Friday, May 3 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Nhân ngày Giỗ Vua Bà Trưng Nữ Vương, xin gửi tới quý vị bài viết phục hồi sự thật lịch sử trích trong Lược Sử Việt Nam II. Việt Nam Cộng Hòa đã chọn Ngày Giỗ Hai Bà Trưng là ngày Phụ Nữ Việt Nam hết sức ý nghĩa chứ không phải là ngày 8-3 mà một vài nước CS đề cao, cho phụ nữ ăn bánh vẽ để quên đi khốn khó nhọc nhằn dưới sự thống trị khắc nghiệt bạo tàn của chế độ Cộng sản bạo tàn, bất nhân Hại dân Bán nước.

1. HÁN TỘC THỐNG TRỊ LẦN THỨ NHẤT 111 TDL.

    Hán sử chép là năm 111 TDL, sau khi chiếm được Nam Vit rồi thì Lộ Bác Đức phải nhờ “Việt Quế Lâm Giám Cư Ông dỗ Âu Lạc thuộc Hán”. Sở dĩ Hán Vũ Đế không dám tiến quân xuống Âu Lạc vì lời khuyên của Lưu An nhắc lại kinh nghiệm thất bại năm xưa của Tần. Lộ Bác Đức phải đóng quân ở Hợp Phố không dám tiến xuống phương Nam, chờ 2 viên Điển Sứ của Triệu Đà dâng nộp ấn tín sổ sách và một ngàn vò rượu rồi giao cho 2 viên Điển Sứ tiếp tục cai trị như xưa. Như vậy, Âu Lạc vẫn hoàn toàn tự trị mặc dù trên giấy tờ, Hán triều đổi tên nước Nam Việt là Giao Chỉ Bộ và chia ra làm 9 quận gồm:

1. Nam Hải (Quảng Đông).

2. Thương Ngô (Quảng Tây).

3. Uất Lâm (Quảng Tây)

4. Hợp Phố (Quảng Châu).

5. Giao Chỉ (Bắc Việt Nam)

6. Cửu Chân (Vân Nam xuống Thanh Hóa)

7. Nhật Nam (Nghệ An ).

8. Châu Nhai (Đảo Hải Nam).

9. Đam Nhĩ (Nay là Đam Châu thuộc đảo Hải Nam)

    Trên thực tế, Hán triều vẫn không kiểm soát được lãnh thổ Nam Việt chứ đừng nói tới Âu Lạc. Sau khi Thạch Đái chết, Hán Chiêu Đế cử Chu Chương làm thứ sử Giao Châu. Cuối đời Tây Hán, tình hình trung nguyên xáo trộn. Vương Mãng, ngoại thích Hán triều nổi lên lật đổ triều Tây Hán lập ra triều đại Tân Mãng (9-23). Năm 23, phong trào Lục Lâm nổi lên đánh chiếm kinh đô, giết Vương Mãng. Lưu Tú lên ngôi xưng là Quang Vũ rồi dời đô về Lạc Dương nên sử Trung Quốc gọi là triều Đông Hán.

     Trong thời gian từ khi Chu Chương làm Thứ Sử Giao Châu đến thời Đông Hán, sử sách Trung Quốc không nhắc gì đến Giao Chỉ cả. Thực tế lịch sử này chứng tỏ thời kỳ này Giao Chỉ vẫn tự trị không bị Hán thuộc. Thời Vương Mãng lật triều Tây Hán để lập triều đại Tân từ năm 9 đến 23, nhân lúc Hán triều suy yếu nhân dân Hoa Nam đã giành lại quyền tự chủ. Hán sử chỉ chép vỏn vẹn là quan châu mục Giao Chỉ là Đặng Nhượng và các quận đều đóng bờ cõi tự phòng trị một thời gian.

    Năm 25, Lưu Tú lên ngôi lấy hiệu là Hán Quang Vũ, năm sau Hán triều cử Sầm Bành xuống đánh Kinh Châu. Sầm Bành viết thư cho Đặng Nhượng mãi tới năm 29 thì Giao Chỉ Mục mới cử Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và Thái Thú các quận là nhóm Đỗ Mục mới sai sứ sang cống, tất cả đều được phong làm Liệt Hầu.  Sách “Hậu Hán Thư” chép:

“Xưa Sầm Bành cùng Giao Chỉ Mục Đặng Nhương quen biết thân thiện nên viết thư cho Nhượng trình bày uy đức quốc gia, rồi lại sai Thiên tướng quân Khuất Sung gửi hịch đến Giang Nam ban hành chiếu mạng. Do thế, Nhượng cùng Thái Thú Giang Hạ là Hầu Đăng, Thái Thú Vũ Lăng là Vương Đường, Tướng Trường Sa là Hàng Phúc, Thái Thú Quế Dương là Trương Long, Thái Thú Linh Lăng là Điền Hấp, Thái Thú Thương Ngô Đỗ Mục, Thái Thú Giao Chỉ Tích Quang cùng nhau sai sứ sang cống. Tất cả đều được phong là Liệt Hầu…”.

 TRƯNG NỮ VƯƠNG                                                                                        

    Các sách sử cũ từ trước tới nay, viết theo Hán sử với luận điệu “Thiên triều” cho rằng Tô Định là tên thái thú tham lam tàn bạo nên Hai Bà Trưng mới nổi dậy. Đây chính là luận điểm của Hán tộc cho rằng dân Việt vẫn chịu thuộc Hán nhưng chỉ vì Thái Thú tham lam tàn bạo nên người Việt mới  chống lại. Hán sử chép năm 29, Hán triều cử Nhâm Diên sang làm Thái Thú Cửu Chân đến năm 32, Hán triều đã phải bãi chức thái thú Cửu Chân của Nhâm Diên. Hai năm sau lại triệu hồi Thái thú Giao Chỉ Tích Quang về kinh, đến năm 34 mới cử Tô Định là viên võ quan làm Thái Thú để đem quân đi đánh chiếm lại những vùng đã thuộc quyền tự chủ của người Việt. Giao Chỉ, Cửu Chân thời kỳ này còn ở Nam Trung Quốc.

     Tình hình miền Nam Trung Quốc (Hoa Nam) là lưu vực phía Nam sông Dương Tử hết sức rối ren nên nhân lúc Hán triều suy yếu, thủ lĩnh các địa phương lãnh đạo quần chúng đứng lên giành lại độc lập tự chủ, mỗi người hùng cứ một nơi. Anh hùng Khôi Hiệu rồi Công Tôn Thuật chiếm cứ Ba Thục, Lý Quảng chiếm giữ Hoãn Thành tỉnh An Huy, Duy Dĩ chiếm Hồ Nam rồi xưng là Sở Lê Vương đã tạo thành một cao trào giải phóng dân tộc.

     Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh thuộc hàng danh gia vọng tộc nên nuôi dưỡng hoài bão “Nối lại nghiệp xưa vua Hùng”. Trưng Trắc lấy chồng tên là Thi, danh sĩ đất Giao Châu cùng chí hướng, con trai của Lạc tướng Chu Diên là người có chí khí hơn người. Sách Lĩnh Nam Trích Quái chép: “Hai Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên Trắc, em tên Nhị người ở huyện Mê Linh đất Phong Châu, con gái quan Hùng Tướng đất Giao Châu”. Sách Cựu Đường Thư của Lưu Hú chép: “Phong Châu ở Tây Bắc An Nam, Sở trị là Gia Ninh. Đời Hán, huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ là đất của Văn Lang Di xưa”.[1]  Sách Thủy Kinh Chú chép về địa danh Mê Linh rõ hơn: “Huyện Tiến Tang là Đô Uý Trị ở miền Nam quận Tường Kha. Trên sông có cửa quan nên gọi là cửa Tiến Tang. Mã Viện xưa nói rằng theo đường sông Mê Linh ra vương quốc Tiến Tang, đến huyện Bí (Bôn) Cổ thuộc Ích Châu, chuyên chở thuận lợi nên đường binh xa chuyên chở là do đó …”.

