, hai dân không Diệm”
Sau 4 năm Hiệp định Elysée được ký kết, lãnh đạo các đảng phái quốc gia đang mất hết kiên nhẫn với Bảo Đại và chiến lược giành độc lập từng bước trong Liên hiệp Pháp của Bảo Đại. Pháp rất ít khi nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Quốc gia Việt Nam chỉ độc lập trên danh nghĩa. Đa số lãnh đạo phe quốc gia thất vọng với thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, nổi tiếng thân Pháp và chuyên quyền. Họ cũng nổi giận vì quyết định đơn phương của Paris trong việc phá giá đồng bạc Đông Dương vào đầu tháng 5 năm 1953, vi phạm những thoả thuận trước đó với các quốc gia thuộc Liên hiệp Pháp, đồng thời làm gia tăng lạm phát và khó khăn ở Đông Dương. Lợi dụng tình thế này ông Ngô Đình Nhu khéo léo kích động sự bất mãn và gợi ý triệu tập Đại hội Đoàn kết các đảng phái quốc gia tại Sài Gòn vào đầu tháng 9, sau khi Bảo Đại rời Việt Nam đi Pháp. Đại hội Đoàn kết diễn ra ngày 5, 6 tháng 9 năm 1953 không xây dựng được liên minh nào và cũng không đưa ra lập trường chính trị chính thức nào. Tháng 10 năm 1953, các đảng phái quốc gia lại nhóm họp và phê chuẩn quyết định bác bỏ sự tham dự của Việt Nam vào Liên hiệp Pháp và ủng hộ việc độc lập hoàn toàn. Đứng trước sự bất mãn tăng cao của các lãnh đạo đảng phái, tôn giáo, Bảo Đại phải thân thiện hơn với Ngô Đình Diệm và cân nhắc lại khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Ngày 26 tháng 10, Bảo Đại gặp Ngô Đình Diệm ở Cannes để thăm dò lòng trung thành của ông này với Bảo Đại và khả năng bổ nhiệm ông vào chức thủ tướng. Tháng 12, 1953, Bảo Đại cách chức Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm và bổ nhiệm Nguyễn Phúc Bửu Lộc, một thành viên của hoàng tộc, làm thủ tướng. Đầu tháng 3 năm 1954, sau khi Bảo Đại chấp thuận trên nguyên tắc việc thành lập Quốc hội mới, Ngô Đình Nhu và những đồng minh của ông xuất bản một bài viết ở Sài Gòn thúc ép Bảo Đại nhượng bộ thêm.Trong thời kỳ đầu làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam, thực tế ông không có quyền lực đối với các lực lượng quân đội, cảnh sát với những người đứng đầu là Nguyễn Văn Hinh và Lê Văn Viễn của Bình Xuyên. Hai lực lượng này liên minh với nhau nhằm chống lại chính phủ trung ương, trong khi thủ tướng cũng không kiểm soát được bộ máy quan chức dân sự vì các viên chức Pháp đang còn nhiều, nắm giữ các vị trí then chốt. Nền tài chính vẫn do ngân hàng Đông Dương mà phía sau là chính phủ Pháp quản lý. Thực tế trong giai đoạn đầu cầm quyền thủ tướng ông không có nhiều quyền hành. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Quốc trưởng Bảo Đại ra thông cáo từ văn phòng của ông ở Paris tuyên bố cách chức Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm với lý do “việc dùng các biện pháp công an trị và chế độ độc tài cá nhân phải kết thúc, tôi không thể tiếp tục để tên tuổi và quyền lực của mình vào tay một người sẽ khiến cả nước rơi vào đổ nát, đói kém và chiến tranh.”. Tuy nhiên ông Ngô Đình Diệm đã chặn được thông điệp này khiến nó không đến được với dân chúng. Sau khi dẹp được loạn Bình Xuyên, chính phủ của ông bắt đầu mạnh lên rồi tổ chức bầu cử truất phế Bảo Đại rồi lên làm Tổng Thống, ông cho sọan thảo bản Hiến pháp và ban hành vào ngày 26 tháng 10 năm 1956 thành lập đệ nhất cộng hòa và lấy ngày này làm Ngày Quốc Khánh, được 9 năm cho đến ngày ngày 1/11/1963 ông bị các tướng lãnh đảo chánh, ông và bào đệ Ngô Đình Nhu bị sát hại, và miền nam Việt Nam bắt đầu bị cộng sản Bắc Việt tuân lệnh Nga Tàu xâm lược ngày càng mạnh hơn cho đến ngày 30/4/1975 thì mất nước. Bước qua phần kế tiếp là chia sẻ của Tiến sĩ Phan Quang Trọng về Tương lai của Cộng đồng qua lăng kính của người trẻ từ Tinh Thần Ngô Đình Diệm. Anh nhắc lại một số đức tính cao quý và sự dấn thân của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm so sánh với tuổi tác của anh bây giờ.

