Thursday, May 2 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?
 
Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,TUOI TRE

Chụp lại hình ảnh,
Lễ đón TT Joe Biden ở Phủ Chủ tịch, Hà Nội chiều 10/09
Tin mới nhất từ Hà Nội cho hay, trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội theo lời mời của TBT Nguyễn Phú Trọng, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết ‘xác lập Đối tác Chiến lược Toàn diện’.

Vào chiều ngày 10/09, ngay sau các nghi lễ đón TT Biden do TBT Trọng chủ trì, hai ông cùng “thông báo Việt Nam – Mỹ thống nhất nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện”, truyền thông VN đồng loạt đăng tải.

Cho tới nay, chính phủ Việt Nam mới ký kết quan hệ đối tác ở mức độ này với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Ngay sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo “xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện”, trang Financial Times ở Anh đã có bình luận, trích lời ông Jon Finer, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói trước đó rằng “đây là bước đi có sức mạnh hơn văn bản”.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa lớn với VN vì “nó gửi ra tín hiệu cho toàn bộ hệ thống chính quyền VN về chiều sâu và sự phối hợp-liên kết (alignment) của họ với một nước khác,” ông Finer nói.

Trước đó BBC News Tiếng Việt đã đưa tin về chuyến đi của TT Biden và ý nghĩa của việc nâng cấp quan hệ song phương Mỹ-Việt lên mức cao nhất trong bối cảnh quốc tế và khu vực nhiều chuyển biến:

Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Ấn Độ ngày 10/9 để bắt đầu chuyến công du đến Hà Nội trong cùng ngày, dự kiến sẽ tiến hành nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Nguồn tin của BBC cho biết, Tổng thống Biden dự kiến sẽ dự lễ đón cấp Nhà nước tại Phủ Chủ tịch vào chiều Chủ nhật 10/9, sau đó hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Vào ngày thứ hai 11/9, ông Biden được cho là sẽ gặp ba lãnh đạo khác trong “tứ trụ” của Việt Nam lần lượt là Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ngoài lịch trình hội kiến với các lãnh đạo cấp cao nói trên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng có kế hoạch tham dự cuộc họp với các hãng bán dẫn và kỹ thuật số hàng đầu của Mỹ gồm Intel, GlobalFoundries, Amkor, Marvell và Google, cũng trong ngày 11/9.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Cuộc họp này, theo Reuters, hiện vẫn đang được sắp xếp, sẽ khẳng định kế hoạch của Mỹ muốn đẩy mạnh vai trò của Việt Nam trong các mảng khác nhau của ngành sản xuất chip bán dẫn. Đây là kế hoạch nằm trong chiến lược rộng hơn của Washington làm giảm rủi ro có liên quan tới Trung Quốc của ngành này, trong đó có các biện pháp hạn chế thương mại và căng thẳng về vấn đề Đài Loan.

 

Tháp tùng ông Biden trong chuyến đi này gồm có Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry, Trợ lý Tổng thống, Phó Cố vấn An ninh quốc gia John Finer cùng Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Mira Rapp-Hooper và Tarun Chhabra.

Ông Jake Sullivan nói với các phóng viên trong tuần này rằng chuyến công du đến Việt Nam của Tổng thống Joe Biden sau gần 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam thể hiện “một bước đáng chú ý trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao của chúng ta” và phản ánh “vai trò dẫn đầu” của Việt Nam trong quan hệ đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương, theo Reuters.

Ông nói: “Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nỗ lực vượt qua di sản đau thương chung của Chiến tranh Việt Nam, cùng hợp tác để thúc đẩy hòa giải, với các quân nhân và cựu chiến binh của chúng ta soi đường”.

Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ đặt hoa ở Phù điêu Thượng Nghị sỹ John McCain tại đường Thanh Niên, như Phó Tổng thống Kamala Harris làm khi thăm Việt Nam hồi 2021.

Trong cuốn sách “Không gì là không thể: Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam” (Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius nhắc đến cố Thượng nghị sĩ John McCain, một nhân vật đóng vai trò nòng cốt giúp Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Theo ông Osius, ông Kerry và ông McCain đã “cung cấp cho Tổng thống Clinton cái vỏ bọc chính trị cần thiết để dỡ bỏ cấm vận kinh tế. Các hoạt động bền bỉ và toàn diện của các nghị sĩ này tại ủy ban đặc trách đã dẫn tới một nghị quyết của Thượng viện vào tháng 1 năm 1994 kêu gọi tổng thống dỡ bỏ cấm vận thương mại.”

