Monday, November 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

21:16 25.10.2023

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2023
 
Đăng kýZelo
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hùng Việt cho biết, so với 15 năm trước, tình hình Biển Đông đang ngày càng phức tạp hơn, nhiều “vùng xám” mới xuất hiện, cần được làm sáng tỏ.
Nhắc lại lời Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres về cạnh tranh chiến lược đang tạo ra những chia rẽ lớn và rạn nứt lớn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, trong tình hình đó, cần liên tục nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng trên biển, cùng nhau hành động ngăn chặn những mối đe dọa.
Hội thảo lần này do Học viện Ngoại giao tổ chức tại TP.HCM đã quy tụ nhiều chính trị gia, chuyên gia, học giả quốc tế từ nhiều nước trên thế giới tham dự, đóng góp ý kiến tại các phiên thảo luận.
 

Biển Đông ngày càng “xám”, Việt Nam mở hội thảo tìm giải pháp

Sáng 25/10, tại TP.HCM, Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15, với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh”.
Sự kiện thu hút hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến, theo báo Quốc tế của Bộ Ngoại giao. Gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín đến từ gần 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau; gần 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam góp mặt tại hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Thủ tướng bổ nhiệm bà Nguyễn Minh Hằng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023

Việt Nam bổ nhiệm tân Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết với chủ đề của hội thảo lần này, ban tổ chức mong các chuyên gia cùng nhau phân tích về thực trạng Biển Đông và khu vực, làm rõ các quy tắc điều chỉnh chung, xác định các chính sách thúc đẩy lòng tin và hợp tác, cũng như những hành vi có tác động tiêu cực tới trật tự dựa trên luật lệ và gia tăng căng thẳng.
Bà Dung giải thích, “thu hẹp vùng biển xám” là hướng tới mục tiêu đưa không gian biển trở nên minh bạch và hoà bình hơn, còn “mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong các lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi xanh, các công nghệ, nghiên cứu và đầu tư liên quan đến năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…
Hội thảo lần này cũng tập trung trao đổi, thảo luận về cách thức các lực lượng trên biển và các cơ chế khu vực có thể đóng góp vào mục tiêu hướng tới một Biển Đông “xanh hơn”, “hoà bình hơn”.
 

Biển Đông xuất hiện nhiều “vùng xám”

Tại phiên khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài diễn văn chính.
Theo Thứ trưởng, trong 15 năm qua, chuỗi Hội thảo Biển Đông đang tạo ra môi trường rộng mở, thẳng thắn, hữu nghị cho các chuyên gia khu vực và quốc tế để tăng cường hiểu biết chung và thu hẹp sự khác biệt.
Ông Việt hy vọng, trong 15 năm tới, đối thoại kênh 1.5 này sẽ tiếp tục là một diễn đàn an ninh biển cấp độ khu vực quan trọng, rộng mở, bao trùm và sáng tạo; là nơi gặp gỡ, điểm giao thoa giữa các lợi ích từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, trọng tâm toàn cầu vẫn đang chuyển dịch về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi đang dần trở thành “trung tâm” tăng trưởng toàn cầu, cùng là đầu tàu quan trọng cho phục hồi và thịnh vượng tương lai.

Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023

Biển Đông

Hoa Kỳ khẳng định nghĩa vụ bảo vệ Philippines sau sự cố giữa tàu Trung Quốc và Philippines

Mặc dù vậy, tương lai đó không thể được đảm bảo nếu thiếu hoà bình, ổn định bền vững nói chung và trên không gian biển khu vực nói riêng. Hiện nay, cạnh tranh chiến lược hiện đang tạo ra những “chia rẽ lớn” và “rạn nứt lớn”, như Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres đã nhận định.
Nhiều cuộc xung đột đang diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới. Và trên không gian biển khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nguy cơ đối đầu và xung đột chắc chắn không tránh khỏi.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định, trong bối cảnh như hiện nay, cần phải liên tục nhận diện những mối đe doạ tiềm tàng trên biển, rà soát các cơ chế hợp tác đang có để giải quyết những thách thức mới nổi, chung tay hành động để ngăn chặn những mối đe doạ đó.
 
Thứ trưởng Ngoại giao lưu ý: “So với 15 năm trước, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhiều “vùng xám” mới nảy sinh phải được làm sáng tỏ”.
Trong khi đó, Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng cho các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiệp định mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã cho thấy, các nước đều có mối quan tâm chung đối với biển. Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết hiệp định này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao việc lựa chọn chủ đề của hội thảo; khẳng định rằng chỉ có hợp tác có thể giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ “xám” sang “xanh”, hướng tới hoà bình và phát triển bền vững.
Để đạt được mục tiêu này, điều quan trọng là phải tôn trọng và tuân thủ Luật Biển quốc tế, đã được nêu trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Thời gian qua, Việt Nam và các nước ASEAN đã hết sức nỗ lực hành động nhằm tìm kiếm một trật tự khu vực, bao gồm không gian biển ổn định, dựa trên luật lệ.
 
Thứ trưởng Đặng Hùng Việt khẳng định: “Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hiện thực hoá và triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Tầm nhìn Hợp tác biển vừa được ASEAN thông qua”.
Ngoài ra, Việt Nam cũng ủng hộ những sáng kiến mới vì mục tiêu chung, thông qua các cơ chế song phương, đa phương và mới.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023

Hải quân các nước ASEAN tập trận chung lần đầu tiên, phi quân sự

Những góc nhìn mới về Biển Đông

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 được tổ chức trong hai ngày 25-26/10.
Hội thảo có có 8 phiên với các chủ đề như “Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua”; “Các nước lớn và Những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?; “Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới?”; “Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý?”; “Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông”; “Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?”; “Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ”; “Tiếng nói của thế hệ kế cận”.
Đặc biệt, hội thảo lần này có các phiên dẫn đề từ nhiều lãnh đạo cấp cao như Nghị sĩ Rt. Hon Anne-Marie Trevelyan – Quốc vụ khanh Vương quốc Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; ông Martin Thümmel, Ủy viên phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức; và bà Paola Pampaloni, Quyền Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á và Thái Bình Dương tại EEAS.
Cũng tại hội thảo lần thứ 15, nhiều điểm mới về ý tưởng và tổ chức đã xuất hiện. Đây là lần đầu tiên, hội thảo dành riêng một phiên thảo luận giữa đại diện từ lực lượng Cảnh sát biển của một số nước ven Biển Đông.
Đáng chú ý, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 cũng nâng cấp một phiên riêng của các nhà lãnh đạo trẻ tại khu vực trở thành phiên toàn thể trong chương trình nghị sự, với mục tiêu tạo nhận thức cho thế hệ kế cận về tầm quan trọng của hoà bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật.
Đồng thời, hội thảo lần này do Việt Nam tổ chức cũng sẽ tìm kiếm những góc nhìn mới mẻ về giải pháp hoà bình cho các tranh chấp trên Biển Đông.(Spunik Vietnam)
Share.

Leave a Reply