Linh Mục Bùi Phong nói về Thánh Vương Ngô Đình Diệm trong cuốn sách của cha 
Tiếp theo, Linh Mục Bùi Phong lên phát biểu tai sao lại gọi Tổng Thống Diệm là Thánh Vương trong tuyển tập Thánh Vương Ngô Đình Diệm mang theo ngày hôm nay để tặng độc giả. Nhìn vào lịch sử Việt Nam và thế giới có những người chưa được phong thánh đã thành thánh. Tại Việt Nam có Thánh Gióng và Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Ở Pháp có Thánh Louis IX, Tướng Thánh JEan d’Arc. Ở Trung Hoa thời Tam Quốc có Quan Thánh Quan Văn Trường cũng gọi là Quan Công. Bởi vì các vị Thánh này đều có chung một số những đức tính: các ngài đều là những người công chính thanh liêm, yêu nước, thương dân, sống vì tha nhân, không thỏa hiệp đồng tình với tội lỗi, hy sinh cả mạng sống của mình vì đất nước dân tộc. Những đức tính này đều hiển thị nơi Thánh Vương Ngô Đình Diệm. ( trong 9 năm chấp chánh của chính quyền Ngô đình Diệm, có thể nói là thanh bình thịnh trị đúng với câu “Thuở thanh bình cửa thường bỏ ngỏ”. Tại thủ đô Saigon ban ngày nhà nhà đều mở cửa cho đến tối đi ngủ mới đóng cửa, dân chúng có bệnh hoạn gì đi vào bệnh viện điều trị miễn phí, nên người ta gọi là đi nhà thương thí. Lính quân dịch mỗi tháng lãnh 90 đồng dư sức sống, Giấy bạc 1 đồng có thể xé làm hai để xài 5 cắc, Bằng Tú Tài Việt Nam được khắp thế giới công nhận để xin đi du học. Gần đến ngày Quốc Khánh, nhà nhà tự dọn dẹp sạch sẻ mặt tiền hay sơn phết lại rồi treo cờ vàng lên để mừng Quốc Khánh, đi xe buýt không phải mua vé, nhiều rạp chiếu bóng free vé vô cửa, đúng Ngày Quốc Khánh 26/10 năm nào chính phủ cũng tổ chức duyệt binh thật rầm rộ trên đường Trần Hưng Đạo hoặc đại lộ Thống Nhất trước dinh Độc Lập với hàng triệu người dân thủ đô Saigon đi xem,