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,
Quốc kỳ Mỹ và Việt Nam tung bay trên đèn đường ở Hà Nội ngày 10/9/2023, trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Ai sẽ là người ký kết tuyên bố nâng cấp quan hệ?

Trong khi Mỹ và Việt Nam mong đợi nâng cấp quan hệ song phương đến mức đối tác chiến lược toàn diện – về mặt ngữ nghĩa là ngang tầm với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam – thì câu hỏi ai sẽ là người ký vào tuyên bố chung này khiến nhiều người tò mò.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với phóng viên Bùi Thư, BBC Tiếng Việt ngày 10/9 rằng, Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam ngày 10-11 tháng 9, và là bên hội đàm với tổng thống Biden, sau đó họp báo chiều ngày 10/9, vậy có thể hai bên cùng nhau tuyên bố nâng cấp đối tác lúc họp báo.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp lý giải, quan hệ đối tác không phải là một cam kết có tính ràng buộc pháp lý, cho nên nếu có ký kết, hai bên sẽ ký vào một văn bản đồng thuận nâng cấp.

Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,
Ảnh của Reuters chụp TT Biden lên chiếc AirForce One rời Dehli sau thượng đỉnh G20 để bay sang VN
“Vì không phải cam kết có tính pháp lý, nhưng có ý nghĩa chính trị cao, cho nên TBT Đảng CSVN có thể ký văn bản đồng thuận từ phía Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – nguyên thủ VN, có thể là người thích hợp nhất để cùng tuyên bố nâng cấp đối tác với Tổng thống Mỹ Joe Biden,” theo TS Hợp.
 

Cuộc điện đàm của Tổng thống Joe Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3 vừa rồi, cũng như việc Nhà Trắng vừa công khai thông báo ông Biden sẽ đến Việt Nam để gặp ông Trọng (cùng các lãnh đạo chủ chốt khác nhưng không nêu đích danh) cũng là minh chứng cho sự chuyển dịch trong cách người Mỹ nhìn nhận vai trò của vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ xem người đứng đầu ĐCSVN là nhân vật quan trọng và có quyền lực lớn nhất trong việc định đoạt các chính sách đối ngoại của Việt Nam, mặc dù TBT Trọng không phải là nguyên thủ quốc gia.

Nếu hai nước nâng lên quan hệ mới, nhà nghiên cứu Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu ông Biden ký kết với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và hội kiến với Tổng Bí thư Trọng, vậy sẽ “đẹp cả đôi đường”.

Intel chip

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY

Chụp lại hình ảnh,
Intel hiện đã có nhà máy lớn nhất thế giới tại Việt Nam
Hồi tháng 4, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Việt Nam, nhiều đồn đoán cho rằng, chuyến công du của ông Blinken là bước đệm cho việc nâng cấp quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.

Thời điểm đó, Giáo sư Carl Thayer nói với BBC rằng, khi nói đến các thỏa thuận chính thức của chính phủ với chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là người đại diện cho Việt Nam.

GS Thayer nêu kinh nghiệm với Úc là bài học. Theo đó, năm 2009, Úc tiếp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nhưng hiệp định về quan hệ đối tác toàn diện đã được ký bởi các Phó thủ tướng Julia Gillard và người đồng cấp Phạm Gia Khiêm,” ông Thayer nêu ví dụ.

 

Tuyên bố chung mở ra cơ hội gì?

TS Hà Hoàng Hợp dự đoán Việt Nam và Hoa kỳ sẽ cùng nhau tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện.

“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa các quốc gia thường dựa trên những nền tảng chính là sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về lợi ích cơ bản của mỗi bên. Đây là nền tảng quan trọng nhất để hai bên xây dựng quan hệ đối tác bền vững. Nhìn chung, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đòi hỏi sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên, trên cơ sở đó hình thành các thỏa thuận cụ thể để thúc đẩy hợp tác. Đây là mối quan hệ mang tính chiến lược và lâu dài hơn là một hiệp định mang tính ngắn hạn,” TS nhận định với BBC ngày 10/9.