     Sử Trung Quốc chép rằng “Sau khi xâm chiếm Nam Việt 111 TDL, Hán Vũ Đế ra lệnh cho 8 Hiệu Úy tấn công Thả Lan, Tây Nam huyện Hoàng Bình Quý Châu, giết chết mấy vạn người “Nam Di” rồi đặt quận Tường Kha. Dạ Lang Hầu thấy Nam Việt bị tiêu diệt rồi nên phải quy thuận theo Hán và được Hán Vũ Đế phong làm Dạ Lang Vương”. Nước Dạ Lang của tộc Việt trở thành quận Kiện Vi ở phía Bắc và Thương Ngô ở phía Nam. Như vậy rõ ràng là sông Mê Linh nằm ở cửa Tiến Tang miền Nam huyện Tường Kha tỉnh Hồ Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như các sử gia vẫn chép từ trước đến giờ. Đất Mê Linh lúc trước gọi là My Linh thuộc nước Sở, về sau là vùng Trường Sa, Phan Hồ tỉnh Hồ Nam, nơi mà Hán Vũ Đế đặt “Đô Uý Trị” ở đó năm Nguyên Đĩnh thứ 6 tức năm 111 TDL sau khi đánh thắng Nam Việt.

    Việc liên kết hai dòng họ không qua mắt được quân thù nên khi Tô Định đem quân Hán xâm lược đánh thẳng vào Phủ Trị để bắt hai vợ chồng Trưng Trắc. Thiên Nam Ngữ Lục chép: “Khi thấy quân Tô Định thế mạnh, Thi khuyên vợ nên đi đường tắt về Hát Môn. Nhân đấy hai chị em kéo về Hát Môn, lập thành lũy chuẩn bị dụng binh. Thế cô nên Thi không chống cự nổi bị Tô Định giết chết, đốt phá dinh thự. Tin dữ truyền đến Hát Môn, chị em Trưng Trắc quyết chí báo thù, truyền hịch đi khắp thiên hạ dấy nghĩa”. [2]

 TRƯNG NỮ VƯƠNG  PHỤC QUỐC HÙNG LẠC (39-43)

    Đầu năm Kỷ Hợi 39 DL, Trưng Nữ Vương xuất quân đánh ngay vào Trường Sa, trị sở Đô Úy của Hán triều. Trận chiến do Trưng Nhị cùng các nữ tướng Phật Nguyệt, Trần Thiếu Lan, Trần Năng, Lại Thế Cường đánh thắng quân Hán ở Đô Uý Trị huyện Mê Linh thuộc Trường Sa, giết chết Tô Định, tàn quân Hán tháo chạy về nước. Hán sử chép là Tô Định tháo chạy, còn các quan chức Thứ Sử Thái Thú chỉ giữ được mạng sống của chúng mà thôi. Sách “An Nam Chí Lược” và “Thiên Nam Ngữ Lục” chép Tô Định bị giết chết tại trận. Đây là chiến thắng vang dội mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp trên các quận huyện. Trong vòng hơn 1 tháng, nghĩa quân đã chiếm được 65 thành trì trên khắp Hoa Nam.

     Quân Hán cuốn vó chạy dài, Hán triều thất điên bát đảo. Sử sách chép rằng nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nhất tề hưởng ứng Hai Bà Trưng nên chỉ trong 1 tháng Hai Bà đã đánh chiếm 65 thành trì dễ như trở bàn tay. Căn cứ vào sách Quận Quốc Chí của Hậu Hán Thư thì Nam Hải có 7 thành, Thương Ngô 11 thành, Uất Lâm 11 thành, Hợp Phố 5 thành, Giao Chỉ 12 thành, Cửu Chân 5 thành, Nhật Nam 5 thành, như vậy là 53  thành. Nếu cộng với 12 thành ở Dương Châu và Kinh châu mới đủ 65 thành mới đúng với con số thành mà Hai Bà Trưng đã chiếm được. Điều này chứng tỏ cuộc chiến đã diễn ra trong cả nước Văn Lang xưa của Việt tộc bao gồm các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Kinh và Châu Dương.[3]

     Toàn dân suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Trưng Nữ Vương cảm thông nỗi khốn khó của nhân dân nên ban hành chiếu chỉ miễn thuế cho nhân dân 2 năm liền. Thuỷ Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên chép: “Trưng Trắc công phá châu quận, hàng phục được các Lạc Tướng, họ đều suy tôn Trắc làm vua”. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép Bà Trưng lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Hùng Lạc nên Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca viết: “Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta…”.

     Thủy Kinh Chú quyển XXXVII Diệp Du Thủy của Lệ Đạo Nguyên chép: “…Con Lạc tướng huyện Chu Diên – tên là Thi, đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh – tên Trưng Trắc, làm vợ. Trắc là người can đảm, phụ trợ Thi làm giặc, đánh phá các Châu, Quận, uy phục các Lạc Tướng, tất cả đều để cho Trắc làm vua, Đô ở huyện Mê Linh, được dân ở 2 quận  Giao Chỉ, Cửu Chân nộp 2 năm thuế hộ. Sau đó Hán triều sai Phục Ba tướng quân Mã Viện đưa quân đánh dẹp, Trắc, Thi chạy vào vùng hang động Kim Khê, 3 năm (sau) mới trừ được”.

    Chiến thắng oanh liệt hào hùng của quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của Trưng Nữ Vương được sách sử Trung Quốc xác nhận, trong khi sách sử Việt ghi chép sai sót về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trận đánh đầu tiên tiêu diệt trị sở Đô Úy của triều Hán tại Trường Sa Hồ Nam được lưu trữ tại Thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam ghi chép về trận đánh hồ Động Đình như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân đánh dẹp. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt Tổng Trấn hồ Ðộng đình chặn đánh giặc. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”. Hiện nay di tích về nữ tướng Phật Nguyệt có rất nhiều ở thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam) và trong dãy núi Ngũ Lĩnh.

      Quân dân Việt đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ xưa của Văn Lang, Hán Đế phải cử Mã Viện là một danh tướng của triều Hán làm Phục Ba Tướng quân là chức cũ của Lộ Bác Đức thời Hán Vũ Đế đánh Nam Việt. Điều này có nghĩa là người dân Nam Việt đã làm chủ lãnh thổ nên phải cử Mã Viện tiến đánh Nam Việt như thời Hán Vũ Đế vậy. Tương truyền Hai Bà xây thành giống tổ kén nên gọi là Kiển thành ở vùng Tư Minh, Vân Nam Trung Quốc bây giờ. Sự kiện này đã được Lệ (Lịch) Đạo Nguyên xác nhận trong tác phẩm Thuỷ Kinh Chú là đến năm 42, Mã Viện tâu trình kế hoạch tiến quân đánh Hai Bà ở Vân Nam như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 19 tức năm 42, Phục Ba Tướng Quân là Mã Viện tâu lên vua rằng: Đi từ Mê Linh ra Bôn Cổ huyện Thuý tỉnh Vân Nam để đánh Ích Châu, thần sẽ đem hơn vạn người Lạc Việt, trong đó có hơn 3 nghìn người từng theo Viện chiến đấu có mang tên tẩm thuốc độc, bắn một lần mấy phát, tên bắn như mưa trúng ai nấy chết…”. 

    Mùa hè năm 43, Mã Viện hành quân đến Lãng Bạc mà theo Thuỷ Kinh Chú thì: “Ở phía Bắc huyện Phong Khê có con sông chảy về phía Đông qua Lãng Bạc. Mã Viện cho đó là đất cao bèn từ Tây Lý đem quân đến đóng ở đấy. Sông ấy lại chảy về phía Đông qua phía Nam thành cũ huyện Long Uyên …”.[4] Địa danh Phan Hồ còn gọi là Tây Hồ ở vùng Ô Diên tỉnh Hồ Nam thuộc Giang Nam tức phía Nam sông Dương Tử là vùng núi có hình con chim Điêu, chim Ó sau đổi thành Chu Diên quê hương của Thi, chính là vùng Hai Bà đã đóng quân chống quân Hán xâm lược. Phan Hồ còn gọi là hồ Tây hay hồ Dâm Đàm là một trong 5 hồ rộng lớn ở Giang Nam, sóng nước mênh mông nên còn gọi là hồ Lãng Bạc. Sách Thủy Kinh Chú viết rằng con sông này còn gọi là sông Nam. Thực ra đó chính là sông Việt (Việt giang) mà sau này Hán sử cố tình chép đổi lại là Tây giang gồm 2 nhánh Tả giang và Hữu giang bắt nguồn từ Uất Lâm phía Bắc Quảng Tây chảy xuống Đông Nam ra thành cũ huyện Long Uyên ở Quảng Đông Trung Quốc.

