Monday, November 25 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Trường Sơn, RFA

sharethis sharing buttonBiển Đông: Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Philippines và thông điệp cho khu vựcẢnh minh họa: chiến hạm của Hoa Kỳ và bốn nước đồng minh diễn tập tại Biển Đông ngày 23/10/2023
Lực lượng Phòng vệ Biển của Nhật Bản (JDMSF)

Sự việc này xảy ra hôm 22 tháng 10 khi Hải quân Philippines thực hiện chuyến tàu tiếp tế thường lệ tới Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nơi quân đội nước này đang đồn trú trong xác của một chiếc tàu mắc cạn, để thể hiện điều mà Philippines cho là chủ quyền của họ đối với bãi cạn này.

Nhằm đáp lại, phía Trung Quốc đã cử tàu hải cảnh và các tàu dân quân biển để ngăn chặn. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có Bãi Cỏ Mây; do vậy, đã liên tiếp ngăn cản các nỗ lực tiếp tế của Philippines. 

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Trung Quốc chủ động để tàu của lực lượng chấp pháp của họ đâm vào tàu của phía Philippines. Vụ đụng độ tuy không gây ra thiệt hại, nhưng rõ ràng hành động trên đã khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn rất nhiều. 

Philippines tất nhiên phải phản ứng dữ dội. Trong tuyên bố được đưa ra cùng ngày, Lực lượng Đặc trách Quốc gia về vùng biển Tây Philippines (cách gọi của Philippines về vùng Biển Đông), đã cáo buộc hành vi của Trung Quốc là có tính “khiêu khích, vô trách nhiệm, và vô pháp”. 

Quốc gia Đông Nam Á sau đó cũng đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc ở Manila để trao công hàm phản đối. 

Ở chiều ngược lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai đã ra một tuyên bố, trong đó cảnh báo Philippines chớ sử dụng từ ngữ “sai lệch và khiêu khích” để nói về sự kiện này. Nước này cũng yêu cầu Philippines ngừng ngay “các hành động nguy hiểm” và chớ “gây thêm căng thẳng”, và không quên tuyên bố rằng đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 

Bãi Cỏ Mây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines. Hồi đầu tháng 8, tàu hải giám của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Philippines dấy lên sự phản đối của Manila.  Trước đó, hồi tháng 2 năm nay, một tàu hải cảnh của Trung Quốc rọi tia laser quân sự trực tiếp vào tàu của Philippines, khiến cho các thuỷ thủ trên bong chỉ huy tàu của Philippines bị mù tạm thời. 

Trên thực tế, phía Trung Quốc đang gia tăng mức độ hung hăng trong cách mà họ đối phó với Philippines ở khu vực Biển Đông. Lý do đằng sau rất có thể liên quan đến sự thay đổi thái độ của Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. 

phi-sino confrontation 3.jpeg
Minh họa: các binh sĩ tham gia cuộc tập trận đa phương ngày 23/10 ở Biển Đông vào khi căng thẳng Philippines- Trung Quốc tăng cao. JDMSF

Trao đổi với đài RFA, ông Bill Hayton, nhà nghiên cứu thuộc chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của Chatham House, đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về tranh chấp Biển Đông, và lịch sử Trung Quốc, cho biết quan điểm của ông về việc Trung Quốc gia tăng sự hung hăng đối với Philippines: 

“Tôi cho rằng việc này có liên quan đến hai điều, thứ nhất là sự thay đổi chính phủ ở Philippines, kéo theo sự xích lại giữa nước này với Hoa Kỳ, và sự sẵn sàng của Philippines trong việc hợp tác với Mỹ. Tiếp theo, phía Philippines đã bắt đầu sử dụng chiến thuật ngoại giao công khai một cách hiệu quả hơn, bằng cách tung ra các hình ảnh và video về hành xử của Trung Quốc.” 

So với thời tổng thống Duterte khi mà Philippines chọn tránh gây căng thẳng với Trung Quốc, và do đó dẫn đến việc tiết chế lên án và hạn chế công khai các thông tin liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Bãi Cỏ Mây. Thì dưới thời tổng thống Bongbong Macros hiện tại, Manila đã trở nên tích cực hơn rất nhiều. 

