23/07/2021
Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật càng lúc càng đẩy con người đi xa. Hơn nửa thế kỷ kể từ khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7 năm 1969 với Phi Thuyền Apollo 11, bây giờ cũng tháng 7 năm 2021, con người đã có thể đi du lịch trong không gian. Đó là chuyến bay lịch sử hôm 11 tháng 7 năm 2021 của nhà tỉ phú Richard Branson trên chiếc phi thuyền Virgin Galactic. Sau đó 9 ngày là chuyến du hành vũ trụ của tỉ phú Jeff Bezos hôm 20 tháng 7 năm 2021. Các chuyến đi này cũng đã mở ra một tương lai hoàn toàn mới cho ngành du lịch không gian đầy hứa hẹn đang chờ ở phía trước.
Ở độ cao hơn 46,000 feet tức là cao hơn 14 kilomets trên vùng sa mạc khô cằn của tiểu bang New Mexico, chiếc phi thuyền không gian màu trắng và bạc đã được hỏa tiễn phóng lên hướng về bầu khí quyển của Trái Đất, cỡi lên một chòm khói khí đốt và nhiên liệu cao su cứng đang cháy rực, theo ký giả Michael Greshko của báo National Geographic. Một vài phút sau, 2 phi công và 4 hành khách của phi thuyền, gồm tỉ phú Richard Branson, đã trôi trên bề mặt của hành tinh chúng ta hơn 53 dặm, tức hơn 85 cây số là độ cao đủ để nhìn thấy độ cong của Trái Đất và trượt qua mối ràng buộc của hấp lực, trong vòng ít nhất vài phút.
Chiếc phi thuyền lấp lánh đó — Virgin Galactic’s V.S.S. Unity – được phóng vào không trung từ một chiếc máy bay lớn hơn để đạt tới độ cao hơn 53 dặm trên bầu trời. Khi nó hoàn tất đường phóng lên, nó xoay cặp đuôi của nó lại, sắp xếp lại hình dạng chiếc phi thuyền để cho phép nó rơi trở lại thượng tầng khí quyển như một trái banh vũ cầu. 15 phút sau khi tách khỏi phi thuyền mẹ, chiếc V.S.S. Unity lao xuống để đáp trở lại bãi đáp tại New Mexico và ngừng.
Chuyến đi này, được gọi là Unity 22, đánh dấu phi hành đoàn lớn nhất mà công ty Virgin Galactic của Branson đã từng bay tới rìa của không gian. Chuyến đi này cũng đóng vai trò là cột mốc quảng bá rộng rãi trong việc thúc đẩy để thương mại hóa việc tiếp cận du lịch không gian bên dưới quỹ đạo, cho mục tiêu giải trí và lợi nhuận. Phi thuyền của Virgin Galactic lần thứ 4 có người đã bay chỉ 9 ngày trước khi tỉ phủ Jeff Bezos dự định sẽ bay trên phi thuyền New Shepard, một hỏa tiễn được chế tạo bởi công ty Blue Origin của ông.
“Sự kiện những người sáng lập của các công ty này sẽ bay các chuyến đầu tiên chính thức khiến tôi rất ngạc nhiên,” theo sử gia về không gian Jennifer Levasseur, nhà quản trị tại Viện Bảo Tàng Smithsonian National Air and Space Museum, cho biết. “Rõ ràng là đang đầu tư nhiều niềm tin vào điều mà bạn đã đặt chung nhau, con người và kỹ thuật – và, bạn biết đó, mỗi người trong số đó vốn có cảm giác mạo hiểm làm cho rủi ro trở nên xứng đáng.”
Cả hai công ty đều đã bị chỉ trích khi các dự án phù phiếm và xa xỉ đối với giới quá giàu có. Virgin Galactic đã tính $250,000 mỗi vé trong đợt bán trước nhưng kể từ đó họ tăng giá. Blue Origin đã chưa bắt đầu bán vé cho chuyến bay New Shepard, công ty cũng không công bố giá vé của họ, nhưng trong một cuộc đấu giá vào tháng 6, một chuyến bay vào không gian với Bezos đã bán 28 triệu đô la.
Tuy nhiên, ngoài những kỳ tích tìm kiếm vinh quang của giới nhà giàu, các phi thuyền không gian mới như SpaceShipTwo và New Shepard có thể cung cấp nền tảng độc đáo cho việc nghiên cứu hàng không vũ trụ và khoa học.
