Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong một cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19, 29/8/2021.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong một cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19, 29/8/2021.

Chỉ trong vòng 4 tháng trở lại đây, hơn 11.000 người thiệt mạng vì đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, theo con số do Bộ Y tế của đất nước công bố hồi tối 30/8. Một ngày trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói trong một cuộc họp về phòng chống dịch rằng Việt Nam xác định “phải chung sống với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối”.

Trước đây, trong suốt 1 năm 4 tháng tính đến ngày 26/4 năm nay, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao vì kiểm soát dịch tốt, với tổng số ca lây nhiễm là 2.852 người và chỉ có 35 ca tử vong.

Tuy nhiên, tình hình thay đổi chóng mặt kể từ ngày 27/4, với số ca lây nhiễm liên tục lên đến hàng nghìn ca mỗi ngày, đặc biệt là ở tâm dịch gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và một số tỉnh lân cận ở miền nam.

Số ca nhiễm mới của cả nước chỉ trong 4 tháng qua là hơn 445.000 người, với đa số các ca được ghi nhận ở tâm dịch.

Hồi giữa tháng 8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long lý giải trong một cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch rằng đợt dịch bệnh này lây lan rộng và kéo dài là do biến chủng virus mang tên delta có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh trong không khí, với chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn các chủng virus trước, vì vậy làm gia tăng tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.

Một trong những biện pháp hàng đầu trong số các nỗ lực của Việt Nam nhằm kiểm soát dịch là việc chính quyền nhiều tỉnh,thành áp dụng các quy định về giãn cách xã hội ngày càng khắt khe hơn trong gần 2 tháng trở lại đây, đặc biệt là ở tâm dịch gồm Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Riêng ở Tp.HCM, thậm chí hàng chục nghìn quân nhân được triển khai từ ngày 23/8 để tăng cường cho công tác phòng chống dịch. Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cùng ngày phát biểu rằng “Đây như là trận chiến, không thắng không về”, theo tường thuật của báo chí trong nước.

Tuy nhiên, các dữ liệu cho thấy tình hình chung vẫn đi theo hướng trở nên xấu hơn. Từ 1/8 đến 10/8, số ca nhiễm hàng ngày thường xuyên xoay quanh con số 8.000. Trong 10 ngày tiếp theo, con số này trung bình là 9.000. Còn kể từ 21/8, số ca nhiễm mới luôn cao hơn 10.000 mỗi ngày, trong đó ngày cao kỷ lục là 27/8 với 17.407 người có kết quả dương tính với COVID-19.

Số ca tử vong cũng liên tục tăng vọt. Từ 27/4 đến 13/8, số người chết vì dịch tăng từ 35 lên 5.088. Sau đó, chỉ trong hơn nửa tháng một chút, con số tăng hơn gấp đôi lên 11.064 ca tử vong, theo thông tin được Bộ Y tế công bố tối 30/8.

Hôm 29/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, người cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, nói trong cuộc họp của ban rằng Việt Nam “đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”, theo tường thuật trên nhiều báo trong nước.

Chỉ 15 ngày trước, hôm 14/8, bản thân Thủ tướng Chính gửi ra lời phát động cả nước thi đua phòng chống dịch trong đó có đoạn ông bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng Việt Nam “nhất định” sẽ “sớm chiến thắng” đại dịch COVID-19.

Tin tức về cuộc họp hôm 29/8 của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch cho hay rằng trong 23 tỉnh, thành đang giãn cách xã hội ở mức độ cao nhất, có 6 tỉnh đang kiểm soát được dịch bệnh gồm Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng. Bốn địa phương là Tp.HCM, Bình Dương, Long An và Tiền Giang vẫn trong tình trạng “dịch bệnh phức tạp”.

Theo quan sát của VOA, nhiều người dân bày tỏ quan điểm rằng chỉ còn đặt hy vọng vào việc tiêm vắc-xin cho một tỷ lệ lớn trong dân số để có thể thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Bản tin tối 30/8 của Bộ Y tế Việt Nam cho hay đất nước đã tiêm tổng cộng hơn 19,7 triệu liều vắc-xin, trong đó gần 17,2 triệu người được tiêm 1 mũi và hơn 2,5 triệu người đã tiêm cả 2 mũi.

Share.

Leave a Reply