Sự thay đổi này được cho là do phía Philippines cảm thấy tự tin hơn vì được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Mối quan hệ của hai nước đồng mình đã nhận phải “gáo nước lạnh” dưới thời tổng tống Duterte, nhưng giờ đây đã không những hồi phục mà còn phát triển lên tầm cao mới. Gần đây nhất, Philippines đã cho phép Hoa Kỳ mở thêm hàng loạt căn cứ quân sự ở các khu vực chiến lược. Hai nước cũng tăng cường các hoạt động tập trận quân sự, và Mỹ gần đây thường xuyên lên tiếng bênh vực Philippines hơn. 

Rất nhanh sau khi sự kiện tàu Trung Quốc đâm vào tàu Philippines xảy ra, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố, trong đó cáo buộc phía Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, và tái cam kết nghĩa vụ bảo vệ Philippines về mặt quân sự. 

Bằng cách chủ động tố cáo các hành vi của Trung Quốc, theo ông Ray Powell, Giám đốc Trung tâm SeaLight Gordian Knot for National Security Innovation, của trường Đại học Standford, thì Philippines đang mong muốn đạt được ba mục đích gồm: Tăng cường sự ủng hộ trong nước, tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế, và khiến Trung Quốc bị đặt vào thế phải đánh đổi danh tiếng. Ông nói thêm: 

“Càng ngày thì danh tiếng của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế sẽ bị bôi nhọ, và càng nhiều quốc gia sẽ phải tự đặt câu hỏi rằng liệu họ có nên cứng rắn hơn trước sự hung hăng của Trung Quốc hay không. Nhưng để đạt được điều này thì sẽ cần nhiều thời gian, do vậy, Philippines cần phải kiên trì với chiến lược này.” 

Trước một Philippines tự tin hơn và nguy cơ Hoa Kỳ can dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã chọn gia tăng sức ép bằng cách thực hiện các hành vi với mức độ hung hăng tăng dần trong thời gian qua, nhằm mục đích đe doạ Philippines và buộc nước này phải xuống nước. 

Sự kiện này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung Quốc – Philippines, theo các học giả thì nó còn tác động đến cả khu vực. Trong bối cảnh có ít nhất bốn quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam, Brunei, Indonesia, và Malaysia cùng đang chịu sức ép từ Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển, thì Trung Quốc sẽ không muốn Philippines trở thành tiền lệ xấu, dẫn đến việc các nước khác bắt chước và chọn cách đối đầu với họ. 

Và điều này sẽ khiến các nước ở khu vực phải đưa ra quyết định liệu có lên tiếng ủng hộ Philippines hay không, theo ông Ray Powell: 

“Tất nhiên, các nước đều muốn duy trì sự ổn định trong mối quan hệ với Trung Quốc vì các lý do hiển nhiên, và đây sẽ là quyết định mà các nước phải tự mình đưa ra, dù đó là Việt Nam, Malaysia, hay Indonesia. Họ sẽ phải tự quyết xem liệu họ muốn làm theo Philippines ở mức độ nào, và có thể công khai các thông tin một cách tích cực hơn, hoặc nếu bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines thì ở mức độ nào, và cả việc nếu chọn im lặng thì im lặng đến khi nào.” 

Thế nhưng có vẻ Trung Quốc càng hung hăng, thì càng phản tác dụng. Vì theo ông Bill Hayton, thì xu hướng hiện giờ là đang hình thành các sáng kiến, và hợp tác chung giữa các Đông Nam Á để cùng đối phó với Trung Quốc, thay vì đơn thương độc mã đối chọi. 

“Chúng ta đã bắt đầu thấy sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông, chúng ta sẽ chờ thêm để xem liệu Indonesia, Malaysia, và Brunei tham gia như thế nào, và liệu nó sẽ dẫn đến việc ASEAN có những quan điểm tự tin hơn về vấn đề Biển Đông. 

Philippines đã quyết định quay trở lại với cách tiếp cận mang tính khu vực thay vì tự mình đương đầu với Trung Quốc, và Việt Nam đã tỏ ra quan tâm đến cách tiếp cận này, và chúng ta sẽ chờ xem liệu các quốc gia khác có tham gia hay không.” 

Việt Nam và Philippines đang đàm phán về việc ký thỏa thuận hàng hải nhằm giải quyết các bất đồng, và hai bên cũng đồng thời làm việc để soạn thảo bộ quy tắc ứng xử song phương để tránh xảy ra các sự cố trên biển. Trước đó thì Việt Nam và Indonesia cũng đã đạt được thoả thuận về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế hồi tháng 12 năm 2022. (RFA)

 
Share.

Leave a Reply