    Sách Việt Chí và Thiên Nam Ngữ Lục chép rằng: “Hai Bà Trưng sau khi đánh chiếm được 65 thành thì bị đại quân của Mã Viện tiến đánh. Hai Bà chống cự không nổi phải rút lui dần”.[5] Cuối cùng Mã Viện với đội quân chính quy đã đánh tan đạo Nghĩa binh của Trưng Nữ Vương nhưng quân Hán chịu tổn thất nặng nề đã chứng tỏ chiến thắng oanh liệt của quân dân Việt đã được Hán Sử chép lại qua lời buộc tội Mã Viện của Phò mã Lương Tùng tâu lên vua Quang Vũ như sau“Trận Động Đình hồ bị Phật Nguyệt đánh tan ba mươi vạn quân. Trận Nam Hải bị Thánh Thiên giết bốn mươi vạn. Phụ hoàng sai y đánh Lĩnh Nam, làm thiệt bốn mươi vạn quân, các đại tướng danh tiếng Phùng Đức, Sầm Anh, Liêu Đông Tứ Vương chết.”. Lời tâu của Phò mã Lương Tùng đã nói lên thiệt hại to lớn của quân Hán cùng những chiến thắng oanh liệt hào hùng của các nữ tướng Lĩnh Nam xưa kia.

      Sự thật là Hai Bà không bị Mã Viện chém đầu mang về Lạc Dương như Hậu Hán thư chép và Hai Bà cũng không nhảy xuống tuẫn tiết trên dòng sông Hát mà Hai Bà vẫn tiếp tục chiến đấu như trong “Mã Viện Truyện” chép lại.[6] Theo Thông sử dân gian được chép trong “Thiên Nam Ngữ Lục” thì Hai Bà Trưng rút xuống vùng Vân Nam và lập căn cứ ở nước Nam Chiếu. Về sau Hai Bà bệnh mà chết. Khi Mã Viện tiến đánh Vân Nam thì các Lạc Hầu Lạc Tướng dẫn dân quân và gia đình con cháu lui xuống phương Nam tiếp tục mở đất từ Tứ Xuyên xuống Việt Tây tức Quảng Tây bây giờ thành lập các quốc gia Đại Lý, Nam Chiếu, một số khác xuống phương Nam dọc theo dãy Trường Sơn thành lập các vương quốc Champa và Phù Nam sau này, một số vượt biển xuống tận Nam Dương (Indonesia).

    Ngày nay, hơn 4 triệu người Minangkabau trên đảo Sumatra Indonesia tự nhận là hậu duệ của Hai Bà Trưng. Người Minangkabau còn lưu giữ bản sắc văn hóa Việt cổ với trống đồng Đông Sơn. Bảo tàng Quốc gia Indonesia giữa thủ đô Jakarta hiện trưng bày bốn chiếc trống đồng Đông Sơn mà họ gọi là Gendang với các hình mặt trời và hình người chèo thuyền, chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Sau gần 2 ngàn năm, họ vẫn theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ thời xa xưa. Người con gái Minangkabau vẫn giữ quyền thừa kế trong thị tộc và được gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi rất giống tên gọi của hai Bà Trưng: Trưng Trắc và Trưng Nhị.

    Cũng theo Thông Sử dân gian thì sau khi quốc gia Nam Việt mất vào tay Hán tộc, con cháu họ Triệu và quân dân Nam Việt xưng là dân nước Nam Chiếu (chi Âu Việt gọi vua là “Chiếu” nên Nam Chiếu là vua nước Nam) đã thực hiện chiếu chỉ của vua Nam chống Hán tộc. Trong một trận thuỷ chiến họ đã giết được viên Thú Lệnh của Hán triều rồi theo đường biển từ La Phù, Hợp Phố, ra Chu Nhai và Đam Nhĩ (đảo Hải Nam) rồi về tới Đồ Sơn và một số vượt biển xuống phương Nam định cư ở Nam Dương (Indonesia).

    Theo các công trình nghiên cứu thì dân địa phương trên đảo Hải Nam là người Việt cổ chi tộc Lê nên gọi là Lạc Lê, ngôn ngữ thuộc họ Tạng-Việt (Tibeto-Vies). Chính vì thế mà quân dân Nam Việt dễ dàng hội nhập vì cùng một nguồn cội. Họ cùng nhau tiếp tục kháng chiến chống quân Hán xâm lược nên năm 81 TDL, Hán triều phải bỏ Đam Nhĩ rồi đến năm 46 TDL, Hán triều lại phải bỏ Chu Nhai vì chịu thiệt hại nặng nề.

    Sau khi bị Hán tộc xâm lược đẩy lùi dân tộc ta về phương Nam, tiền nhân ta đã mang theo tên Mê Linh, Tây hồ xa xưa để đặt tên cho vùng đất mới ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phú. Sự thật lịch sử là như vậy, thế mà các nhà viết sử của nước ta cứ chép là Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh Bắc Việt Nam và cứ sao y bản chánh Hán sử chép rằng Bồ Lăng nay là bến Bồ Đề ở ngoại ô thành Thăng Long. Họ cứ nhắm mắt tin vào cái gọi là “chính sử” mà quên đi một điều là các sử gia Hán đã cố tình bóp méo sự thật, lấy tên cũ đặt cho vùng đất mới để xoá nhoà dấu vết của địa danh xưa cũ thời Trưng Nữ Vương thành lập quốc gia Hùng Lạc còn trải rộng khắp Lĩnh Nam Nam Trung Quốc.

    Ngay đầu kỷ nguyên Dương Lịch, lịch sử Việt đã mở đầu với trang sử oanh liệt hào hùng của người phụ nữ, Anh thư nước Việt Trưng Nữ Vương. Đây là điểm son chói lọi của nữ giới không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới nữa. Sách Đại Việt Sử Ký của Lê văn Hưu viết: “Trưng Trắc Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương giống như trở bàn tay, đủ thấy là tình thế nước Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương”.

    Lê Tung trong tác phẩm Thông Giám Tổng Luận ghi rõ hơn về dòng dõi Hai bà Trưng: “Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng là dũng lược, căm hận về chính lệnh hà khắc bạo ngược của Tô Định, hăng hái đem người các bộ, nổi quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh ngọai, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong giới nữ lưu”. 

    Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết về Hai Bà như sau: “Vua tiến đến đâu, gió lướt đến đấy… Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và Mán đều theo. Lược định được 65 thành ở Lĩnh Nam. Ngài tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh”. Danh nho Nguyễn Trãi trong Dư Địa Chí đã viết Trưng Nữ Vương lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh và đặt tên nước là Hùng Lạc. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi chép: “Kinh Dương Vương dựng nước gọi là Xích Quỷ, Hùng Vương gọi nuớc là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, Triệu (Đà) gọi nước là Nam Việt, đóng đô ở Phan Ngu (Phiên Ngung), Trưng (Vương) lại gọi là Hùng Lạc đóng đô ở Mê Linh”.