Những đột phá tư nhân vào không gian không phải là điều mới lạ gì. Kể từ năm 2000, nhiều nhà du lịch giàu có đã chi tiêu hàng chục triệu đô la để bay tới Trạm Không Gian Quốc Tế (ISS). Còn nữa, NASA đã lần lượt khuyến khích các công ty tư nhân đảm nhận các vụ phóng phi thuyền chở hàng hóa và phi hành gia Mỹ lên Trạm Không Gian Quốc Tế. Các chuyến bay chở hàng hóa thương mại cho NASA đã bắt đầu vào năm 2012, và các chuyến bay chở phi hành gia thương mại đã bắt đầu vào năm 2020.
Nhưng qua nhiều năm, các công ty như Virgin Galactic và Blue Origin đã và đang nghiên cứu loại chuyến bay không gian khác: du lịch rìa không gian. Sẽ không lâu nữa, bất cứ ai có hàng trăm ngàn đô la để đốt đều có thể tham gia và thực hiện chuyến du hành dài vài phút tới rìa không gian.
Trong khi biên giới không gian được quốc tế thừa nhận thường được xem là 62 dặm tức 100 kilomets trong độ cao, được biết như là đường Kármán, Hoa Kỳ lấy 50 dặm tức 80 kilomets như là điểm cắt đứt. Chuyến bay của Virgin Galactic này đã lên tới 282,773 feet (khoảng 53.5 dặm hay 86 kilometers). Chuyến bay vào ngày 20 tháng 7 của Blue Origin được dự đoán sẽ lên tới độ cao khoảng 65 dặm, tức 105 kilomet.
Chế tạo phi thuyền mới cho các du khách đã chứng minh là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhiều năm thử nghiệm và kết quả đôi khi là các tai nạn chết người – đáng chú ý là tai nạn chết người của phi thuyền hỏa tiễn SpaceShipTwo vào năm 2014. Hiện nay, Virgin Galactic và Blue Origin đang chuyển từ các chuyến bay thử nghiệm sang các chuyến du hành thương mại với những khách hàng mua vé, với hai nhà tỉ phú sáng lập của 2 công ty lái các phi thuyền của công ty của họ lên không gian.
Không giống các hỏa tiễn có phi hành đoàn truyền thống mà phóng lên từ mặt đất, chiếc phi thuyền SpaceShipTwo phóng đi từ giữa không trung. Một máy bay mẹ được gọi là WhiteKnightTwo mang phi thuyền hỏa tiễn SpaceShipTwo tới độ cao hơn 40,000 feet (hơn 12 kilomet). Rồi chiếc SpaceShipTwo được thả xuống từ dưới bụng chiếc máy bay mẹ lớn hơn, cho nổ động cơ hỏa tiễn của nó, và bay tới rìa không gian ở độ nghiêng, bay nhanh khoảng gấp ba lần rưỡi tốc độ của âm thanh.
Việc phóng máy bay hỏa tiễn từ giữa không trung nghe có vẻ là cách phức tạp để đưa người vào không gian. Nhưng việc “phóng giữa không trung” đến với nhiều thuận lợi, theo Chuck Rogers, phó trưởng ban tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyến Bay Armstrong của NASA tại California, cho biết. Kỹ thuật đã được khám phá qua nhiều thập niên nghiên cứu chuyến bay, gồm X-1, máy bay đầu tiên phá vỡ bức tường âm thanh, và X-15, vẫn còn là máy bay nhanh nhất đã từng bay, đạt tới tốc độ 4,520 dặm (hơn 7,274 kilomet) một giờ trong chuyến bay vào năm 1967.
Phóng đi từ giữa không trung có thể là hiệu quả cao bởi vì phi thuyền không phải bay chậm qua bầu khí quyển dày đặc thấp hơn theo sức mạnh của nó, nghĩa là nó có thể mang ít nhiên liệu hơn. Và qua việc sử dụng máy bay không gian, chiếc máy bay có thể cất cánh và hạ cánh tại một phi đạo chuẩn mực, giảm sự cần thiết phải thêm bệ phóng.
Công tác thiết kế SpaceShipOne, tiền thân thử nghiệm với SpaceShipTwo, đã bắt đầu vào năm 1996, với sự công bố của Giải Thưởng Ansari X Prize. Cuộc thi đó đưa ra 10 triệu đô la cho nhóm tư nhân đầu tiên để bay một phi thuyền hơn 100 kilometers trên bề mặt của Trái Đất hai lần trong 2 tuần vào cuối năm 2004, trong lúc mang theo một phi công và tổng trọng lượng của 2 hành khách.
