Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Các ông Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Nguyễn Phú Trọng, Võ Văn Thưởng

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN/AFP/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Tứ Trụ hiện nay đã bị khuyết một người

Hai chủ tịch nước bị miễn nhiệm chỉ trong vòng hơn một năm cùng với chiến dịch “đốt lò” khiến nhiều quan chức bị xử lý, Việt Nam đang khiến giới đầu tư quốc tế nghi ngờ sự ổn định chính trị.

Trong vài ngày có đồn đoán ông Võ Văn Thưởng sẽ bị miễn nhiệm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có biến động.

Cụ thể, Reuters đưa tin rằng các nhà đầu tư nước ngoài trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã bán đi khoảng 80 triệu USD tiền cổ phiếu trong hai ngày 18-19/3.

Việc ông Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm vào ngày 21/3 đã gây ra bất an trong giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2023, đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào GDP Việt Nam chiếm khoảng 22%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Cũng theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài rơi vào gần 258,8 tỷ USD và chiếm khoảng 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước tính đến tháng 12/2023.

Giới đầu tư nghi ngại

Sự ổn định chính trị từ lâu đã là ưu điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự bất định về chính trị mới nảy sinh gần đây có thể khiến các nhà đầu tư lo ngại, theo bài bình luận của tác giả Karishma Vaswani trên hãng tin Bloomberg.

Đó là những nhà đầu tư đã đổ xô tới Việt Nam theo sau cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi họ bị thu hút bởi lực lượng lao động lành nghề và giá rẻ của Việt Nam cũng như không bị chính phủ Mỹ soi xét về chính trị.

Bloomberg cho biết Việt Nam là bên hưởng lợi rất lớn từ cuộc chiến tranh thương mại này, với đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng đến 32% trong năm 2023, thu hút gần 36,61 tỷ đô la đầu tư.

Các công ty đang tìm cách phân tán rủi ro ra khỏi Trung Quốc đã thành lập các nhà máy và đổ vốn đầu tư vào Việt Nam. Xu hướng này cũng rất mạnh mẽ vào đầu năm 2024, với một lượng vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục đạt hơn 4,29 tỷ đô la Mỹ trong tháng 1 và tháng 2, tăng 39% so với năm trước.

Việt Nam là một ví dụ điển hình cho điều mà một quốc gia nên làm khi tìm cách thoát khỏi cảnh trì trệ của Trung Quốc và cho đến nay Việt Nam đã khá thành công. Tuy nhiên, nước này cần đảm bảo thể hiện một hình ảnh ổn định và mạnh mẽ đối với thế giới để tiếp tục thành công như hiện nay, theo bài bình luận trên Bloomberg.

“Ba ổn định” để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ Tài chính Việt Nam vào tháng 6/2018, lần lượt là “ổn định về chính trị – an ninh; ổn định chính sách thu hút đầu tư nước ngoài; ổn định trong chủ trương không ngừng đổi mới, cải cách”.

Tuy nhiên, việc liên tục miễn nhiệm hai chủ tịch nước – một trong bốn chức lãnh đạo cao nhất Việt Nam – chỉ trong hơn một năm gây ra sự bất an trong tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là chiến dịch chống tham nhũng, hay còn gọi là “đốt lò”, liên miên càng tạo nên một ấn tượng bất an rộng khắp.

“Một trong những điểm hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài là sự ổn định chính trị,” Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War (Mỹ), đánh giá.

“Với việc hai phó thủ tướng, hai chủ tịch nước và một thành viên bộ chính trị khác buộc phải từ chức trong 15 tháng qua, Việt Nam trông có vẻ bất ổn về mặt chính trị. Với tình trạng thiếu năng lượng, tham nhũng và không thực hiện được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, sự bất ổn chính trị gây tổn hại cho một quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài,” ông nhận định.

Báo The Guardian trích lời Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định rằng việc từ chức của hai chủ tịch nước trong vòng chưa đầy hai năm không phải là dấu hiệu tốt đối với một quốc gia thường tự hào về ổn định chính trị.

“Dù khu vực FDI đã phần nào được tách khỏi chiến dịch chống tham nhũng, nhưng sự bất ổn có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn cách chờ đợi và theo dõi thêm giữa bối cảnh chính trị khó lường của Việt Nam,” ông Giang nói.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Florian Feyerabend, trưởng đại diện tại Việt Nam của Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung), nhận định rằng diễn biến gần đây trên chính trường Việt Nam đặt ra câu hỏi về “khả năng dự đoán, độ tin cậy và hoạt động nội bộ của hệ thống” mà các quyết định đầu tư xoay quanh.

Thách thức cho chiến dịch ‘đốt lò’

Ông Nguyễn Phú Trọng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Chiến dịch “đốt lò” là một trong những điểm nhấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 13 năm làm tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã xem chiến dịch chống tham nhũng là trọng tâm của mình. Công cuộc “đốt lò” của ông đã khiến hai chủ tịch nước và hai phó thủ tướng mất chức trong thời gian gần đây. Nhiều người khác, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, đã bị kỷ luật, thậm chí đi tù.

Reuters cho biết các nhà đầu tư và ngoại giao quốc tế đã nhiều lần đổ lỗi cho chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Họ cho rằng chiến dịch này làm chậm lại các quyết định ở một đất nước vốn đang phải vật lộn với bộ máy quan liêu cồng kềnh.

Việc miễn nhiệm ông Võ Văn Thưởng nói riêng và chiến dịch “đốt lò” có thể đem lại những tác động không mong muốn, theo giới quan sát.

Một cố vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nói với Reuters rằng việc ông Thưởng bị bãi nhiệm sẽ khiến các quyết định về chính sách và hành chính bị chậm lại do các quan chức sợ bị liên lụy trong quá trình chống tham nhũng.

Theo The Guardian, nhiều quan chức khác cũng e dè trong việc đưa ra các quyết định quan trọng và cho rằng không làm gì thì tốt hơn là phê duyệt các dự án rồi mắc lỗi.

Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ còn nóng hơn nữa từ nay cho đến Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1/2026.(BBC)

 

Share.

Leave a Reply