Monday, November 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

15:56 22.10.2023

Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
 
Đăng kýZelo
Trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc lên đến hơn 6,2 tỷ USD, con số cao kỷ lục.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, xuất khẩu nông sản Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh.
 

Trung Quốc mạnh tay mua nông sản Việt Nam

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, trong 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp Việt Nam ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Trong khi kim ngạch xuất sang Nhật Bản, Mỹ đều giảm 7-22% so với cùng kỳ năm ngoái, thì thị trường Trung Quốc lại lội ngược dòng tăng trưởng dương.
Đến hết tháng 9, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 8,71 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nông sản lên đến hơn 6,2 tỷ USD, chiếm 70% tổng xuất khẩu nông lâm thủy sản, kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023

Không có chuyện nông sản Việt Nam ùn tắc tại cửa khẩu do kiểm dịch
Riêng nhóm rau quả, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2,75 tỷ USD, con số cao kỷ lục. So với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng đến 160%. Sầu riêng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, đến 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, đạt 1,5 tỷ USD.
Sau rau quả, gạo là mặt hàng được quốc gia tỷ dân chi mạnh thứ hai với gần nửa tỷ USD, tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đạt gần 434 triệu USD, tăng hơn 42%; xuất khẩu cà phê trên 101 triệu USD, tăng 11,4%; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt gần 436 triệu USD, tăng 30%.
 

Nông sản Việt được ưa chuộng

Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho biết, Trung Quốc hiện dẫn đầu về thị phần mua hàng Việt. Với hàng rau quả, thị phần nhập khẩu rau quả Việt của Trung Quốc năm ngoái chỉ chiếm 43% tổng kim ngạch.
Thế nhưng, bước sang năm 2023, chỉ trong 9 tháng đầu năm đã tăng 22% lên 65%. Mức này vượt xa gấp nhiều lần những nước còn lại trong top 5 là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hà Lan. Đây cũng là con số ấn tượng nhất hàng chục năm qua.
Ông Nguyên cho rằng, kết quả này là nhờ Việt Nam đã ký kết được nhiều nghị định thư xuất khẩu rau quả chính ngạch vào thị trường này. Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng sầu riêng nên sản lượng xuất khẩu mặt hàng này tăng đột biến vài chục lần, trở thành sản phẩm tỷ USD.
Tương tự, CEO Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T Nguyễn Đình Tùng cho biết, Trung Quốc là thị trường trọng yếu của Việt Nam, có sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Khi được xuất chính ngạch, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, thời gian giao hàng nhanh đã giúp sản phẩm Việt Nam bùng nổ, có chỗ đứng ở thị trường này.
Cũng theo ông Tùng, sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc năm nay có thể đạt 2 tỷ USD. Các container sầu riêng của Vina T&T qua nước này vẫn khá thuận lợi.

Trúng mùa nhờ chọn giống phù hợp, Phú Yên từng bước tái cơ cấu ngành lúa gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2023

Vì sao Indonesia đổ “tiền núi” mua nông sản Việt Nam?
 
“Nếu đáp ứng các yếu tố giao hàng nhanh, chất lượng tốt, giá cạnh tranh, hàng Việt có cơ hội chiếm thị phần lớn tại quốc gia tỷ dân này”, báo Vnexpress dẫn lời ông Tùng.
Theo bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, mặc dù Trung Quốc ngày càng siết chặt hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh nên trái cây Việt Nam vẫn được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, bà Vy dự báo xuất khẩu trái cây Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệt là vào mùa lễ hội khi nhu cầu tăng mạnh.
 

Coi chừng mất thị phần vào tay đối thủ

Dù vậy, ông Tùng cho rằng, ngành rau quả vẫn còn những khó khăn tại thị trường Trung Quốc khi thanh long, bưởi, nhãn của Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nội địa và hàng xuất khẩu từ nhiều quốc gia khác.
Ngoài ra, có tình trạng nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu chất lượng khi có những lô hàng có trái cắt non, sâu rệp. Chưa kể, nhiều sản phẩm xuất khẩu còn bị sai mã vùng trồng.
Từ đó, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng nếu không cải thiện chất lượng, hàng Việt Nam sẽ dễ bị mất thị phần tại Trung Quốc. So với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, thì Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới giáp Trung Quốc, thuận lợi cho xuất khẩu đường bộ và đường biển với chi phí thấp hơn nhiều.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Bạch Ngọc Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam
Chính vì vậy, nếu biết tận dụng lợi thế, quy mô, nâng cao chất lượng, và sản xuất hàng đúng vào các mùa cao điểm tiêu thụ của Trung Quốc như Trung Thu, Quốc Khánh, Tết Nguyên đán…, rau quả Việt có thể thắng lớn ở thị trường này.
Ông Đặng Phúc Nguyên khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về thị trường này. Nhà chức trách Việt Nam cần phối hợp với phía Trung Quốc tiếp tục mở cửa nhập khẩu chính ngạch nhiều hơn cho các mặt hàng rau quả, cũng như đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, tìm kiếm đối tác lớn.
Trong Quý IV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo xuất khẩu nông sản có thể thiết lập nhiều kỷ lục mới. Tại cuộc họp với Hải quan Trung Quốc hồi đầu năm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan xác định đây là thị trường trọng điểm của Việt Nam.
Thời gian tới, dừa tươi Việt được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, kim ngạch nhóm nông sản sẽ tiếp tục bùng nổ. Ngoài ra, xuất khẩu gạo, hạt điều,… sang thị trường này cũng tiếp tục thuận lợi khi bước vào mùa tiêu dùng cao điểm của Trung Quốc.(Spunik Vietnam)
Share.

Leave a Reply