     Người dân Trung Quốc gốc Việt ở miền Nam Trung Quốc cho đến nay vẫn tôn thờ sùng kính Hai Bà Trưng mà họ gọi một cách thân thương là vua Bà. Sự tôn sùng thờ kính vua Bà đã trở thành một tôn giáo dân gian gọi là đạo “Thờ Vua Bà”. Người dân khắp các tỉnh Hoa Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Nam có trên một trăm đền thờ, miếu thờ vua Bà và những nữ tướng của Hai Bà.  Địa Phương Chí của sở du lịch Trường Sa viết: “Miếu thờ Liệt nữ Trần Thiếu Lan ở đầu sông Tương”. Trong trận đánh vào đầu năm Kỷ Hợi tức năm 39 này, Nữ tướng Trần Thiếu Lan đã hi sinh được quân dân mai táng ở ghềnh sông Thẩm Giang. Thẩm Giang là một đoạn sông ngắn ở phía Bắc tiếp nối với hồ Động Đình. Sự kiện này cũng được ghi trong “Quốc Phổ thời Nguyễn” chép rằng các Sứ Thần nước ta từ các triều Lý, Trần, Lê … khi đi ngang qua đây đều sắm lễ vật đến cung miếu thờ vị liệt nữ anh hùng dân tộc Trần Thiếu Lan. Trong đền có đôi câu đối:

Tích trù Động Đình uy trấn Hán,                                                                Phương lưu thanh sử lực phù Trưng ..

Động Đình chiến sử danh trấn  Hán,                                                                    Sử xanh ghi mãi sức phù Trưng …

    Hàng năm toàn dân Việt vẫn tổ chức Đại lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng với tất cả sự thành kính xen lẫn niềm tự hào về hai Bà, bậc nữ lưu Việt tộc đã lưu lại trang sử oanh liệt hào hùng. Với lòng yêu nước thương nòi và tấm lòng trung trinh tiết liệt thanh cao vời vợi của người phụ nữ Việt Nam, Hai Bà đã biểu trưng cho khí phách anh hùng của bậc nữ lưu. Giá trị tinh thần này không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của cả nhân loại nữa.[7] 

19. Cựu Đường Thư đã ghi rõ là Phong Châu ở hướng Tây Bắc An Nam chứ không phải ở vùng Tây Bắc của nước An Nam. Sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường chép: “Phong Châu là đất Văn Lang xưa, có con sông tên là Văn Lang”. Thủy Kinh chú dẫn ‘Lâm Ấp Ký’ chép: “Phía Nam Chu Ngô có giống người gọi là Văn Lang. Họ không biết xây nhà mà ở trên cây (ở nhà sàn), ăn cá và thịt sống, buôn bán các chất thơm. Phía Nam huyện đó có con sông nhỏ tên là Văn Lang Cứu”. Mãi đến đời Thái Khang triều Tùy mới đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Phong Châu trước là quận Tân Xương, sau đổi là Hưng Châu. Đời Khai Hoàng đổi lại là Phong Châu, đến năm Đại Nghiệp thứ 3 gồm Phong Châu vào Giao Châu gọi là quận Giao Chỉ. Như vậy Phong Châu này là Phong Châu Hạ mà đời Tùy là huyện Gia Ninh. Mãi đến năm Vũ Đức thứ tư đời Đường (năm 621) mới chính thức lập Phong Châu gồm 6 huyện.

[2]. Sự thật lịch sử này đánh tan luận điệu tuyên truyền của Hán tộc là Bà Trưng khởi nghĩa vì Thái thú Tô Định tham lam tàn bạo và vì thù chồng mới nổi lên chống Hán. Chính lòng yêu nước đã thúc đẩy hai vợ chồng Trưng Trắc đứng lên giết giặc cứu nước, sau khi chồng bà bị giết thì thêm mối thù nhà để “vua Bà” làm nên lịch sử và cũng từ đó ý niệm “nước mất nhà tan, nợ nước thù nhà” thấm đậm trong ngôn ngữ văn chương dân gian Việt. Đọc lại lịch sử xưa chúng ta không khỏi ngậm ngùi xen lẫn phần hãnh diện vì không có dân tộc nào gắn liền lòng yêu nước với tình thương nòi giống như dân tộc Việt. Trải dài suốt dòng lịch sử, trước một kẻ thù Hán tộc xâm lược tàn bạo gây bao cảnh tang tóc thương đau cho dân Việt nên hơn bất cứ dân tộc nào khác, người dân Việt thấm thía cảnh “Nước mất nhà tan ..!” để từ đó ý niệm quốc gia = nước nhà hình thành hòa quyện làm một “Gene yêu nước” truyền thống Việt tự xa xưa.

     Từ trước đến nay, sử sách Việt đều ghi là Thi Sách duy chỉ có sách Thủy Kinh Chú chép là Thi. Theo công trình nghiên cứu gần đây của Lê Đình Cai thì nguyên đoạn văn chép trong Hậu Hán Thư như sau: “Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê, Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khí tặc, Mã Viện tương binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Kim Khê”. Sách chữ Hán không có chấm phết, nên chữ sách có nghĩa là hỏi (vợ). Nếu sách là tên riêng như Trắc thì câu sau phải viết là: ..Trắc Sách tẩu nhập Kim Khê, vì không lẽ tên riêng cho vợ (Trắc) rồi lại viết họ Thi của chồng thì hoàn toàn không ổn. Do đó, chồng của Trưng Trắc là Thi mới đúng chứ không phải là Thi Sách như sách sử vẫn viết từ trước đến giờ.

[3]. Lê Mạnh Thát: Lục Độ Tập kinh Sđd tr 248) dẫn Hậu Hán Thư chép: “Bành đánh mấy lần không thắng, người Việt mưu phản theo Thục. Tạng Cung dùng mưu để quân Việt tưởng là quân Hán đến tiếp viện. Cung đem rượu thịt để khao  quân. Tạng Cung bố trí quân mở đại tiệc, giết trâu lọc rượu thết đãi các cừ soái Việt. Người Việt do thế mà yên. Sau khi dùng mưu vỗ về yên được người Việt. S­đd tr 248. Truyện Sầm Bành trong “Hậu Hán Thư” cho biết: “Kiến Vũ năm thứ 2 tức năm 26, Hán đế sai Sầm Bành đánh Kinh Châu, hạ được Thủ, Diệp … hơn 10 thành. Lúc ấy phương Nam càng loạn, người Nam Quận Tần Phong cử Lê Khưu, tự xưng Sở Lê Vương chiếm 12 huyện.

[4]. Sử gia Đào Duy Anh cũng như các nhà sử học CHXHCNVN nhất loạt gán ghép một cách vô lý đó là con sông Thiếp. Tây Lý là Tây Vu vì chữ Vu bị chép lầm thành chữ Lý để cho rằng Lãng Bạc là vùng đồi núi huyện Tiên Du ở Bắc Ninh bây giờ.

23. Sách Việt Chí và Thiên Nam Ngữ Lục là thiên trường ca lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến đời hậu Trần gồm 8.136 câu viết theo thể lục bát dân gian…

[6]. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sĩ thì khi Mã Viện huy động đại quân tiến đánh quân ta, Hai Bà giao cho 3 vị tướng họ Đào là Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang có nhiệm vụ trấn giữ Tượng quận là vùng đất ở giữa Vân Nam và Quảng Tây. Quân số ít oi, ba vị tướng họ Đào đã tử thủ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nhân dân địa phương trân trọng lập đền thờ bên trong có đôi câu đối: Tượng quận giương uy nhiêu tướng lược, Bồ Lăng tuẫn tiết tận thần trung … Hiện ở ngã ba sông Ô Giang và Trường Giang có bến Bồ Lăng, ở đó có miếu thờ 3 vị thần họ Đào. Ngay trước miếu có đôi câu đối ca tụng công lao của 3 vị tướng họ Đào đã khẳng khái theo phò vua Bà, dù không đánh đuổi được quân thù nhưng thời của “Người” không lâu nên đau lòng phải tự tận, khí tiết thanh cao vút chín tầng mây: “Khẳng khái phò Trưng thời bất lợi, Đoạn trường trục Định tiết can vân !”. Bên trong miếu thờ có đôi câu đối :“ Giang thượng tam anh phù nữ chúa, Bồ Lăng Bách tộc khấp trung thần ..!” (Sông Trường giang, tam anh phò nữ chúa, Bến Bồ Lăng trăm họ khóc trung thần!”.

