Wednesday, January 1 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Ba mươi ba tổ chức phi chính phủ quốc gia, khu vực và quốc tế đã gửi thư chung cho tân Thủ tướng Thái Lan, bà Paetongtarn Shinawatra, hôm 18/10, yêu cầu chính phủ của bà bảo vệ Y Quỳnh Bđăp – một người tị nạn được Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHCR) công nhận – và không được dẫn độ ông về Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào.

Nếu bị dẫn độ về Việt Nam, ông Y Quynh Bđăp ông sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn và có khả năng bị đối xử khắc nghiệt, bao gồm cả tra tấn, trong thời gian bị giam giữ, theo nội dung thư.

Bức thư được gửi đi sau khi chính phủ Việt Nam, hôm 17/10, xác nhận với báo giới rằng ông Y Quynh Bđăp sẽ bị dẫn độ từ Thái Lan về Việt Nam.

Bức thư nói gì?

Bức thư gửi tân Thủ tướng Thái Lan, bà Paetongtarn Shinawatra, viết rằng “là một thành viên mới được bầu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chính phủ Thái Lan nên thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn cho người tị nạn, và không dẫn độ họ về nước để đối mặt với sự đàn áp.”

Vào ngày 30/9, Tòa án Hình sự Thái Lan đã phán quyết rằng chính phủ Thái Lan có thể buộc Y Quỳnh Bđăp trở về Việt Nam nếu chính quyền Thái Lan cho rằng điều đó là phù hợp, bất chấp các điều khoản của Đạo luật Phòng Chống tra tấn và Mất tích cưỡng bức của nước này cấm đưa một người trở về một quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với tra tấn hoặc bị mất tích cưỡng bức.

Các luật sư người Thái của ông Y Quynh Bđăp cho biết ông có ý định kháng cáo.

Ông Y Quynh Bđăp, tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018, đã bị tòa án ở Việt Nam xét xử vắng mặt và kết án 10 năm tù giam với tội danh “khủng bố”.

“Thủ tướng Paetongtarn nên thừa nhận rằng việc được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đi kèm với trách nhiệm nghiêm túc trong việc thực hiện các chính sách và hành động tôn trọng nhân quyền,” bà Prakaidao Phurksakasemsuk, Phó giám đốc điều hành tại Quỹ Giao lưu Văn hóa (CrCF) cho biết.

“Những gì xảy ra với Y Quynh Bđăp là một phép thử cho cam kết đó của Thái Lan, và thủ tướng nên làm điều đúng đắn, và ra lệnh cho phép ông ấy được tái định cư an toàn cùng gia đình đến một quốc gia thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ.”

Mặc dù thực tế là Thái Lan chưa phê chuẩn Công ước về Người tị nạn của Liên Hợp Quốc năm 1951 hoặc Nghị định thư năm 1967, nhưng chính phủ Thái vẫn bị ràng buộc bởi luật nhân quyền quốc tế, theo đó nước này không được đưa người tị nạn mà UNHCR đã công nhận trở lại nơi họ sẽ phải đối mặt với sự đàn áp.

Logo của 33 tổ chức gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Thái Lan yêu cầu không dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Logo của 33 tổ chức gửi thư ngỏ tới Thủ tướng Thái Lan yêu cầu không dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam

Y Quynh Bđăp là người đồng sáng lập Tổ chức Người Thượng Vì Công lý (MSFJ), một tổ chức đấu tranh ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, nhân quyền của người Thượng.

Theo hồ sơ của các tổ chức nhân quyền quốc tế, ông Bđăp đã tiến hành đào tạo cho người Thượng tại Việt Nam về các quyền của họ theo luật nhân quyền quốc tế, cũng như luật pháp và hiến pháp Việt Nam, và cách họ có thể điều tra và ghi lại các hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm cả đàn áp tôn giáo.

Những hoạt động cộng đồng đó khiến ông trở thành mục tiêu của chính phủ Việt Nam, và để thoát khỏi sự giám sát thù địch, quấy rối và khả năng bị bắt giữ, ông Bđăp đã chạy sang Thái Lan vào năm 2018, theo các tổ chức nhân quyền.

Ông đã nộp đơn và được UNHCR cấp quy chế tị nạn. Hiện tại, ông đang chờ tái định cư với tư cách là người tị nạn ở một quốc gia thứ ba.