Tờ Politico trước đó nêu rằng, việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ cho phép hợp tác song phương mới, thúc đẩy nỗ lực của Việt Nam nhằm phát triển lĩnh vực công nghệ cao trong các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Reuters viết rằng, chính quyền ông Biden muốn nâng cấp với Việt Nam lên “đối tác chiến lược toàn diện”, dựa trên vấn đề thương mại và địa chính trị. Việc này sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận tới các điều kiện thương mại ưu đãi và đạt được sự hợp tác quân sự lớn hơn.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 13,6% trong năm ngoái lên 109,39 tỷ USD, dẫn đầu là các lô hàng may mặc, giày dép, điện thoại thông minh, đồ điện tử và đồ nội thất bằng gỗ.

Năm 2022, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỉ USD.

Năm 2023, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng. Hiện Mỹ có khoảng 1.200 dự án, tổng vốn đạt gần 11,4 tỉ USD.

BBC

Ông David Hutt, nhà báo làm việc tại Á châu trước đó nói với BBC News Tiếng Việt rằng, điều thực sự quan trọng là liệu ông Biden đến Hà Nội với hàng loạt khoản đầu tư mới đáng kể hay không:

“Hà Nội muốn Bắc Kinh ngừng gây hấn nhưng bằng lòng với hiện trạng hiện có; Việt Nam được hưởng lợi từ một nền kinh tế Trung Quốc lành mạnh (mặc dù hiện tại điều đó có vẻ không ổn) và từ việc Hoa Kỳ không ngừng tìm kiếm các mối quan hệ tốt hơn,” theo ông Hutt.

Financial Times ở Anh sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo “xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện”, đã trích ông Peter Mumford, nhà phân tích tình hình Đông Nam Á thuộc Eurasia Group, nói rằng việc Hoa Kỳ-VN đạt quan hệ mới này “vừa nhờ Hoa Kỳ kiên trì, vừa do TQ tính toán sai”.

Còn Phó Giáo sư người Mỹ, Jonathan London viết trên The Diplomat vào ngày 8/9, “về cả kinh tế và an ninh, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ”.

Theo đó, việc mở rộng quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hứa hẹn cơ hội đặc biệt để chuyển từ việc xuất khẩu hàng hóa đơn giản và các sản phẩm công nghiệp lao động nặng sang việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao đến Hoa Kỳ và các thị trường khác.

“Quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam sẽ đòi hỏi sự nâng cấp nhanh chóng về năng lực sản xuất nội địa và đầu tư hiệu quả và dài hạn vào nền kinh tế và con người của nước này, có thể đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Trong việc bảo vệ tính nguyên vẹn lãnh thổ, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ khả năng quốc phòng và tình báo độc đáo của Washington,” theo GS London.

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Giang, đài BBC hôm 02/09/2023, TS TS Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ VN tại Hà Lan nói chuyến thăm của TT Biden là cơ hội để lãnh đạo VN tiếp tục thay đổi tư duy:

“Tôi nghĩ tinh thần lần này không chỉ là “Đổi mới” như năm 1986 nữa (Renevation) mà động năng của “Đổi mới” lần này là tập trung vào công nghệ và sáng kiến (Technology-focused and Innovation-driven). Mà Technology và Innovation thì đương nhiên không thể đạt được bằng những con người cũ, tư duy cũ, mô hình thể chế cũ.

Theo ông Đinh Hoàng Thắng, “Việt Nam sẽ buộc phải thay đổi để đáp ứng các đòi hỏi của mô hình tập trung vào sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ, chứ không chỉ đơn giản là sản xuất hàng hóa và dịch vụ truyền thống”.

“Kết quả của quá trình phức hợp ấy là tăng trưởng được tăng cường, đa dạng hóa các ngành công nghiệp, phải cải thiện về chất lượng cuộc sống và khả năng thích nghi tốt hơn với những biến đổi và thách thức kinh tế trên toàn cầu.”

Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam

 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden điện đàm “nhất trí thúc đẩy, phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Tổng thống Joe Biden hồi tháng 7/2015.
Chú thích hình ảnhTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Tổng thống Joe Biden hồi tháng 7/2015.BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHBRENDAN SMIALOWSKI/AFP VIA GETTY IMAGES
 

Tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ đã cập Cảng Vũng Rô, Phú Yên, Việt Nam, đánh dấu điểm dừng chân đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHHOANG DINH NAM/AFP VIA GETTY IMAGES
 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong khuôn khôt Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ tổ chức tại Washington D.C.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHEVELYN HOCKSTEIN/GETTY IMAGES
 

Hoa Kỳ tặng tổng cộng năm triệu liều vaccine Moderna cho Việt Nam trong đại dịch. Hoa Kỳ cũng đầu tư 1 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam và đã cam kết hỗ trợ 19,8 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHUS EMBASSY
 

CSB-8021, chiếc tàu tuần duyên thuộc lớp tàu Hamilton đã hết hạn sử dụng của Mỹ được chuyển giao cho Cảnh sát biển VN.

 

Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên gần 113 tỷ USD vào năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trị giá 79,6 tỷ USD vào năm 2020.

 

Việt Nam tiếp đón tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHU.S. NAVY VIA GETTY IMAGES
 

Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến ghé thăm lịch sử tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, lần đầu tiên một con tàu cỡ này đến thăm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES
 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHUS EMBASSY IN VIETNAM
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam và thông báo Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Hai nước thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

 

Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHEPA
 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHDENNIS BRACK-POOL/GETTY IMAGES
 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam và dự APEC 2006.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHAFP
 

Ký kết hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.
Chú thích hình ảnhTổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHWTO
 

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.

 

Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Sản phẩm Việt Nam được giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống trung bình 3% khi vào Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHTHIERRY FALISE/GAMMA-RAPHO VIA GETTY IMAGES
 

Hai nước trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bang trở thành Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

Warren Christopher khánh thành Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Việt Nam.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES
 

Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

 

Cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, đã có hiệu lực đối với Bắc Việt Nam từ năm 1964, được mở rộng cho toàn bộ Việt Nam.

Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,TUOI TRE

 
Chụp lại hình ảnh,Lễ đón TT Joe Biden ở Phủ Chủ tịch, Hà Nội chiều 10/09
 

Tin mới nhất từ Hà Nội cho hay, trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội theo lời mời của TBT Nguyễn Phú Trọng, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết ‘xác lập Đối tác Chiến lược Toàn diện’.

Vào chiều ngày 10/09, ngay sau các nghi lễ đón TT Biden do TBT Trọng chủ trì, hai ông cùng “thông báo Việt Nam – Mỹ thống nhất nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện”, truyền thông VN đồng loạt đăng tải.

Cho tới nay, chính phủ Việt Nam mới ký kết quan hệ đối tác ở mức độ này với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Ngay sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo “xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện”, trang Financial Times ở Anh đã có bình luận, trích lời ông Jon Finer, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói trước đó rằng “đây là bước đi có sức mạnh hơn văn bản”.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa lớn với VN vì “nó gửi ra tín hiệu cho toàn bộ hệ thống chính quyền VN về chiều sâu và sự phối hợp-liên kết (alignment) của họ với một nước khác,” ông Finer nói.

Trước đó BBC News Tiếng Việt đã đưa tin về chuyến đi của TT Biden và ý nghĩa của việc nâng cấp quan hệ song phương Mỹ-Việt lên mức cao nhất trong bối cảnh quốc tế và khu vực nhiều chuyển biến:

Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Ấn Độ ngày 10/9 để bắt đầu chuyến công du đến Hà Nội trong cùng ngày, dự kiến sẽ tiến hành nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Nguồn tin của BBC cho biết, Tổng thống Biden dự kiến sẽ dự lễ đón cấp Nhà nước tại Phủ Chủ tịch vào chiều Chủ nhật 10/9, sau đó hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Vào ngày thứ hai 11/9, ông Biden được cho là sẽ gặp ba lãnh đạo khác trong “tứ trụ” của Việt Nam lần lượt là Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ngoài lịch trình hội kiến với các lãnh đạo cấp cao nói trên, người đứng đầu Nhà Trắng cũng có kế hoạch tham dự cuộc họp với các hãng bán dẫn và kỹ thuật số hàng đầu của Mỹ gồm Intel, GlobalFoundries, Amkor, Marvell và Google, cũng trong ngày 11/9.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Cuộc họp này, theo Reuters, hiện vẫn đang được sắp xếp, sẽ khẳng định kế hoạch của Mỹ muốn đẩy mạnh vai trò của Việt Nam trong các mảng khác nhau của ngành sản xuất chip bán dẫn. Đây là kế hoạch nằm trong chiến lược rộng hơn của Washington làm giảm rủi ro có liên quan tới Trung Quốc của ngành này, trong đó có các biện pháp hạn chế thương mại và căng thẳng về vấn đề Đài Loan.