[7]. Đại Nam Quốc sử Diễn ca của Phạm đình Toái và Lê Ngô Cát xác định Mê Linh ở Trường Sa Hồ Nam nên mới viết là Lĩnh Nam là từ rặng Ngũ Lĩnh trở về Nam, phía Nam sông Dương Tử tức là vùng Hoa Nam. Như vậy cuộc kháng chiến diễn ra trong cả nước Văn Lang xưa của Việt tộc. Từ trước đến nay chúng ta cứ hiểu mơ hồ về ý nghĩa cũng như vị trí của Giao Chỉ bộ rồi quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Lâm Ấp. Công trình nghiên cưú lịch sử gần đây của Trương Thái Du đã khơi mở cho chúng ta thấy vấn đề một cách rõ ràng hơn. Giao Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm về vùng đất phía Nam của Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Giao Chỉ nằm ở phía Nam giáp ranh với triều Thương Trung Quốc. Đến đời Chu là đất Sở, nó cũng hàm nghĩa luôn là tên nước Sở (Hồ Bắc TQ), Giao Chỉ cuối thời Chiến quốc là phía Nam nước Sở, thời Tần là Tượng quận, thời Tây Hán là bắc bộ VN và chỉ đến thời Đông Hán, Giao Chỉ mới trở thành địa danh cố định. Nam Giao là vùng đất tiếp giáp phương Nam, là một trong 4 trạm quan sát thiên văn từ thời vua Nghiêu gồm: Dương Cốc (Đông), Muội Cốc (Tây), Sóc phương (phía Bắc) và Nam Giao (phía Nam). Từ địa danh Nam Giao sinh ra khái niệm Giao Chỉ. Giao Chỉ với chữ chỉ có bộ phụ mang ý nghĩa là vùng đất, khu vực. Như vậy Giao Chỉ là vùng đất tiếp giáp biên cương phía Nam của các vương triều Hạ, Thương và Chu. Mãi tới năm 636, Diêu Từ Liêm viết “Trần Thư” lần đầu tiên viết thêm một chữ chỉ nữa với bộ thổ (đất) trong chữ Giao Chỉ. Như vậy, các chữ Giao Chỉ, Cửu Chân nghĩa là chân trời xích đạo và Nhật Nam là vùng đất phía Nam mặt trời, tất cả chỉ là những khái niệm thuần thiên văn được tiền nhân đặt tên cho những vùng đất Việt. Đến thời Hán Vũ Đế sau khi chiếm Nam Việt, người Hán mới dùng khái niệm Giao Chỉ để gọi chung cho 9 quận mới.

Về câu nói của Mã Việt “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” thì theo ĐVSKTT chép là dân ta đi ngang ném đá vào vì sợ cột đồng gãy chỉ đúng phần nào vì sợ lời nguyền “Giao Chỉ diệt!” nhưng mặt khác đó chính là biểu lộ lòng yêu nước muốn ném đá vào để lấp đi cái chứng tích của Mã Viện nên ngày nay không còn dấu vết của cột đồng năm xưa nữa. Cuối đời Mã Viện còn ảnh hưởng do “con ngựa thép” mà họ Mã tịch thu trống đồng Lạc Việt để đúc dâng vua Hán. Sử sách Trung Quốc chép rằng: “ Trên đường hành quân trời nắng nóng nên Mã Viện chi đi chậm rãi để dưỡng sức, lại bị 2 Phò mã là Lương Tùng và Đậu Cố và phó tướng Mã Vũ trình lên vua Hán là cố ý hành quân chậm chạp và khi đi đánh Giao Chỉ về đem theo vàng bạc nhưng giấu vua chỉ dâng vua một con ngựa thép mà thôi nên bị Hán Quang Vũ cho thu hồi ấn tín và không cho chôn cất.. Vợ Viện lấy rơm buộc 2 con trai và 3 gái đến xin vua gia ân cho được chôn cất. Mãi đến lần thứ 6, vua mới đồng ý để nghe trình bày nỗi oan. Vua cho người đến khám xét nhà chỉ thấy xe đầy ý dĩ (bo bo) để Mã Viện chữa phong thấp mà thôi. Hán Quang Vũ biết Mã Viện bị oan nhưng vẫn không trả lại ấn tín và cũng không cho ghi vào bảng phong thần 28 anh hùng hảo Hán vì đã thất bại thảm hại trước Trưng Nhị và Nữ Tướng Phật Nguyệt…!.Cuộc đời Mã Viện xét cho cùng thật là thấm thía làm sao ..!?

Đền Quốc Tổ tại Seattle Washington State 2021

                                       

Lạc Việt

Đã từ lâu lắm, toàn dân Việt Nam luôn quý mến và ngưỡng mộ Hai Bà vì các Ngài đã đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Đông Hán đã cai trị nước ta từ năm -111 (trước Công Nguyên) đến năm 40 (sau Công Nguyên). Cuộc kháng chiến  kéo dài từ năm 30 đến năm 40. Thắng trận sau khi chiếm lại 65 thành trì Hai Bà lên làm vua đặt tên nước là Lĩnh Nam  đóng đô ở Mê Linh cho đến năm 43 (Đô kỳ trong cõi Mê Linh – Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta).

Sau đó nhà Hán sai Mã Viện sang báo thù, Hai Bà và quân dân Bách Việt  Lĩnh Nam đã bị thua trận và Nhà Hán tiếp tục đặt ách nô lệ lên Dân Tộc ta suốt một nghìn năm cho đến thời Ngô Vương Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ I năm 939 (Sau Công Nguyên) Nhà Ngô đã lấy lại chủ quyền cho phần đất thuộc Lạc Việt Sông Hồng. Phần còn lại của Bách Việt Lĩnh Nam từ bờ nam sông Dương Tử, Ngũ Lĩnh Quảng Đông Quảng Tây vẫn tiếp tục bị giặc Hán đô hộ và tiếp tục bị Hán hoá cho đến tận ngày nay.

Tuy vậy, có lẽ đa số chúng ta mới nghe lần đầu danh hiệu của Hai Bà là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Nhân đây chúng ta cùng rà soát lại một số yếu tố lịch sử liên quan đến cuộc Kháng Chiến chống Quân Xâm Lược nhà Đông Hán vào năm 30-40 sau Công Nguyên.

Như chúng ta đã biết, Mã Viện và quân Đông Hán sau khi thắng trận (năm 43 sau Công Nguyên) đã đặt ách nô lệ lên Dân Tộc ta suốt 1000 năm, và ngay lập tức chúng trả thù man rợ là tàn sát 1/3 Quân Dân Lạc Việt, đặc biệt là giết sạch các gia tộc mang dòng họ Trưng, Thi,  Đô, Úy…

Một ngàn năm, thời gian dài dằng dặc tăm tối trong kiếp nô lệ giặc Phương Bắc. Chính trong thời kỳ này, Giặc Tàu cố gắng đồng hóa Dân Tộc ta bằng tất cả mọi thủ đoạn:

 

 

“Giặc Tàu xuyên tạc Lịch Sử Việt,

Giặc Tàu xuyên tạc Nguồn Gốc Tộc Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt 4000 năm Tiền Sử Tộc Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Truyền Thuyết Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Lãnh Thổ  Việt,

Giặc  Tàu chiếm đoạt Văn Minh Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Kiến Trúc và Kỹ Thuật Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Chữ Viết của Tộc Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Biểu Tượng Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt học thuyết Đạo và Đức của Tộc Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt thuyết Âm Dương Ngũ Hành củaTộc Việt,

Giặc Tàu chiếm đoạt Danh Dự và Vinh Quanh của Tộc Việt”

(website:danhgiactau)

Trong suốt 1000 năm đó, Giặc Tàu đã hoàn chỉnh thêm chữ Việt, hệ thống hóa và gọi là chữ “Hán” và bắt dân ta học loại chữ này. Giới thượng lưu Việt dùng chữ “Hán” trong giao tiếp với bọn cai trị, nhưng vẫn tiếp tục giữ chữ Nam, chữ riêng của người Nước Nam, nhưng nói trại ra là chữ Nôm. Trong chữ Nôm có ghi được cả cách phát âm rất đặc thù của người Việt khác xa với chữ Hán (Chữ Nôm có phần tượng hình để chỉ ý nghĩa và phần tượng thanh để chỉ phát âm – Hình tượng thì giống chữ “Hán” nhưng đọc thì theo âm Việt. Tổ tiên ta đã thông minh sáng tạo sự khác biệt để chống Hán Hóa.