“Quy chế tị nạn của UNHCR có nghĩa là Thái Lan phải bảo vệ, không phải truy tố, người có quy chế này. Trong mọi trường hợp, chính phủ Thái Lan không nên đưa Y Quỳnh Bđăp trở lại Việt Nam, nơi ông có thể bị ngược đãi và tra tấn trong thời gian dài bị giam giữ tại nhà tù Gia Trung khét tiếng ở Tây Nguyên của đất nước này,” bà Krittaporn Semsantad, Giám đốc Chương trình tại Peace Rights Foundation (PRF) cho biết.

“Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn có thẩm quyền ra lệnh cho các cơ quan chính phủ có liên quan không dẫn độ Y Quynh Bđăp vì tình trạng tị nạn của ông và nguyên tắc không trục xuất, và bà ấy nên làm như vậy ngay lập tức”.

Trong khi chờ kháng cáo, Y Quynh Bđăp vẫn bị giam giữ vô thời hạn tại Bangkok, xa vợ và con nhỏ, lần lượt 11, 7 và 4 tuổi.

Bức thư của 33 tổ chức chính phủ chỉ ra rằng việc chia cắt gia đình như vậy trong hoàn cảnh tuyệt vọng, có thể bị buộc phải trở về Việt Nam, chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ gia đình ông, đặc biệt là trẻ em.

Vì lý do này, chính quyền Thái Lan nên cho phép Y Quynh Bdap được tại ngoại và đoàn tụ với gia đình trong khi vụ án của ông vẫn đang được tiến hành.

“Y Quynh Bđăp nên được tại ngoại lập tức vì lý do nhân đạo, và được phép đoàn tụ với gia đình trong khi vụ kiện vẫn tiếp diễn.”

“Hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để giam giữ một người cha tị nạn, xa cách con cái của ông ấy, và khiến ông ấy phải tiếp tục chịu đau khổ dựa trên những lời buộc tội giả mạo và những tuyên bố có động cơ chính trị do chính quyền độc tài Việt Nam gây ra,” ông Phil Robertson, Giám đốc của Asia Human Rights and Labour Advocates (AHRLA) cho biết trong bức thư ngỏ.

Chính quyền Việt Nam nói gì?

Y Quynh Bdap

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/10 xác nhận ông Y Quynh Bđăp sẽ bị dẫn độ từ Thái Lan về Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam là phù hợp, “nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật”.

Theo bà Phạm Thu Hằng, ông Y Quynh Bđăp là “đối tượng đã trực tiếp tuyển mộ, kích động và chỉ đạo vụ tấn công tại Đắk Lắk, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Chính phủ Thái Lan thừa nhận việc bắt giữ ông Bđăp hôm 11/6/2024 là theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.

Mặc dù Thái Lan và Việt Nam không có hiệp ước dẫn độ chung, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn yêu cầu Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp.

Bộ Công an Việt Nam từng nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk này là “đặc biệt nghiêm trọng”, xếp vào dạng “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Bộ này cũng nói rằng “vụ tấn công có sự chỉ đạo và tiếp tay của các thế lực thù địch từ nước ngoài”, trong đó, nhóm “Lính Đêga” thực hiện vụ khủng bố.

Theo Bộ Công an Việt Nam, nhóm “Lính Đêga” móc nối với tổ chức Người Thượng vì Công lý để “tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, huấn luyện, tài trợ tiền và chỉ đạo chuẩn bị hoạt động tấn công khủng bố nhằm thành lập ‘nhà nước riêng’ ở Tây Nguyên.”

Bộ Công an xác định Y Quynh Bđăp là “một trong những đối tượng đứng đầu tổ chức này”.

Trong khi đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hồi tháng 6/2024 đã phát đi thông cáo cho hay họ không có thông tin về khả năng Y Quynh Bđăp có liên quan đến vụ nổ súng nói trên, “nhưng đặc biệt quan ngại về sự an toàn của ông và việc ông bị xét xử không công bằng ở Việt Nam”.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với BBC TIếng Việt, ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động châu Á (AHRLA), nói rằng Việt Nam đã gây sức ép lớn lên Thái Lan trong vụ việc này.

Ông cũng nói rằng Việt Nam đã không đưa ra được bằng chứng nào về việc ông Y Quynh Bđăp có tham gia hay lãnh đạo vụ nổ súng ở Đắk Lắk.

Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của ông Y Quynh Bđăp, nói với BBC News Tiếng Việt rằng nếu ông Y Quynh Bđăp – người tị nạn được UNHCR công nhận – bị trục xuất về Việt Nam, thì Thái Lan sẽ vi phạm rất nhiều luật, cả luật pháp Thái Lan như Luật Chống tra tấn, lẫn luật pháp quốc tế, như Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tra tấn, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, quyền tự do tôn giáo.(BBC)

Share.

Leave a Reply