CHUYỆN BÒ ĐÁI
LÃO MÓC
Xin thưa ngay để độc giả khỏi hiểu lầm là bài viết này viết về chuyện sinh lý của… con bò mà chuyện này viết về chuyện đấu tố ở huyện Bò Đái thời Cải Cách Ruộng Đất của “Bác” Hồ.
Bò Đái là một huyện có thể ở miền Bắc hay miền Trung của Việt Nam, Lão Móc cũng không nhớ rõ vì đây là một truyện ngắn của nhà văn “hồi chánh” Xuân Vũ. Truyện đọc đã lâu nên quên mất tên các nhân vật truyện; hoặc nếu có nhớ thì cũng chỉ lõm bõm. Quan trọng nhất là cái kết cuộc của câu chuyện.
*
Như các độc giả lớn tuổi đã biết cái gọi lại Cải Cách Ruộng Đất với những cuộc đấu tố mà các Đội Cải Cách do đảng Cộng Sản Việt Nam phát động trong thập niên 50 đã là nỗi kinh hoàng đối với người dân Việt Nam. Thảm cảnh con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố lẫn nhau, đồng chí tố đồng chí đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, tang tóc.
Chuyện khủng khiếp nhất mà mọi người đều biết là Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) đã tố mẹ cha của mình đến nỗi ca dao có câu:
“Hành Thiện có Bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.
Và nhà thơ Xuân Diệu đã gọi cha mẹ mình là “lũ quốc thù” trong các câu thơ:
“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”
Nguyễn Khắc Viện cũng đã tố chú của mình.
Nói chung là anh nào, chị nào cứ đem cha mẹ của mình ra mà đấu tố thì càng được Đảng tin tưởng và trọng dụng.
Xin ghi lại một chuyện đấu tố điển hình mà cố học giả Hoàng Văn Chí đã ghi trong quyển “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” như sau:
“Những người bị thiếu thuế không kể ít hay nhiều, đều bị bắt, điệu ra trước hội nghị và tra khảo không phải để biết tại sao không nộp được thuế, mà chỉ cần biết kẻ nào xui dục không nộp thuế. Chủ tịch cuộc họp không hỏi lơ mơ:
“Ai xui mầy không nộp thuế?” mà hỏi một cách rõ ràng: “Có phải thằng Ất xui mầy không nộp thuế, phải không? Nói mau!” và tức khắc đánh đập, kềm kẹp, tra tấn cho đến lúc nạn nhân chịu không nỗi, đuối sức, chỉ khẽ gật đầu.
Nếu không gật đầu, nạn nhân có thể bị tra tấn suốt đêm đến chết.”
Hình thức tra tấn thì vô cùng man rợ được ghi lại như sau:
“Nạn nhân bị treo hai chân, hoặc hai tay vào một sợi thừng sắt qua sà nhà.
Một lúc lại kéo lên, kéo xuống vừa đánh vừa hỏi, thỉnh thoảng buông rơi
“cái bịch” xuống đất.
Vì mấy hình thức tra tấn này được áp dụng trong toàn thể vùng Việt Minh Tác giả “Hoa Địa Ngục” đã “cực tả” cảnh đấu tố trong bài thơ “Được nghe
bà…” như sau:
“Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!:
Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con”.
Đó chuyện đấu tố trong sách “Từ Thực Dân Đến Cộng Sản” của cố học giả HoàngVăn Chí, trong thơ “Hoa Địa Ngục”. Giờ xin kể về chuyện đấu tố trong truyện ngắn của của nhà văn Xuân Vũ.
Ông nhà văn này khi chưa nhìn thấy thiên đường xã hội chủ nghĩa do “Bác
“Hồ vẽ ra cũng đã là một nhà thơ ca tụng “Bác” vào bậc thượng thừa với hai câu thơ:
“Mười năm dồn lại một ngày
Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ!”\
Tay bà mẹ của nhà văn chưa được cầm tay “Bác Hồ” thì ông nhà văn miền Sơn” để thấy những “Mạng Người Lá Rụng” (Chú thích: Những chữ trong ngoặc kép là tên của những tác phẩm của Xuân Vũ).