Cha Ông chúng ta tiếp tục dùng chữ Nôm sau khi Ngô Quyền giành độc lập và Chữ Nôm đã phát triển cao độ trong các thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê  với những áng văn tuyệt tác của Truyện Kiều – Nguyễn Du, những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương…Đặc biệt Hoàng Đế Quang Trung đề cao văn học chữ Nôm.

Đến Triều Nguyễn Gia Long (1804) sau khi đánh bại nhà Nguyễn Tây Sơn, Gia Long trả thù tàn ác gia tộc nhà Tây Sơn và các tướng lãnh của Đại Đế Quang Trung đã oai hùng cùng ông và quân dân chống giặc ngoại xâm là 30 vạn Quân Thanh như Nữ Tướng Bùi thị Xuân (1789) …v.v… Gia Long cũng đã chôn vùi nhiều điều tốt đẹp của thời Quang Trung Hoàng Đế đồng thời có việc xử dụng nhiều quan triều gốc Hán, điều này đưa đến việc xử dụng chữ Hán một cách phổ quát thay chữ Nôm.  Lịch sử Việt được viết bởi người Hán được dùng rộng rãi. Đó là lý do tại sao chúng ta có những bài học lịch sử phiến diện, đề cao “Thiên Triều” và hạ thấp công lao hay tầm mức của các Anh Hùng Liệt Nữ Việt.

Trong chiều hướng Hán Hóa của Giặc Tàu, thời nào cũng vậy, nếu không xóa được các chiến tích Việt, thì “Thiên Triều” cũng cố gắng hạ thấp các chiến tích hay chuyển hóa các mục tiêu  của chiến tích.

Bây giờ thì chúng ta có thể hiểu tại sao Sử Việt (do Tàu viết) được xử dụng dưới thời 150 năm Triều Nguyễn (Gia Long) lại có những bài sử ngắn gọn như “Hai Bà Trưng”, thực tế là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam hoặc “Bà Triệu Ẩu” có tính nhục mạ, thực tế là Nữ Anh Thư Triệu thị Trinh…v.v…

Trở lại danh xưng Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam mà sử “Việt Tàu” gọi ngắn gọn là Hai Bà Trưng. Chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh cuộc Khởi Nghĩa Giải Phóng Dân Tộc do Hai Bà và Quân Dân Bách Việt – Văn Lang đã thực hiện đánh đuổi nhà Đông Hán ra sao ?

Từ năm -111 (trước công nguyên) đến năm 30 Bách Việt Văn Lang nói chung và Lạc Việt Sông Hồng nói riêng bị nhà Hán xâm lăng, tuy vậy sự đô hộ chưa toàn diện, Lac Hầu, Lạc Tướng vẫn là những quan tướng Việt lo việc an dân như thời Hùng Vương. Nhà Hán chỉ thâu thuế lúa gạo là chính.

Đến năm 30-40 Hán Vũ Đế bắt đầu cho quân xâm lược trú đóng và đặt ách nô lệ hà khắc ảnh hưởng trực tiếp từ Vùng Đồng Đình Dương Tử đến rặng Ngũ Lĩnh (Quảng Đông-Quảng Tây) và vùng Sông Hồng trong đó có việc Tô Định giết Thi Sách chồng Bà Trưng (chị) là Lạc Tướng huyện Châu Diên vùng Lạc Việt – Sông Hồng.

Bà Trưng đã được các thủ lãnh tôn vinh là Đế để lãnh đạo cuộc kháng chiến giành Độc Lập của các tộc Bách Việt – Văn Lang ở bờ Nam sông Dương Tử, và ở Lạc Việt – Sông Hồng. Bà Trưng (chị) không chỉ vì thù chồng và hận giặc Tô Định tham tàn như sử “Việt-Tàu” viết, mà chí lớn hơn người đã đứng lên liên kết, một cuộc liên kết rộng lớn bao gồm cả vùng Đồng Đình Hồ, vùng Ngũ Lĩnh sông Tương và vùng Sông Hồng cùng đứng lên Giải Phóng Đất Nước khỏi sự thống trị tham tàn của Giặc Đông Hán.

Dưới đây là lãnh thổ của Tộc Lạc Việt thời Trưng Đại Đế năm 40 sau Tây Lịch (bản đồ của website: danhgiactau)

Công cuộc gìn giữ độc lập cho Dân Tộc được khởi đầu bởi Thánh Gióng, một thanh niên rất trẻ cùng toàn dân chống giặc Ân đời Hùng Vương Thứ VI. Và bây giờ năm 40 đã qua các thời Vua Hùng – Văn Lang, vận nước suy vi vì bị giặc Đông Hán thống trị, Bà Trưng đã cùng rất nhiều các nữ tướng trên khắp lãnh thổ Bách Việt – Văn Lang đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập cho nước nhà.

Danh tướng Bà Trưng (Em) Công Chúa – Đại Tướng vùng Quận Giao Chỉ – Lac Việt sông Hồng.

Danh tướng Thánh Thiên Công Chúa giữ chức Bình Ngô Đại Tướng Quân thống lĩnh binh mã trấn thủ quận Nam Hải hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm Yên Dũng Bắc Ninh Việt Nam và ở cả hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây của Trung Hoa.

Danh tướng Lê Chân, Nữ Tướng miền biển khởi nghĩa ở An Biên Hải Phòng được Trưng Vương phong làm Đông Triều Công Chúa giữ chức Trấn Đông Đại Tướng Quân thống lĩnh đạo quân Nam Hải hiện có Đền Nghè ở An Biên Hải Phòng.

Danh tướng Vũ Thị Thục khởi nghĩa ở Tiên La Thái Bình được Trưng Vương phong làm Bát Nàn đại tướng, Uy Viễn Đại Tướng Quân Trinh Thục Công Chúa hiện có đền thờ ở Phượng Lâu Phù Ninh Phú Thọ và Tiên La Hưng Hà Thái Bình.

Danh tướng Vương Thị Tiên được Trưng Nữ  Vương phong làm  Ngọc Quang công chúa được thờ ở Đền Sầy và miếu thờ ở xã Gia Sinh huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Tương truyền Bà có công giúp Trưng Nữ Vương đánh giặc và gieo mình tự vẫn tại xã Hữu Bị huyện Mỹ Lộc phủ Thiên Trường Nam Định.

Ba vị danh tướng Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang của Trưng Nữ Vương hi sinh trong trận Bồ Lăng đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Dương Tử  và sông Ô Giang thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh Trung Hoa. Để tưởng nhớ công ơn của 3 anh em họ Đào nhân dân Đa Tốn đã lập miếu thờ. Đào Đô Thống thờ ở miếu Sén Tóc thôn Ngọc Động, Đào Chiêu Hiển thờ ở Nghè Ông Hai thôn Lê Xá và Đào Tam Lang ở Nghè cũ sau chuyển về Nghè Lê Xá.

Danh tướng Nàng Nội, nữ tướng vùng Bạch Hạc khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc thành phố Việt Trì Phú Thọ ngày nay được Trưng Vương phong làm Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công Chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ Bà.

Danh tướng Lê Thị Hoa, Nữ tướng anh hùng khởi nghĩa ở Nga Sơn Thanh Hóa được Trưng Vương phong làm Nga Sơn Công Chúa giữ chức Bình Nam Đại Tướng Quân phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn Thanh Hóa.