Tháp tùng ông Biden trong chuyến đi này gồm có Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry, Trợ lý Tổng thống, Phó Cố vấn An ninh quốc gia John Finer cùng Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, Giám đốc cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Mira Rapp-Hooper và Tarun Chhabra.

Ông Jake Sullivan nói với các phóng viên trong tuần này rằng chuyến công du đến Việt Nam của Tổng thống Joe Biden sau gần 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam thể hiện “một bước đáng chú ý trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao của chúng ta” và phản ánh “vai trò dẫn đầu” của Việt Nam trong quan hệ đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương, theo Reuters.

Ông nói: “Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nỗ lực vượt qua di sản đau thương chung của Chiến tranh Việt Nam, cùng hợp tác để thúc đẩy hòa giải, với các quân nhân và cựu chiến binh của chúng ta soi đường”.

Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ đặt hoa ở Phù điêu Thượng Nghị sỹ John McCain tại đường Thanh Niên, như Phó Tổng thống Kamala Harris làm khi thăm Việt Nam hồi 2021.

Trong cuốn sách “Không gì là không thể: Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam” (Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam), cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius nhắc đến cố Thượng nghị sĩ John McCain, một nhân vật đóng vai trò nòng cốt giúp Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ.

Theo ông Osius, ông Kerry và ông McCain đã “cung cấp cho Tổng thống Clinton cái vỏ bọc chính trị cần thiết để dỡ bỏ cấm vận kinh tế. Các hoạt động bền bỉ và toàn diện của các nghị sĩ này tại ủy ban đặc trách đã dẫn tới một nghị quyết của Thượng viện vào tháng 1 năm 1994 kêu gọi tổng thống dỡ bỏ cấm vận thương mại.”

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

 
Chụp lại hình ảnh,Quốc kỳ Mỹ và Việt Nam tung bay trên đèn đường ở Hà Nội ngày 10/9/2023, trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden
 

Ai sẽ là người ký kết tuyên bố nâng cấp quan hệ?

Trong khi Mỹ và Việt Nam mong đợi nâng cấp quan hệ song phương đến mức đối tác chiến lược toàn diện – về mặt ngữ nghĩa là ngang tầm với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam – thì câu hỏi ai sẽ là người ký vào tuyên bố chung này khiến nhiều người tò mò.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với phóng viên Bùi Thư, BBC Tiếng Việt ngày 10/9 rằng, Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam ngày 10-11 tháng 9, và là bên hội đàm với tổng thống Biden, sau đó họp báo chiều ngày 10/9, vậy có thể hai bên cùng nhau tuyên bố nâng cấp đối tác lúc họp báo.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp lý giải, quan hệ đối tác không phải là một cam kết có tính ràng buộc pháp lý, cho nên nếu có ký kết, hai bên sẽ ký vào một văn bản đồng thuận nâng cấp.

Biden

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

 
Chụp lại hình ảnh,Ảnh của Reuters chụp TT Biden lên chiếc AirForce One rời Dehli sau thượng đỉnh G20 để bay sang VN
 

“Vì không phải cam kết có tính pháp lý, nhưng có ý nghĩa chính trị cao, cho nên TBT Đảng CSVN có thể ký văn bản đồng thuận từ phía Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – nguyên thủ VN, có thể là người thích hợp nhất để cùng tuyên bố nâng cấp đối tác với Tổng thống Mỹ Joe Biden,” theo TS Hợp.

Cuộc điện đàm của Tổng thống Joe Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3 vừa rồi, cũng như việc Nhà Trắng vừa công khai thông báo ông Biden sẽ đến Việt Nam để gặp ông Trọng (cùng các lãnh đạo chủ chốt khác nhưng không nêu đích danh) cũng là minh chứng cho sự chuyển dịch trong cách người Mỹ nhìn nhận vai trò của vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ xem người đứng đầu ĐCSVN là nhân vật quan trọng và có quyền lực lớn nhất trong việc định đoạt các chính sách đối ngoại của Việt Nam, mặc dù TBT Trọng không phải là nguyên thủ quốc gia.