Nhà văn “hồi chánh” Xuân Vũ chết đi đã để lại một gia tài đồ sộ là những tác phẩm truyện ngắn, truyện dài tố cáo những thủ đoạn man rợ những việc làm tàn ác của đảng CSVN.
Bài viết này không phải là một bài viết về tác phẩm và sự nghiệp của nhà văn Xuân Vũ. Vả lại, người viết cũng không có khả năng này.
Bài viết này chỉ xin kể lại một chuyện đấu tố do nhà văn Xuân Vũ viết và in trong một tập truyện ngắn. Vì đọc truyện này đã lâu nên người viết không nhớ rõ tên các nhân vật khác mà chỉ nhớ rõ tên nhân vật chính là Tú Uyên. Xin thưa rõ không phải là Tú Uyên và nàng Giáng Kiều của truyện Bích Câu Kỳ Ngộ. Tác giả viết rất rõ là nhân vật này tên Uyên, vì có đi thi cử và tốt nghiệp bằng Tú Tài nên dân làng gọi là “Cậu Tú Uyên”, lâu dần, để cho tiện số sách, dân làng chỉ còn gọi là “Cậu Tú.”
“Cậu Tú” được hưởng gia tài do cha mẹ để lại, cậu cũng không ra tham chính mà chỉ lấy thú săn bắn làm vui. Trong nhà “cậu Tú” cũng có nuôi kẻ ăn, người ở; trong đó có mụ “Đào rộng miệng”.
“Cách mạng” nổi lên, “Bác” Hồ phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng
Đất, thằng nông dân “Tí to mồm”chồng mụ “Đào rộng miệng” được phong chức Đội Trưởng Đội Cải Cách.
Thế là “Cậu Tú” trở thành “thành phần phản động đến hồi tan xương!”
Cuộc đấu tố được nhà văn Xuân Vũ diễn tả rất là sôi nổi và hấp dẫn nhưng vì đọc đã lâu không nhớ rõ nên Lão Móc chỉ xin kể lại đôi điều, nhất là cái kết cuộc của cuộc đấu tố.
Sau khi một vài nhân vật lên “đấu” lẻ tẻ cho có “đấu”, nhân vật “nòng cốt” là mụ Đào rộng miệng, vốn là con ở của “Cậu Tú Uyên” lên đấu tố… chủ.
Mụ này được chồng là “Đội trưởng Cải Cách” “Tý to mồm” chỉ bảo nên mụ lên “đấu” hết biết.
Mụ cất giọng the thé mắng thằng địa chủ bóc lột xương máu của tá điền. Kế mụ cực tả chuyện mụ bi thằng “Cậu Tú” hiếp. Mụ kể như thiệt:
“Đồng bào biết không: thằng địa chủ khốn nạn này nó cực kỳ dâm đảng.
Tướng tá coi bộ hiền lành như vậy nhưng mà nó dâm dục hết biết. Ngày nào sáng mắt ra nó bắt đầu hiếp tui từ ở phòng khách. Hiếp xong, nó lại lôi tui vô phòng ngủ hiếp tiếp. Chưa hết, sau đó nó lại lôi tui xuống nhà bếp!…”
Thằng Đội trưởng Tí, chồng con Đào, nghe mụ vợ diễn tả mà muốn điên tiết lên. “Quái! Sao từ trước tới giờ con mẹ này nó không cho mình biết?” Hắn muốn bỏ bàn chủ tọa, xuống tát cho con vợ dâm dục một phát; nhưng chưa kịp làm thì con mụ Đào lại tiếp tục tru tréo tố tiếp:
“Đội Cải Cách và đồng bào biết không: Thằng heo nọc này nó bệnh họạn lắm. Nó khoái đi săn. Nó chở tui theo. Vào rừng, đợi lúc vắng vẻ, không có ai là nó hiếp tui ngay trên lưng ngựa. Kế lại lôi xuống đất… hiếp nữa. Sau đó lại lôi vào bụi rậm…hiếp tiếp.”
