Biển Thước (401 – 310 TCN), Hoa Đà (145 – 208), Tôn Tư Mạc (550 – 691), Lý Thời Trân (1518 – 1593) được công nhận là Tứ đại danh y nổi tiếng trong lịch sử nền y học Trung Hoa.
Trong số đó, thần y Biển Thước và Hoa Đà được xem là những người tiên phong trên thế giới áp dụng phương pháp gây mê trong y học cổ truyền.
Ngay từ thời Chiến Quốc, ở phần chương Thang Vấn cuốn “Liệt Tử” đã ghi lại câu chuyện Biển Thước dùng thuốc gây mê là “rượu độc” để thực hiện ca phẫu thuật “cắt lồng ngực và thăm dò tim” cho bệnh nhân.
Tuy nhiên phải đến thời của thần y Hoa Đà nhà Hán, phương pháp gây mê mang tên Ma Phí Tán của ông mới gây chấn động thế giới y thuật cổ đại.
Tương truyền, con trai của Hoa Đà sớm qua đời vì vô tình ăn phải hoa cà độc dược. Để tưởng nhớ con trai mình, Hoa Đà đã đặt tên cho đơn thuốc gây mê trộn với hoa cà độc dược là Ma Phí Tán.
Ghi chép sớm nhất về Ma Phí Tán được tìm thấy trong cuốn “Tam quốc: Tiểu sử Hoa Đà” của Trần Thọ (233 – 297), một nhà sử học thời Tây Tấn. Cuốn sách viết rằng, Hoa Đà dùng phương pháp châm cứu và y học cổ truyền để điều trị bệnh. Khi phẫu thuật, ông yêu cầu người bệnh uống Ma Phí Tán nhằm gây mê cho người bệnh rồi thực hiện phẫu thuật và khâu vết thương.
“Hậu Hán thư: Phương Thục tiểu sử” của nhà sử học thời nhà Tống Phạm Diệp (398—445) cũng ghi chép về loại bột có tác dụng gây mê của Hoa Đà. Sau khi gây mê bằng Ma Phí Tán và phẫu thuật cho người bệnh, bệnh tình sẽ đỡ trong 4 ngày và khỏi hẳn trong một tháng.
Nhờ phương pháp gây mê có trước phương Tây đến 1600 năm của Hoa Đà, Trung Quốc thường tôn tụng vị danh ý này là “Bậc thầy phẫu thuật” và là một trong những ông tổ của Đông Y.
Tài năng của Hoa Đà khiến nhiều chuyên gia y tế trên khắp thế giới rất ngưỡng mộ ông. Nhiều người cho rằng Hoa Đà là người phát minh ra phương pháp gây mê nổi tiếng trong lịch sử cách đây hơn 1800 năm, tuy nhiên một “chiếc bình vỡ” được các chuyên gia khảo cổ Iraq khai quật vào những năm 1930 đã làm thay đổi quan điểm của nhiều người.
Bí mật bên trong chiếc bình gốm ở Baghdad
Mùa hè năm 1938, bên ngoài ngôi làng Gagatrabua ở Khujut Rabu, ngoại ô Baghdad, thủ đô Iraq, một nhóm công nhân đang xây dựng một dự án đường sắt thì bất ngờ đào được một phiến đá xanh khổng lồ.
Điều này khiến tất cả công nhân tò mò và vội vã chạy lại gần để xem xét kỹ hơn. Họ phát hiện trên đó có rất nhiều chữ nên những người công nhân nhận ra rất có thể bên dưới có một ngôi mộ cổ.
Đúng như dự đoán, khi các công nhân dỡ bỏ những phiến đá xanh, họ phát hiện ra một ngôi mộ khổng lồ bên dưới. Người phụ trách dự án đã ngay lập tức báo cáo tình hình cho cơ quan di tích văn hóa địa phương.
Sau khi các chuyên gia khảo cổ biết tin, họ lập tức tới hiện trường và tiến hành khảo sát chuyên sâu về ngôi mộ.
Trong ngôi mộ, các chuyên gia phát hiện ra một chiếc quan tài. Nghiên cứu sau đó cho thấy quan tài này đã hơn 2.000 năm tuổi.
Khi các chuyên gia khảo cổ mở quan tài ra, nhà khảo cổ người Đức Wilhelm König là người đầu tiên có một phát hiện lớn: Bên trong chiếc bình vỡ có một chiếc bình kỳ lạ, bên cạnh chiếc bình có một số dây kim loại và ống kim loại.
Các chuyên gia ngay lập tức nghiên cứu các di tích văn hóa được khai quật và đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên.
Hóa ra chiếc bình gốm cao 14 cm, miệng được bịt kín bằng nhựa đường, bên trong có ống đồng, thanh sắt và dây đồng này hóa ra là những dòng điện cổ xưa, chỉ cần đổ một ít nước axit hoặc kiềm (đóng vai trò là dung dịch điện phân) vào lọ thì dòng điện lớn hơn một volt có thể phát ra.
Chuyên gia gọi chiếc bình này là Pin Baghdad (hoặc pin Wilhelm König, đặt theo tên người đã phát hiện ra pin này, ông là Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Iraq khi đó). Tuy nhiên, ngay cả khi một số chuyên gia gọi nó là pin thì nguồn gốc và mục đích thực sự của nó vẫn chưa rõ ràng.
Nhiều cách sử dụng khác nhau đã được đề xuất cho Pin Baghdad. Một số nền văn minh từ lâu đã sử dụng các dạng điện trong y học. Ví dụ, người Hy Lạp cổ đại phát hiện ra rằng đặt cá điện lên chân có thể giúp giảm đau.
Lý thuyết này được củng cố khi các chuyên gia Iraq tìm ra người sử dụng Pin Baghdad này là một bác sĩ người Babylon thời Đế quốc Parthia (247 TCN – 224 CN) nhằm gây mê.
Do công nghệ gây mê lúc bấy giờ vẫn còn rất lạc hậu nên rất có thể vị bác sĩ này có thể thay thế bằng Pin Baghdad để gây tê cục bộ.
Sau khi phát hiện khảo cổ học này được công bố, nó ngay lập tức gây chấn động toàn thế giới. Mặc dù cho đến ngày nay, Pin Baghdad vẫn chưa được cộng đồng khảo cổ thế giới chính thức công nhận rộng rãi là phương pháp gây mê lâu đời nhất lịch sử.
Vì vậy, một khi Pin Baghdad được xác nhận dùng để gây mê y tế, lịch sử Đông Y của Trung Quốc có thể sẽ được viết lại.(SOHA NEWS)
Tham khảo: Sohu, The Paper, Discoveryuk
Leave a Reply