Danh tướng Hồ Đề phó nguyên soái khởi nghĩa ở động Lão Mai Thái Nguyên được Trưng Vương phong làm Đề Nương Công Chúa Giữ chức phó nguyên soái Trấn Viễn Đại Tướng Quân Đình Đông Cao Yên Lập Phú Thọ ở Hồ Đề.

Danh tướng Xuân Nương (có chồng là Thi Bằng em trai của Lạc Tướng Thi Sách) Bà là chưởng quản quân cơ khởi nghĩa ở Tam Nông Phú Thọ được Trưng Vương phong làm Đông Cung Công Chúa giữ chức Nhập Nội Chưởng Quản Quân Cơ Nội Các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha Tam Nông Phú Thọ.

Hai danh tướng Nàng Quỳnh và Nàng Quế, tiên phong phó tướng khởi nghĩa ở Châu Đại Man Tuyên Quang được Trưng Vương phong làm Nghi Hòa Công Chúa giữ chức Hổ Oai Đại Tướng Quân  lãnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng Bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.

Danh tướng Đàm Ngọc Nga, Tiền Đạo Tả Tướng khởi nghĩa ở Thanh Thủy Thanh Sơn Phú Thọ được Trưng Vương phong làm Nguyệt Điện Tế Thế Công Chúa giữ chức Tiền Đạo Tả Tướng Quân phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải hiện có đền thờ ở Khúc Giang nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Hoa.

Danh tướng Trần Thị Phương Châu tuẫn tiết ở Khúc Giang nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Hoa. Năm 39 sau công nguyên được Trưng Vương phong làm Nam Hải Công Chúa hiện có đền thờ ở Khúc Giang Quảng Đông.

Danh tướng Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Hương quê ở động Hoa Lư Ninh Bình theo Trưng Nữ Vương phất cờ khởi nghĩa được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba xã Thượng Cát quận Bắc Từ Liêm Hà Nội.

Danh tướng Thiều Hoa, Tiên Phong Nữ Tướng khởi nghĩa ở Tam

Thanh Phú Thọ được Trưng Vương phong làm Đông Cung Công Chúa giữ chức Tiên Phong Hữu Tướng. Hiện ở xã Hiền Quan Tam Nông Phú Thọ có miếu thờ bà.

Danh tướng Quách A, Tiên Phong Tả Tướng khởi nghĩa ở Bạch Hạc Phú Thọ được Trưng Vương phong làm Khâu Ni Công Chúa giữ chức Tiên Phong tả tướng tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu Phú Thọ.

Danh tướng được Trưng Vương phong làm Vĩnh Hoa Công Chúa Nội Thị Tướng Quân khởi nghĩa ở Tiên Nha Phú Thọ. Bà có nhiều trận đánh thần kỳ dẹp tan quân của đại tướng nhà Hán là Ngô Hán ở các vùng Độ Khẩu nay thuộc tỉnh Vân Nam và Khúc Giang nay thuộc tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam của Trung Hoa ngày nay.

Danh tướng Lê Ngọc Trinh đại tướng khởi nghĩa ở Lũng Ngòi Vĩnh Tường Vĩnh Phúc được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng Công

Chúa giữ chức Chinh Thảo Đại Tướng Quân phó thống lĩnh đạo quân  ở Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường Vĩnh Phúc.

Danh tướng Lê Thị Lan, tướng quân khởi nghĩa ở Đường Lâm Sơn

Tây được Trưng Vương phong làm Nhu Mẫn Công Chúa giữ chức Trấn Tây Tướng Quân, phó thống lãnh đạo Minh Hán Trung. Hiện ở Hạ Hòa Vĩnh Phúc có miếu thờ Bà.

Danh tướng Phật Nguyệt, Tả Tướng Thủy Quân khởi nghĩa ở Thạnh Ba Phú Thọ được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt Công Chúa giữ chức Thao Giang Thượng Tả Tướng Thủy Quân Chinh Bắc Đại Tướng Quân tổng trấn khu hồ Đồng Đình – Trường Sa. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở Hồ Đồng Đình nay thuộc tỉnh Hồ Nam. Hiện di tích về  Bà còn rất nhiều tại chùa Kiến Quốc thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng nhất cho nhà Hán.

Danh tướng Trần Thiếu Lan hiện có miếu thờ tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Đồng Đình nay thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Hoa. Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ Bà.

Danh tướng Phương Dung khởi nghĩa ở Lang Tài Bắc Ninh được Trưng Vương phong làm Đăng Châu Công Chúa giữ chức Trấn Nam Đại Tướng Quân thống lĩnh đạo binh Giao Chỉ.

Danh tướng Trần Năng, Chưởng Lĩnh Trung Quân khởi nghĩa ở Thượng Hồng Hải Dương được Trưng Vương phong làm Hoàng Công Chúa, Vũ Ky Đại Tướng Quân giữ chức Chưởng Lĩnh Trung Quân. Hiện ở Yên Lãng Vĩnh Phúc có đền thờ Bà.

Danh tướng Trần Quốc hay Nàng Quốc, Trung Dũng Đại Tướng Quân, khởi nghĩa ở Gia Lâm Hà Nội được Trưng Vương phong làm Gia Hưng Công Chúa Trung Dũng Đại Tướng Quân giữ chức Đô Đốc Chưởng Quản Thủy Quân trấn Bắc Nam Hải. Bà có trận thủy chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm nay thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Hoa. Hiện ở Hoàng Xá Kiêu Kỵ Gia Lâm Việt Nam và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông Phúc Kiến Hải Nam Trung Hoa ngày nay còn nhiều đền thờ Nàng Quốc. Dân ở các vùng này đã tôn bà là Giao Long Tiên Nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.

Tam Nương Tả Đạo Tướng Quân gồm 3 danh tướng chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương. Trưng Vương phong Hồng  Nương làm An Bình Công Chúa. Thanh Nương làm Bình Xuyên Công Chúa. Đạm Nương làm Quất Lưu Công Chúa trao cho chức Kỵ Binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.

Danh tướng Quý Lan, Nội Thị Tướng quân khởi nghĩa ở Lũng Động Chí Linh Hải Dương được Trưng Vương phong là An Bình Công Chúa, giữ chức Nội Thị Tướng Quân (Lễ Bộ Thượng Thư). Hiện ở Liêu Sơn Lập Thạch Vĩnh Phúc có đền thờ Quý Lan.

Bà Chúa Bầu khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của Bà.

Danh tướng Sa Giang quê ở Trường Sa – Hồ Nam là người Hán sang giúp triều đình Lĩnh Nam được Trưng Vương phong làm Lĩnh Nam Công Chúa. Bà là một nhân vật lịch sử. Hiện ở ngoại ô huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên Trung Hoa có đền thờ Bà.

Danh tướng Đô Thiên cũng là người Hán ứng nghĩa theo Lĩnh Nam được Trưng Vương phong làm Động Đình Công giữ chức Trung Nghĩa Đại Tướng Quân thống lĩnh đại quân Hán Trung tổng trấn Trường Sa (Hồ Nam). Hiện vùng Lưỡng Quảng của Trung Hoa có rất nhiều miếu thờ Ông.

Danh tướng Phùng thị Chính quê ở Tuấn Xuyên Vạn Thắng Ba Vì được Trưng Vương phong làm Chưởng Nội Thị Tướng Quân. Bà nổi tiếng với trận đánh ở Lãng Bạc. Sinh con giữa trận chiến một tay ôm con một tay giết giặc. Có đền thờ Bà tại thôn Tuấn Xuyên xã Vạn Thắng huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.

Ngoài ra còn có các thủ lĩnh người Tày người Nùng và người Choang tại tỉnh Quảng Tây lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc khởi

nghĩa của Trưng Nữ Vương.

Sau khi thắng giặc xâm lược Hán Vũ Đế, năm 40 AD Bà Trưng lên ngôi Nữ Hoàng Đế đặt tên nước là Lĩnh Nam. Lãnh thổ gần tương đương với nước Văn Lang của các vua Hùng ngày xưa. Nước Lĩnh Nam được chia làm 6 Quận: Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Nam Hải và Quế Lâm. Các nữ danh tướng hiện còn nhiều đền thờ lập thành “Thần Hoàng Làng” ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam sông Dương Tử Trung Hoa.