Nếu hai nước nâng lên quan hệ mới, nhà nghiên cứu Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu ông Biden ký kết với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và hội kiến với Tổng Bí thư Trọng, vậy sẽ “đẹp cả đôi đường”.

Intel chip

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY

 
Chụp lại hình ảnh,Intel hiện đã có nhà máy lớn nhất thế giới tại Việt Nam
 

Hồi tháng 4, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến thăm Việt Nam, nhiều đồn đoán cho rằng, chuyến công du của ông Blinken là bước đệm cho việc nâng cấp quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.

Thời điểm đó, Giáo sư Carl Thayer nói với BBC rằng, khi nói đến các thỏa thuận chính thức của chính phủ với chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là người đại diện cho Việt Nam.

GS Thayer nêu kinh nghiệm với Úc là bài học. Theo đó, năm 2009, Úc tiếp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nhưng hiệp định về quan hệ đối tác toàn diện đã được ký bởi các Phó thủ tướng Julia Gillard và người đồng cấp Phạm Gia Khiêm,” ông Thayer nêu ví dụ.

Tuyên bố chung mở ra cơ hội gì?

TS Hà Hoàng Hợp dự đoán Việt Nam và Hoa kỳ sẽ cùng nhau tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược toàn diện.

“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa các quốc gia thường dựa trên những nền tảng chính là sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về lợi ích cơ bản của mỗi bên. Đây là nền tảng quan trọng nhất để hai bên xây dựng quan hệ đối tác bền vững. Nhìn chung, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đòi hỏi sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên, trên cơ sở đó hình thành các thỏa thuận cụ thể để thúc đẩy hợp tác. Đây là mối quan hệ mang tính chiến lược và lâu dài hơn là một hiệp định mang tính ngắn hạn,” TS nhận định với BBC ngày 10/9.

Tờ Politico trước đó nêu rằng, việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sẽ cho phép hợp tác song phương mới, thúc đẩy nỗ lực của Việt Nam nhằm phát triển lĩnh vực công nghệ cao trong các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Reuters viết rằng, chính quyền ông Biden muốn nâng cấp với Việt Nam lên “đối tác chiến lược toàn diện”, dựa trên vấn đề thương mại và địa chính trị. Việc này sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận tới các điều kiện thương mại ưu đãi và đạt được sự hợp tác quân sự lớn hơn.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 13,6% trong năm ngoái lên 109,39 tỷ USD, dẫn đầu là các lô hàng may mặc, giày dép, điện thoại thông minh, đồ điện tử và đồ nội thất bằng gỗ.

Năm 2022, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỉ USD.

Năm 2023, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng. Hiện Mỹ có khoảng 1.200 dự án, tổng vốn đạt gần 11,4 tỉ USD.

BBC

Ông David Hutt, nhà báo làm việc tại Á châu trước đó nói với BBC News Tiếng Việt rằng, điều thực sự quan trọng là liệu ông Biden đến Hà Nội với hàng loạt khoản đầu tư mới đáng kể hay không:

“Hà Nội muốn Bắc Kinh ngừng gây hấn nhưng bằng lòng với hiện trạng hiện có; Việt Nam được hưởng lợi từ một nền kinh tế Trung Quốc lành mạnh (mặc dù hiện tại điều đó có vẻ không ổn) và từ việc Hoa Kỳ không ngừng tìm kiếm các mối quan hệ tốt hơn,” theo ông Hutt.

Financial Times ở Anh sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo “xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện”, đã trích ông Peter Mumford, nhà phân tích tình hình Đông Nam Á thuộc Eurasia Group, nói rằng việc Hoa Kỳ-VN đạt quan hệ mới này “vừa nhờ Hoa Kỳ kiên trì, vừa do TQ tính toán sai”.

Còn Phó Giáo sư người Mỹ, Jonathan London viết trên The Diplomat vào ngày 8/9, “về cả kinh tế và an ninh, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ”.