Người được ưa thích ban đầu của cuộc thi là Burt Rutan, một kỹ sư nổi tiếng với các thiết kế máy bay kỳ cục, cực kỳ hiệu quả của ông. Với việc gia nhập vào Giải Thưởng X Prize của ông, Rutan đã thiết lập thiết kế phóng giữa không trung với một biện pháp độc đáo như sau: Ngay trước khi SpaceShipOne đạt tới độ cao nhất của nó, 2 cái đuôi của máy bay nâng cao lên 65 độ giống như những chiếc búa trên lưng của một con chó. Hệ thống “phe phẩy như bộ lông” này làm tăng tối đa lực cản của máy bay trong lúc hạ cánh, làm giảm tốc độ rơi xuống tới nơi nó có thể rớt an toàn vào bầu khí quyển, thu lại phần đuôi, và rồi trượt trên phi đạo để hạ cánh.
Sự tiến bộ trên máy bay không gian là chậm cho đến khi Rutan và công ty của ông, Scaled Composites, nhận được đầu tư từ người đồng sáng lập của Microsoft là Paul Allen vào năm 2001. Vào tháng 6 năm 2004, SpaceShipOne trở thành máy bay được tư nhân tài trợ đầu tiên để đi vào không gian. Chưa tới 4 tháng sau, máy bay không gian đã bay 2 lần hơn 100 kilometers và thắng Giải X Prize.
SpaceShipTwo lớn gấp hai lần chiếc trước đó, nhưng nó lại mang đến nhức đầu cũng nhiều hơn gấp đôi. Kích thước lớn hơn của chiếc máy bay đòi hỏi thiết kế lại chiếc máy bay mẹ và động cơ hỏa tiễn của phi thuyền, nằm trong số các hỗn loạn kỹ thuật khác, gây nhiều trễ nãi.
2 tai nạn chết người cũng đã xảy ra cho nhóm SpaceShipTwo. Trong năm 2007, ba người chết trong một vụ nổ trước cuộc thử nghiệm động cơ hỏa tiễn. Và vào ngày 31 tháng 10 năm 2014, một mẫu đầu tiên của SpaceShipTwo đã vỡ ra giữa chừng sau khi một phi công đã mở sớm hệ thống thay đổi vị trí cánh quạt. Phi công phụ Michael Alsbury chết trong vụ tai nạn, và phi công Peter Siebold bị thương nghiêm trọng. Tai nạn năm 2014 theo báo cáo đã làm Branson sốc, nhưng Virgin Galactic cuối cùng đã quyết định tiếp tục.
Sau nhiều năm nâng cấp an toàn, 2 phi công lái SpaceShipTwo lần đầu tiên đã vượt qua mức 50 dặm vào năm 2018. Trong năm 2019, chiếc phi thuyền đã bay lần nữa, lần này với một hành khách là Beth Moses, người hướng dẫn phi hành gia chính của công ty.
“Thật là tuyệt vời. Thật là không thể diễn tả được,” theo Moses nói với báo National Geographic trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019.
Tỉ phú Jeff Bezos đã bay vào không gian hôm Thứ Ba, 20 tháng 7 năm 2021, trong chuyến bay có người của chiếc phi thuyền của ông, New Shepard, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba.
Họ bay trong một cái khoang với nhiều cửa sổ lớn nhất bay trong không gian, giúp họ có tầm nhìn tuyệt đẹp xuống Trái Đất.
Tất cả 4 hành khách hiện đã trở lại Trái Đất an toàn sau chuyến bay 10 phút 10 giây.
Phi thuyền New Shepard, được chế tạo bởi công ty Blue Origin của Bezos, được thiết kế để phục vụ thị trường du lịch không gian đang phát triển trong giới đại tư bản.
Nhiều thảo luận chung quanh Virgin Galactic và Blue Origin đã tập trung vào cuộc chạy đua giữa Branson và Bezos. Nhưng khi các nhà tỉ phú đang đấu nhau bay về thiên đường, các phi thuyền mà những công ty của họ chế tạo đã cho phép những loại nghiên cứu mới.
Các chuyến bay của Virgin Galactic và Blue Origin cung ứng khoảng từ 3 tới 5 phút không trọng lượng liên tục. Các khoa học gia đã có thể tiếp cận rìa không gian trước đây, nhưng chủ yếu qua các phi thuyền không có người. Với các phi thuyền mới này, các nhà nghiên cứu đã có thể bay cùng với các thử nghiệm và điều hành chúng giữa chuyến bay.
