Saturday, November 23 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Ngày 16/09/2024, chỉ một ngày sau thông báo rút tàu BRP Teresa Magbanua khỏi bãi Sa Bin, Biển Đông, Lực lượng Tuần duyên Philippines khẳng định « chỉ tái bối trí con tàu » và sẽ tiếp tục « hiện diện » trong khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

In this photo provided by the Philippine Coast Guard, the Philippine coast guard vessel BRP Teresa Magbanua prepares to dock at Puerto Princesa, Palawan province, Philippines on Sunday Sept. 15, 2024
Ảnh do Tuần duyên Philippines cung cấp: Tàu BRP Teresa Magbanua chuẩn bị cập bến Puerto Princesa, tỉnh Palawan, Philippines ngày 15/09/2024. AP
Quảng cáo

Theo AFP, trong buổi họp báo, khi báo chí so sánh tình hình tại bãi Sa Bin với bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát năm 2012 sau nhiều tháng đối đầu người phát ngôn Lực lượng Tuần duyên Jay Tariela nhấn mạnh « Chúng tôi không thất bại ». Ông cũng khẳng định Manila « không từ bỏ gì » vì « bãi Escoda (tên Philippines gọi bãi Sa Bin) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế » của Philippines, cách đảo Palawan khoảng 140 km.

Vẫn theo ông Jay Tariela, dù tàu BRP Teresa Magbanua trở về cảng neo đậu nhưng « chúng tôi có những tàu tuần duyên khác, mà vào lúc chúng ta đang nói có thể đang đến hoặc đã tới bãi cạn Escoda ». Ông không nêu chi tiết vì lý do an ninh nhưng khẳng định « Lực lượng Tuần duyên sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng Trung Quốc không thể chiếm đóng và thậm chí đòi lại bãi cạn Escoda (Sa Bin) ».

Ngày 15/09, Hội đồng Hàng hải Quốc gia Philippines ra thông cáo cho biết « tàu BRP Teresa Magbanua đã hoàn thành nhiệm vụ hoa tiêu và trở về cảng neo đậu » sau hơn 5 tháng thả neo ở bãi Sa Bin và nhiều lần va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc đến xua đuổi. Tháng 08, đội tàu Trung Quốc đã cản trở hoạt động tiếp tế cho tàu Teresa Magbanua khiến lực lượng đồn trú trên tàu bị thiếu lương thực.

Ngay sau khi tàu của Philippines rời bãi cạn Sa Bin, Bắc Kinh đã tái khẳng định « chủ quyền không thể chối cãi » đối với khu vực. Theo một số chuyên gia được trang Global Times của đảng Cộng sản Trung Quốc trích dẫn, sự việc này « cho thấy Trung Quốc đã quản lý đúng tình hình, nhưng cần cảnh giác trước những hành động khiêu khích trong tương lai ».

Tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng là một trong những chủ đề thảo luận giữa phái đoàn quân sự Mỹ với Trung Quốc tại Bắc Kinh, sau khi tham dự Diễn đàn Hương Sơn. Dù cuộc họp song phương kết thúc hôm 15/09 không mang lại giải pháp cụ thể, nhưng theo trang VOA, phía Mỹ tiếp tục gây sức ép để tránh xảy ra xung đột ở Biển Đông, cũng như ở Đài Loan.(RFI)

 

Share.

Leave a Reply