Theo đó, việc mở rộng quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hứa hẹn cơ hội đặc biệt để chuyển từ việc xuất khẩu hàng hóa đơn giản và các sản phẩm công nghiệp lao động nặng sang việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao đến Hoa Kỳ và các thị trường khác.

“Quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam sẽ đòi hỏi sự nâng cấp nhanh chóng về năng lực sản xuất nội địa và đầu tư hiệu quả và dài hạn vào nền kinh tế và con người của nước này, có thể đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Trong việc bảo vệ tính nguyên vẹn lãnh thổ, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ khả năng quốc phòng và tình báo độc đáo của Washington,” theo GS London.

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Giang, đài BBC hôm 02/09/2023, TS TS Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ VN tại Hà Lan nói chuyến thăm của TT Biden là cơ hội để lãnh đạo VN tiếp tục thay đổi tư duy:

“Tôi nghĩ tinh thần lần này không chỉ là “Đổi mới” như năm 1986 nữa (Renevation) mà động năng của “Đổi mới” lần này là tập trung vào công nghệ và sáng kiến (Technology-focused and Innovation-driven). Mà Technology và Innovation thì đương nhiên không thể đạt được bằng những con người cũ, tư duy cũ, mô hình thể chế cũ.

Theo ông Đinh Hoàng Thắng, “Việt Nam sẽ buộc phải thay đổi để đáp ứng các đòi hỏi của mô hình tập trung vào sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ, chứ không chỉ đơn giản là sản xuất hàng hóa và dịch vụ truyền thống”.

“Kết quả của quá trình phức hợp ấy là tăng trưởng được tăng cường, đa dạng hóa các ngành công nghiệp, phải cải thiện về chất lượng cuộc sống và khả năng thích nghi tốt hơn với những biến đổi và thách thức kinh tế trên toàn cầu.”

Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam

 
 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden điện đàm “nhất trí thúc đẩy, phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Tổng thống Joe Biden hồi tháng 7/2015.
Chú thích hình ảnhTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Tổng thống Joe Biden hồi tháng 7/2015.BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHBRENDAN SMIALOWSKI/AFP VIA GETTY IMAGES
 

Tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Hoa Kỳ đã cập Cảng Vũng Rô, Phú Yên, Việt Nam, đánh dấu điểm dừng chân đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHHOANG DINH NAM/AFP VIA GETTY IMAGES
 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong khuôn khôt Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ tổ chức tại Washington D.C.

 

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHEVELYN HOCKSTEIN/GETTY IMAGES
 

Hoa Kỳ tặng tổng cộng năm triệu liều vaccine Moderna cho Việt Nam trong đại dịch. Hoa Kỳ cũng đầu tư 1 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam và đã cam kết hỗ trợ 19,8 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHUS EMBASSY
 

CSB-8021, chiếc tàu tuần duyên thuộc lớp tàu Hamilton đã hết hạn sử dụng của Mỹ được chuyển giao cho Cảnh sát biển VN.

 

Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên gần 113 tỷ USD vào năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trị giá 79,6 tỷ USD vào năm 2020.

 

Việt Nam tiếp đón tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHU.S. NAVY VIA GETTY IMAGES
 

Tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã có chuyến ghé thăm lịch sử tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam, lần đầu tiên một con tàu cỡ này đến thăm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES
 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHUS EMBASSY IN VIETNAM
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam và thông báo Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ. Hai nước thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

 

Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHEPA
 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHDENNIS BRACK-POOL/GETTY IMAGES
 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam và dự APEC 2006.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHAFP
 

Ký kết hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.
Chú thích hình ảnhTổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển.BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHWTO
 

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ.

 

Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực. Sản phẩm Việt Nam được giảm thuế từ mức trung bình 40% xuống trung bình 3% khi vào Hoa Kỳ.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHTHIERRY FALISE/GAMMA-RAPHO VIA GETTY IMAGES
 

Hai nước trao đổi Đại sứ. Ông Lê Văn Bang trở thành Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

Warren Christopher khánh thành Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Việt Nam.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

 

Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHGETTY IMAGES
 

Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo, doanh nhân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

 

Cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, đã có hiệu lực đối với Bắc Việt Nam từ năm 1964, được mở rộng cho toàn bộ Việt Nam.(BBV\C)

Share.

Leave a Reply