Vừa rồi, 2 công ty đã chở theo đồ đạc khoa học và những thao diễn kỹ thuật, với sự ủng hộ của Chương Trình Cơ Hội Bay của NASA. Chuyến bay của Unity 22 gồm việc thử nghiệm do con người điều hướng đã ghi lại những thay đổi trong hoạt động di truyền của thực vật ngay khi thực vật bắt đầu trải qua trạng thái không trọng lượng, được thiết kế bởi Đại Học Florida và điều hành bởi nhân viên Sirisha Bandla của Virgin Galactic.
Các thử nghiệm trong quá khứ trên phi thuyền con thoi và ISS đã ghi lại chi tiết cách cuộc sống hoạt động trong tình trạng trọng lực rất nhỏ. Nhưng về mặt sinh hóa, làm sao các sinh vật chuyển từ cảm giác có lực hấp dẫn của Trái Đất sang không trọng lượng? Các khoa học gia không có ý kiến. Nhưng các chuyến bay rìa quỹ đạo như Unity 22 cung cấp cơ hội độc đáo để nghiên cứu câu hỏi này, theo nhà sinh học Rob Ferl, cùng là nhà điều tra chính của cuộc thử nghiệm, của Đại Học Florida, cho biết.
Ngay dù Virgin Galactic và Blue Origin chở hành khách đã mua vé của họ và thu được nhiều hợp đồng nghiên cứu, nhà phân tích ngành không gian Forczyk cảnh giác rằng chúng ta vẫn không biết thị trường bay dưới quỹ đạo rồi sẽ lớn cỡ nào.
Trong lý thuyết, giá vé sẽ giảm khi các chuyến bay trở thành thông dụng hơn. Nhưng hiện nay, kỹ nghệ còn non trẻ này nhắm mục tiêu chính vào giới cực kỳ giàu có, những người khách của họ, và các nhà nghiên cứu được tài trợ. Khi kỹ thuật phát triển, theo Forczyk, chúng ta sẽ tìm ra phải chăng các công ty du hành vũ trụ do các tỉ phủ điều hành có thể thực hiện lời hứa của họ về “việc dân chủ hóa không gian,” hay có phải các chuyến bay ly kỳ vào rìa quỹ đạo sẽ vẫn là điều cực kỳ xa xỉ.
Tương lai các chuyến bay tư nhân tới rìa không gian cũng sẽ tùy thuộc vào sự an toàn như thế nào mà các phi thuyền cung cấp. Theo luật Hoa Kỳ hiện hành, các viên chức liên bang bị hạn chế trong khả năng giám sát sự an toàn của hành khách trong chuyến bay không gian thương mại cho đến năm 2023. “Tôi không nghĩ có bất ai khờ dại tin rằng đây sẽ là một môi trường không có nguy hiểm,” theo Forczyk cho biết. “Tôi nghĩ chúng ta nên dự liệu và dự kiến các tai nạn chết người sẽ xảy ra.”
Nhưng cho dù các sự kiện chậm phát triển, sự tiếp cận của khách hàng với không gian dưới quỹ đạo và xa hơn sẽ có khả năng tiếp tục mở rộng. “Tôi có thể xem xét nó nhiều hơn khi kết thúc phần bắt đầu,” theo sử gia của Smitson là Levasseur. “Bay vào không gian sẽ không bao giờ là thông lệ, đây không phải là tiến trình bình thường… [Nhưng] chúng ta đang đi vào giai đoạn mới của sự thường lệ.”
Trong khi đó, hai ký giả Micah Maidenberg và Doug Cameron đã viết trên báo The Wall Street Journal hôm 11 tháng 7 năm 2021 rằng chuyến bay khứ hồi của Branson cho thấy các nỗ lực rằng nhiều công ty tư nhân hiện đang phát triển các kinh doanh mà cuối cùng có thể chở hàng trăm người vào không gian một năm.
Các công ty khác được dự kiến sẽ tham gia cùng với Virgin Galactic trong việc chở hành khách đi và về từ không gian. Công Ty Space Exploration Technologies Corp., hay SpaceX của Elon Musk có kế hoạch sẽ chở giám đốc điều hành của một công ty thanh toán và 3 người khác vào quỹ đạo trong năm nay.
Ngành du lịch không gian có thể tạo ra gần 4 tỉ đô la trong doanh thu hàng năm vào năm 2030, theo phỏng đoán vào năm ngoái từ UBS.
Leave a Reply