Liên

Trưởng Liên Hội Chiến Sĩ VNCHDFW, Trần văn Thái nói về ý nghĩa này lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Kế đến, một đại diện quân nhân là Liên Hội Trưởng Trần văn Thái nói về ý nghĩa Ngày Giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: “Nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều người thường có những cảm tưởng khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của ông, phụ thuộc vào quan điểm lịch sử và chính trị của từng cá nhân.
Đa số người Việt quốc gia nhớ đến NĐD như một nhà lãnh đạo có tâm huyết với việc bảo vệ chủ quyền và xây dựng quốc gia VNCH. Họ ghi nhận sự kiên định của ông trong việc giữ vững nền độc lập trước sự can thiệp của ngoại bang và việc phát triển nền tảng kinh tế, giáo dục, và hành chính của miền nam VN trong thời kỳ ông nắm quyền. Những người chỉ trích ông lại nhìn nhận rằng NĐD có những chính sách không phù hợp và độc tài, như việc đối xử khắc nghiệt về tôn giáo, chính trị và đối lập. Một số cho rằng các quyết định của ông đã tạo ra những bất ổn chính trị, xã hội trong thời kỳ đó. Dưới Góc nhìn lịch sử: Cái chết của Tổng thống NĐD vào năm 1963, một cuộc đảo chính do Hoa Kỳ hậu thuẫn, đã để lại một nỗi đau và sự tiếc nuối trong lòng người dân. Họ cho rằng nếu ông không bị lật đổ, lịch sử VN có thể đã đi theo một hướng khác. Cái chết bi thảm của ông được coi là một dấu mốc quan trọng dẫn đến sự sụp đổ dần dần của chính quyền VNCH và sự sụp đổ của miền Nam VN vào năm 1975.
Nhiều người nhìn vào di sản của NĐD và nghĩ về ông như một nhân vật lịch sử không thể tách rời khỏi bối cảnh chiến tranh VN và sự can thiệp của các siêu cường. Ông là một nhà lãnh đạo trong thời kỳ đầy biến động, khi đất nước bị phân chia và đối đầu giữa ý thức hệ. Chủ nghĩa Tư Bàn và Chù nghĩa xã hội. Tóm lại đối với đại đa số người Việt , ông được nhớ đến như một nhà lãnh đạo quốc gia kiên quyết, có tầm nhìn sâu rộng đưa nước VN thoát khỏi ảnh hưởng của thực dân Pháp và kiên quyết ngăn chận chủ nghĩa xã hội từ phương Bắc tràn xuống .
Ngày giỗ của ông hôm nay là dịp để người dân, đặc biệt là những người Việt Quốc Gia với mục đích tôn vinh và gìn giữ ký ức về ông, đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong lòng người dân Việt. Ông cũng được nhớ đến với tư cách là một nhà lãnh đạo có tâm huyết với đất nước, và cái chết của ông vẫn để lại nhiều suy ngẫm cho lịch sử Việt Nam.”
Phần thứ hai của chương trình là văn nghệ lành mạnh với sự đóng góp ba tiếng ca nổi bật: Phương Dung, Thúy Vi, Phan Quang Trọng cùng với Nhóm Thiện Nguyện Hoàng Lan từ đơn ca, tam ca đến múa chỉ vỏn vẹn gần 40 phút nhưng thật vô cùng xuất sắc.


Vũ khúc Tình Bắc Duyên Nam

Chấm dứt chương trình là cùng đồng ca bài Việt Nam… Việt nam cùng tấm hình lưu niệm trước khi chia tay.


Việt Nam – Việt Nam cùng đồng ca trước khi chia tay
Trong tinh thần Nhớ ơn và ý nguyện Ban tổ chức đã xin lễ tất cả 7 giáo xứ gồm có Giáo xứ Thánh Phêrô Dallas, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland, Giáo xứ Thánh Tâm Carrollton, Giáo xứ Kitô Vua Haltom City, Giáo xứ Fatima Fort Worth, Giáo xứ Thánh Giuse Grand Prairie và Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington với lời nguyện như sau: “Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng ngời, là ngọn đuốc soi dẫn dân tộc trong tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Cụ đã lấy mạng sống mình, dòng máu của mình để bảo vệ non sông. Cụ đã sống như Lời Chúa Giêsu phán dạy: ‘‘Không có tình yêu nào cao cả hơn cho bằng tình yêu của người hy sinh thí mạng sống mình cho bạn hữu.’’

Xin cầu nguyện linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, cố vấn Giacobe Ngô Đình Nhu cùng các chiến sĩ trận vong đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân tộc và cầu cho đất nước Việt Nam sớm được Tự Do – Dân chủ.( Bài này có sử dụng tài liệu của Wikiipedia và Kim Dinh báo Người Việt Dallas)

Share.

Leave a Reply