Friday, November 22 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo ‘không nhúc nhích’, Trung Quốc kém mặn mà

Lễ động thổ dự án kênh đào Phù Nam Techo

Nguồn hình ảnh,TANG CHHIN SOTHY/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Hun Manet muốn hun đúc tinh thần dân tộc từ siêu dự án Phù Nam Techo

Cách đây hơn ba tháng, lễ động thổ siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo đã diễn ra với không khí tưng bừng tại tỉnh Kandal. Siêu dự án của Campuchia giờ ra sao?

Phát biểu tại lễ động thổ dự án lịch sử vào ngày 5/8 trong hào khí dân tộc dâng cao, Thủ tướng Campuchia Hun Manet nói Trung Quốc sẽ đóng góp 49% vào nguồn vốn đầu tư cho con kênh đào nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan.

Phù Nam Techo là một dự án đầy tham vọng của Campuchia nhằm giảm sự phụ thuộc giao thông thông qua các cảng của Việt Nam, giúp quốc gia này “thở bằng mũi của mình”.

“Có thể nói rằng tầm quan trọng của kênh đào Funan Techo đối với Campuchia tương đương với tầm quan trọng của kênh Suez đối với Ai Cập, kênh đào Panama đối với Panama và Đại Vận Hà Bắc Kinh-Hàng Châu đối với Trung Quốc,” tác giả Leap Chanthavy viết trên báo Khmer Times vào ngày 14/10.

Thế nhưng, một nguồn tin nắm vấn đề của BBC News Tiếng Việt từ Campuchia cho biết sau lễ khởi công vào ngày 5/8, công trình kênh đào Phù Nam Techo không có tiến triển nào tính tới hiện nay.

Hơn ba tháng sau, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về khoản đầu tư của Trung Quốc.

‘Hoài nghi’

Chụp lại video,Động thổ kênh đào Phù Nam Techo: Tham vọng lớn của Campuchia

Tại lễ động thổ vào ngày 5/8, Thủ tướng Hun Manet gọi tuyến kênh đào dài 180 km, với kinh phí ước tính 1,7 tỷ đô la Mỹ, là một dự án “lịch sử” và cam kết “hoàn thành bằng mọi giá”.

Ông Hun Manet kêu gọi người dân “đừng nên lo lắng rằng con kênh đào sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự”.

Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nhấn mạnh kênh đào sẽ củng cố “tính độc lập chính trị trong vận tải đường thủy” cho xứ sở chùa tháp.

Phát biểu trước hàng chục ngàn người tham dự, lần đầu tiên ông Hun Manet cho biết tập đoàn đầu tư OCIC tham gia dự án này, bên cạnh các công ty khác.

OCIC là một tập đoàn lớn tại Campuchia, hoạt động đa lĩnh vực, đầu tư vào các dự án có quy mô hàng đầu như đảo Kim Cương ở Phnom Penh, sân bay quốc tế Techo, cầu Russey Keo…

Chủ tịch OCIC là ông Pung Kheav Se, một nhà tài phiệt gốc Hoa và là chủ tịch Hiệp hội người Hoa Khmer tại Campuchia.

Tuy nhiên, về tình hình thi công, bốn người trực tiếp tham gia vào các kế hoạch đầu tư hoặc được tiếp cận thông tin nói với Reuters rằng Bắc Kinh đã bày tỏ sự hoài nghi về dự án và không đưa ra cam kết chắc chắn về tiền đầu tư.

Phản hồi trước câu hỏi của Reuters về dự án này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết như sau:

“Chuyện các công ty Trung Quốc hỗ trợ Campuchia trong việc xem xét xây dựng các dự án bảo tồn nguồn nước mang tính toàn diện, tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường, là hình thức kinh doanh bình thường.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi trực tiếp về nguồn tiền đầu tư nhưng khẳng định hai quốc gia là “những người bạn sắt son”.

Cũng theo Reuters, chính phủ Campuchia đã từ chối đề nghị phỏng vấn và trong những tuần gần đây, người phụ trách báo chí đã không phản hồi những câu hỏi về kinh phí cho kênh đào Phù Nam Techo.

Kênh đào Phù Nam Techo

Nguồn hình ảnh,SUY SE/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Hun Manet gọi tuyến kênh đào dài 180 km này là một dự án “lịch sử” và cam kết “hoàn thành bằng mọi giá”.

Theo Reuters, các chuyên gia, quan chức và nhà ngoại giao nói rằng việc Trung Quốc thiếu cam kết rõ ràng có thể đẩy toàn bộ dự án vào tình trạng nguy ngập, đặc biệt là trong bối cảnh có sự không chắc chắn về chi phí, tác động môi trường và triển vọng tài chính.

Điều này cũng cho thấy cách mà Bắc Kinh đang cắt giảm đáng kể các khoản đầu tư ra nước ngoài, kể cả tại những quốc gia mà họ xem là đối tác chiến lược như Campuchia, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn.

Từng là một điển hình nổi bật trong mô hình “kiến thiết quốc gia” được phương Tây hậu thuẫn sau cuộc nội chiến kéo dài, gần đây Campuchia bị các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại xem là quốc gia lệ thuộc của Trung Quốc, khi nợ từ Trung Quốc chiếm hơn 1/3 tổng nợ công của nước này.

Hồi tháng 7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Campuchia Aun Pornmoniroth cho biết nợ công của nước này (11,09 tỷ đô la) ở mức “bền vững” và “có rủi ro thấp” tính đến quý thứ hai của năm 2024. Campuchia vay nợ nhiều nhất là từ Trung Quốc (3,99 tỷ đôla), chiếm 36%.(BBC)

Share.

Leave a Reply