Sunday, November 24 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Hôm qua, 31/10/2024, trong buổi họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, và yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho tất cả các ngư dân cùng tàu cá bị « giam giữ bất hợp pháp ».

Ảnh minh họa chụp ngày 27/03/2016: Các ngư dân Việt Nam vá lưới trên chiếc tàu neo đậu tại cảng Thọ Quang sau chuyến đánh bắt cá ở Biển Đông. AP – Hau Dinh
Theo trang mạng của chính phủ Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin 10 ngư dân Việt Nam bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ ở vùng biển đảo Hải Nam, phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh: « Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận, điều này đã được chúng tôi nhắc lại và khẳng định nhiều lần ».

Về các ngư dân bị bắt giữ, ông Đoàn Khắc Việt không nêu chi tiết, nhưng cho biết : «Quan điểm lập trường của Việt Nam rất rõ ràng nhất quán. Mọi trường hợp bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, chúng tôi đều hết sức quan tâm, liên tục trao đổi và phản đối các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Thông tin các vụ việc liên quan đều được báo chí trong nước và quốc tế đăng tải đầy đủ ».

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và “không để tái diễn các hành động quấy nhiễu, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”

Hôm 29/09, khoảng 40 nhân viên tàu công vụ Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam hoạt động gần đảo Chim Én, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa. Mười thủy thủ đã bị đánh đập, trong đó có hai người bị thương nặng, 4 tấn cá đánh bắt được bị tịch thu, trang thiết bị trên tàu bị đập phá.

Cũng trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại trước việc Trung Quốc chuẩn bị triển khai hệ thống radar tại đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, và phản đối mọi hành động “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam” đối với quần đảo này.

Đảo Tri Tôn cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 320 km về phía nam, và cách bờ biển Việt Nam khoảng 250 km. Theo chuyên gia Michael Dahm, Viện Mitchell chuyên về Hàng không vũ trụ, thuộc Đại học Victoria (Úc), hệ thống radar chống các mục tiêu tàng hình trên đảo Tri Tôn, kết hợp với hai cơ sở khác tại đảo Hải Nam và đá Subi, làm gia tăng đáng kể khả năng phát hiện phương tiện của đối phương và khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc tại Biển Đông(RFI).

Share.

Leave a Reply