 

6 Quận của Lĩnh Nam.png

Sáu Quận của nước Lĩnh Nam từ bờ Nam Dương Tử đến đèo Hải Vân:

Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

 

 

Cuộc chiến hầu như khởi động đồng loạt trên toàn lãnh thổ bao la của Bách Việt từ Hồ Đồng Đình đến rặng Ngũ Lĩnh thượng nguồn sông Tương đến vùng Sông Hồng (cực Nam là Đèo Hải Vân).

Trận chiến được mở đầu trên Đồng Đình Hồ (thủ phủ của tộc Việt) khi 20 vạn Quân Hán thiện chiến tràn xuống từ vùng Hoàng Hà phải đối đầu với binh lực của Công Chúa Phật Nguyệt – Nữ Tướng của vùng Hồ Đồng Đình. 7 vạn quân Hán đã bị giết trong số 20 vạn quân xâm lược và khoảng 1000 trong 2000 chiến thuyền của giặc bị phá huỷ.

TNV3.png

Đền Trưng Nữ Vương

 Với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên một địa bàn rộng lớn như thế, cùng với những chiến công hiển hách như vậy, sao dân ta chỉ gọi là Hai Bà Trưng như Sử Giặc Tàu viết.

Để ít nhất tương đương với nhà Đông Hán lúc đó là Hán Quang Vũ Đế, các Tướng vùng khắp nơi trên lãnh thổ Bách Việt – Văn Lang từ Hồ Đồng Đình đến Rặng Ngũ Lĩnh vào tận đến vùng Sông Hồng hẳn sẽ phải tôn vinh Ngài là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam.

Ngày nay, chúng ta cũng không nên dựa theo sử Tàu mà gọi vi Nữ Anh Hùng có một không hai trên thế giới cổ kim đơn giản là Hai Bà Trưng mà nên  gọi Ngài là Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam hay ít nhất là Trưng Nữ Vương.

Với dòng lịch sử oai hùng như vậy của Trưng Đại Đế, TT Trump đã nhắc đến công lao “Hai Bà” trong chuyến viếng thăm VN tại Đà Nẵng năm 2017 như một lời nhắc nhở thâm thuý : “Không ai cho chúng ta Độc Lập, mà phải tự dành lấy Độc Lập như ‘Hai Bà’ đã làm từ năm 40”. Lời nhắc nhở này, người Việt chúng ta cảm thấy “nhục” hơn là hãnh diện khi Đại Họa Mất Nước đã gần hoàn tất dưới triều đại của các Hán Gian Cộng Sản.

Lạc Việt

Nhân ngày lễ giỗ Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam & 162 Nữ Tướng Anh Hùng Dân Tộc 6 tháng 2 năm Nhâm Dần QL4901

Tài liệu tham khảo:

1–website www.danhgiactau.com

2–Bài trả lời phỏng vấn GS Trần Đại Sĩ

3—Website www.daotienthanh.org

4- Cội Nguồn Việt Tộc – Phạm Trần Anh

5- Lược Sử 7000 năm Tộc Việt – Nguyễn thanh Đức

6- Youtube Channel: Thai Tu Sin TV

 

Ghi chú:

1–Động Đình Hồ hay Đồng Đình Hồ

Động Đình Hồ là địa danh chúng ta thường nghe. Đây chính là nơi Tổ Tiên chúng ta xuất hiện cách đây gần 5000 năm . Vùng này xưa kia rộng lớn như Biển Hồ ở phía Nam bờ sông Dương Tử. Hệ thống Hồ chằng chịt nối kết với sông Dương Tử. Do đó người Bách Việt rất giỏi về bơi lội lặn sâu, nghĩa là có khả năng vùng vẫy dưới nước như Rồng.

Khoảng giữa hồ có nhiều núi và nhiều hang động như trong cảnh giới cõi tiên. Đây chính là nơi Mẹ Âu Cơ ngự trị. Bởi vậy truyền thuyết Dân Tộc ta là con cháu Tiên Rồng, tức là một sự kết hợp kỳ diệu của con người trong cảnh giới tuyệt vời của Nước và Non. Do đó Dân Tộc Việt chúng ta cũng gọi Quê Hương là Đất Nước.

Theo sự nghiên cứu về chữ Việt cổ thì Vùng này lại gọi là Đồng Đình Hồ. Đồng là cùng, chung nhau. Đình là triều đình là bàn việc nước. Vậy Hồ Đồng Đình có núi non có nhiều hang động như là nơi Tiên Cảnh, Tổ Tiên ta xuất phát từ đây nên cũng dùng nơi này để cùng nhau bàn việc nước.

2–Tại sao chúng ta lại gọi mình là người Kinh.

Tổ tiên chúng ta xuất phát từ vùng Đồng Đình Hồ. Gần hồ, những nơi nước không sâu có loại cỏ Kinh mọc san sát cao hơn đầu người. Trong những cuộc chiến chống quân xâm lược, tổ tiên chúng ta thường dùng nơi này làm chiến khu hay trận địa chiến. Người Việt đã chế ra một loại vũ khí có cán dài, trên đầu có bọc sắt nhọn và cũng ngay gần đầu có làm cái móc câu liêm. Trong đám cỏ Kinh rậm rạp này, chiến binh Việt dễ ẩn núp và khi gặp giặc tiến công thường cưỡi ngựa thì chiến binh Việt dùng vũ khí này móc cho ngựa quỵ xuống rồi cũng dùng mũi nhọn để đâm địch thủ. Vùng Đồng Đình “Thủ Đô” có nhiều cỏ Kinh nên người Việt gọi nhau là người gốc Kinh. Chữ để chỉ người Việt của thời kỳ này và tại vùng Đồng Đình  có hình cái Vũ Khí như vừa diễn tả.

3–Cũng có sách chỉ ra rằng:

Sở dĩ Sử Tàu gọi Hai Bà là Trưng Trắc & Trưng Nhị là có ý miệt thị: Trưng Trắc là Trưng phản trắc và Trưng Nhị là Trưng hai lòng. Có lẽ cũng tương tự như chúng gọi Bà Triệu Thị Trinh là Triệu Ẩu là có ý khinh miệt

4–Sở dĩ ngày nay sau 1000 năm nô lệ

chúng ta còn biết đến công trạng của Trưng Đại Đế và đặc biệt công đức của 162 Nữ Đại Tướng (danh hiệu Công Chúa) là nhờ đền thờ của các vị mà tộc Việt khắp nơi trên lãnh thổ Tàu vẫn còn gìn giữ tôn thờ. Ngay cả các triều đại vua chúa của ta thời Đinh Lê Lý Trần hoặc đích thân hoặc các phái đoàn ngoại giao đều ghé đền Trưng Đại Đế tại Đồng Đình Hồ để thắp nhang kính viếng.

5–Theo GS Trần Đại Sỹ,

Tộc Việt chúng ta khi giao chiến trên bộ có trận thắng trận thua. Nhưng hải chiến giữa Tàu & Việt, Tộc Việt luôn toàn thắng. Ngoại trừ trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974, VNCH bị khóa tay chân. Tuy vậy sự thiệt hại đôi bên là rất chênh lệch. VNCH mất một vị Hạm Trưởng, Trung Cộng mất 1 Đề Đốc, 3  Hạm Trưởng và nhiều sĩ quan. Trận Gạc Ma giữa VC và Tàu Cộng không được gọi là trận Hải Chiến vì Hải Quân Quân Đội Nhân Dân VN bị tướng Lê Đức Anh, bộ trưởng Quốc Phòng VC lúc đó, ra lệnh binh sĩ cấm nổ súng, đứng làm bia thịt cho những tràng súng liên thanh đốn ngã.

6–Lạc Việt,

kẻ hậu sinh có điều chi sơ sót, sai lầm xin chỉ giáo.

Trân trọng

 

Share.

Leave a Reply