Mụ Đào chưa nói hết câu thì Đội Trưởng Đội Cải Cách Tí, chồng của mụ đã xáng cho mụ một bạt tai:
“Con đĩ ngựa. Tại sao hồi đó tới giờ mày không nói cho tao biết mấy cái vụ này? Đúng là mày cũng là một con đàn bà dâm dục.”
Cả đấu trường ồn ào lên. Mụ Đào rống lên :
“Thằng Đội trưởng Tí khốn nạn. Mày bảo tao phải bịa ra mà khai cho hấp dẫn, cho có tình tiết để mày kết tội người ta. Sao bây giờ mày lại đánh tao? Thằng chó đẻ! Quân trâu sanh, mọi rợ!”
Cả đấu trường như ong vỡ tổ. Đội Trưởng Tí trở lại bàn chủ toạ gõ búa cồm cộp kết án:
“Tên phản động Tú Uyên bị tử hình!”
Cả đấu trường im ắng!
Đất nước “Bác Hồ” rất tự do, dân chủ “gấp ngàn lần” các nước tự do dân chủ trên thế giới, nên “bị can” Tú Uyên trước khi lãnh án tử hình được quyền biện hộ cho chính mình.
Trước hết, bị can Tú Uyên cám ơn Đội Cải Cách đã cho mình nói lời biện hộ. Kế, bị can im lặng, nhìn quanh đấu trường, nhìn vào Đội Trưởng Đội Cải Cách Tí, nhìn vào mụ Đào, kẻ vừa đấu tố mình là kẻ… đại dâm dục. Vẫn tiếp tục im lặng, bị can cởi dây thắt lưng, chiếc quần tụt xuống mắt cá chân. Cả đấu trường ồn ào còn hơn cả một cái chợ. Có người hét to lên: “Bị can không có cu! Bị can không có cu!…”
Thì ra “bị can Tú Uyên” không có “cái bộ phận” mà mụ Đào vừa tố cáo là đã dùng cái “dụng cụ” này hiếp mụ xối xả từ trong nhà ra tới ngoài rừng! Tới đây là chấm dứt chuyện Bò Đái của nhà văn Xuân Vũ!
*
Ít ai ngờ “chuyện Bò Đái” lại tái diễn ngay trên toàn thế giới ảo (tức trên các diễn đàn điện tử) ngay vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Nạn nhân là Lão Móc. Bọn “Cải cách Ruộng đất tân thời” với những “thằng Tý to mồm”, “Con Đào rộng miệng” chúng nó giở trò đấu tố theo cái kiểu “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết!”. Chúng nó bịa điều, đặt chuyện để… đấu tố Lão Móc.
Cũng như nạn nhân “câu Tú” của thời Cải Cách Ruộng Đất thập niên 50, Lão Móc đành phải tự biện hộ – như nạn nhân “cậu Tú” đã tự biện hộ bằng cách… tụt quần!
Bàng dân thiên hạ được một dịp ôm bụng mà cười trước những cái mồm to và những cái miệng rộng của những thằng Tí, con Đào thời đại cùng ngậm lại như những cái miệng hến.
Đặc biệt, có “thằng Tí to mồm” bị bệnh tâm thần phân liệt chui vào đũng quần “con Đào tửng tửng” chõ mõm ra mà “lý luận” rất ư tâm thần: “Không có “Bác Hồ” cũng hiếp dâm được.” Cả làng lưới được một trận cười chết bỏ! Tới đây là chấm dứt chuyện Bò Đái tân thời vào những thập niên đầu thế kỷ 21!
LÃO MÓC
Leave a Reply