Tuesday, November 26 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

21:46 06.11.2024 

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (đứng giữa) cùng lực lượng tìm kiếm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2024
Hiện phi công Nguyễn Hồng Quân đã được tìm thấy. Quân đội cũng nhận được thông tin từ điện thoại di động của phi công thứ hai là Đại tá Nguyễn Văn Sơn.
Lực lượng tinh nhuệ của Sư đoàn 2, quân khu 5 đã được cơ động từ tỉnh Gia Lai tới khu nhà xưởng tại thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để tìm kiếm phi công vụ rơi máy bay.

Đã liên lạc được với 2 phi công Yak-130 gặp nạn

Liên quan vụ tiêm kích đa nhiệm Yak-130 của Việt Nam gặp nạn ngày 6/11, đến chiều tối nay, Bộ Quốc phòng cho biết, hiện đã liên lạc được cả 2 phi công.
Vào khoảng 18 giờ 45 phút ngày 6/11, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tiếp tục nhận được thông tin từ điện thoại di động của Đại tá Phi công Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 – người thứ hai trên máy bay quân sự gặp nạn.
Trước đó, như Sputnik thông tin, vào khoảng 16 giờ 30 phút chiều nay, Thượng tá Phi công Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay (một trong hai phi công trên máy bay gặp tai nạn) đã liên lạc bằng điện thoại di động về đơn vị báo cáo là đang ở trên đỉnh núi cao (chưa rõ vị trí cụ thể do sóng di động chập chờn), sức khỏe bình thường.
Như vậy, cả hai phi công đều còn sống sau vụ rơi tiêm kích huấn luyện. Hiện các báo cáo kỹ thuật liên quan sự cố chưa được công bố, các lực lượng được huy động tiếp cận vị trí đáp dù của các phi công.

Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2024

Tin mới nhất về 2 phi công nhảy dù vụ rơi Yak-130 rơi ở Bình Định

Nỗ lực đưa 2 phi công ra ngoài càng sớm càng tốt

Đến 20h20 tối, Đại tá Trần Thanh Hải, Phó tham mưu trưởng Quân khu 5 – cho biết lực lượng chức năng đã tiếp cận được thượng tá Nguyễn Hồng Quân ở khu vực đồi núi hiểm trở, mưa lớn.
Theo báo VnExpress, vị trí thượng tá Nguyễn Hồng Quân ở là trên núi cao, ở khu vực Hầm Hô, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.
Thượng tá Quân sức khỏe tốt. Không bị thương. Lực lượng chức năng đang đưa phi công ra khỏi rừng.
Lực lượng tìm kiếm cũng cho hay, do nhảy dù xuống nơi vực sâu, thượng tá Nguyễn Hồng Quân đã mất khá nhiều thời gian leo lên mới có sóng điện thoại gọi về đơn vị.
Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định chia sẻ, sau khi thượng tá Quân gọi điện về, lực lượng cứu nạn lần theo vị trí nhưng không liên hệ được.
Sau đó, phía Viettel gửi một vị trí của thượng tá Quân để lực lượng quân đội ở hiện trường phong tỏa các vị trí tìm xung quanh khu vực tìm kiếm.
Vào tối nay, những chiếc xe tải chở quân của Sư đoàn 2, Quân khu 5, từ tỉnh Gia Lai vừa cơ động tới khu nhà xưởng tại thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để tìm kiếm phi công vụ rơi máy bay, nỗ lực đưa ra ngoài càng sớm càng tốt.
Từ buổi trưa, hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc Quân khu 5 cùng lực lượng tại chỗ đã hành quân vào rừng tìm hai phi công trong vụ rơi máy bay Yak-130.
Thông tin từ hiện trường, Thượng tá Hoàng Trung Dũng, Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 2 xác nhận với báo Tuổi Trẻ về việc tăng cường lực lượng tìm kiếm trên hai hướng với gần 200 cán bộ, chiến sĩ, trinh sát tinh nhuệ.

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2024

Tiêm kích Su-30MKI rơi ở Ấn Độ
Đội tìm kiếm mang theo lương khô, nước uống và dụng cụ cứu hộ với dự định triển khai tìm kiếm xuyên đêm.

“Khi tiếp cận khu vực và triển khai đi tìm, các đồng chí cần xác định đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Tính mạng, sức khỏe các phi công, đồng đội đang gặp nguy hiểm khi đang nằm trong rừng, có thể đang đói rét. Chúng ta là lực lượng tinh nhuệ của sư đoàn, các đồng chí phải tìm cho bằng được các phi công dù phải xuyên đêm. Quan trọng khi tìm kiếm phải tuyệt đối đảm bảo an toàn”, Thượng tá Hoàng Trung Dũng quán triệt.

Trung tướng Trịnh Đình Thạch – chính ủy Quân khu 5 nhấn mạnh, hiện Sư đoàn 2 đang tổ chức 15 tổ tìm kiếm. Ngoài ra còn có 60 chiến sĩ của trường bắn và Lữ đoàn phòng không 573, lực lượng cơ động của Quân khu 5. Cùng với đó là các lực lượng hỗ trợ của tỉnh Bình Định và huyện Tây Sơn.

Vụ Yak-130 gặp nạn

Như Sputnik dẫn thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, sáng 6/11, Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210 D), bay bài 208, bay đường dài – không vực – xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp.

Máy bay Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2024

Rơi máy bay quân sự Yak-130 ở Bình Định: Bộ Quốc phòng Việt Nam thông tin chính thức
Chuyến bay do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau. Đây là chuyến bay đợt 3, là chuyến thứ 2 của phi công buồng trước trong ban bay trong ngày.
Máy bay cất cánh lúc 09 giờ 55 phút, đến 10 giờ 38 phút, khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.

“Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10 giờ 51 phút tại khu vực Trường bắn TB2, Tây Sơn, Bình Định”, thông cáo của Bộ Quốc phòng thể hiện.

Quân chủng Phòng không – Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng của Quân khu 5 và các địa phương khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện tìm kiếm cấp cứu mặt đất và trên không.(SpuniKVietnam)
Share.

Leave a Reply